Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTrẻ nguy cơ hỏng thị lực do phụ huynh lơ là

Trẻ nguy cơ hỏng thị lực do phụ huynh lơ là


Hà NộiĐưa con trai út đi khám mắt, vợ chồng chị Lan thở dài khi bác sĩ kết luận trẻ bị cận loạn, phải sống chung cả đời với gọng kính giống hai chị gái.

Trước đó, Ngân, con gái thứ hai của chị, phát hiện giảm thị lực giảm từ năm 11 tuổi. Thời gian đầu, người mẹ thấy con hay nheo hoặc căng mắt để nhìn, thường xuyên đau nhức mắt, nhưng chỉ nghĩ do con học nhiều. Sau khi được giáo viên phản ánh, chị mới đưa Ngân đi khám, phát hiện cận 5,5 độ. Cô gái 21 tuổi mắc thêm chứng loạn thị do thói quen xem tivi ở khoảng cách gần, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Chị gái Ngân cũng chật vật khi phải đeo kính mỗi ngày. Thời gian đầu, cô không nhìn được chữ trên bảng cũng như đèn giao thông và biển quảng cáo. Vài tháng sau, nữ sinh mới được bố mẹ đưa đi khám, bác sĩ kết luận bị cận 5 độ.

Hoàng, người con thứ ba, cũng không thể nhìn xa, nhưng giấu bố mẹ dùng kính cũ của chị gái để đeo trong thời gian dài. Đến khi thấy con trai phải dí sát mắt vào vở, chị đưa đi khám, chấp nhận lắp thêm cho con đôi kính cận loạn. Hơn chục năm nhìn các con phải mang cặp kính dày cộm trên mặt, “đứa bị trêu là mang trên mặt hai mảnh ve chai, đứa thì bị hỏi cả nhà học nhau đeo kính cho ngầu”, khiến hai vợ chồng chạnh lòng, đổ lỗi cho nhau vì không theo sát con.

Tương tự, chị Huệ, 30 tuổi, ở Gia Lâm, thường xuyên vắng nhà, gửi con cho bà ngoại. Để dỗ cháu ăn, bà cho trẻ xem điện thoại, ipad và tivi nhiều lần trong ngày. Ba tháng nay, chị thấy con có nhiều dấu hiệu lạ như dụi, thường nheo mắt và quấy khóc. Mọi người khuyên đưa con đi khám mắt, nhưng chị nghĩ bé mới 4 tuổi không thể bị cận.

Gần đây, trẻ đau đầu, xem điện thoại phải dí sát mắt, đi học cũng chậm chạp hơn bạn bè. Đến khám tại Bệnh viện Đại học Y, chị tá hỏa khi biết con vừa cận vừa loạn thị, bắt buộc phải đeo kính để đảm bảo sinh hoạt. Đặc biệt, độ loạn thị của trẻ lên đến 6, nguy cơ bị nhược thị. Nhược thị là tình trạng mắt kém một hoặc hai bên do lác, tật khúc xạ hay bệnh lý ở mắt. Sau 7 tuổi, cơ hội chữa khỏi nhược thị rất thấp, người bệnh đối mặt nguy cơ mù lòa.

“Chỉ tại tôi chủ quan khiến mắt con giảm thị lực nặng nề. Nếu biết sớm và khám kịp thời, tình trạng sẽ không tồi tệ như lúc này”, chị Huệ nói.





Hiện nay, trẻ tiếp xúc với điện thoại, máy tính sớm, ngoài giải trí còn phục vụ việc học. Ảnh: Minh An

Tiếp xúc với thiết bị điện tử thường xuyên trong điều kiện ánh sáng hạn chế dễ tăng nguy cơ bị tật khúc xạ. Ảnh: Như Ngọc

Việt Nam hiện ghi nhận hơn ba triệu trẻ em mắc tật khúc xạ, trong đó 10-15% ở độ tuổi 5-6 sinh sống tại nông thôn và 20-40% ở thành thị. Sau đại dịch, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên. Theo khảo sát của VnExpress, hầu hết bệnh viện đều ghi nhận số trẻ mắc tật khúc xạ đi khám tăng 30-50%, trong đó chủ yếu là nhóm lứa tuổi học đường.

Bác sĩ Hoàng Thanh Tùng, khoa Mắt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết sau đại dịch, nhiều gia đình đưa con đến khám mắt do giảm thị lực, nheo mắt, hạn chế khả năng học tập trên lớp. Nhiều trẻ cũng bị chảy nước mắt, nhức mỏi, dụi mắt thường xuyên hơn. Các triệu chứng thường giảm dần sau vài giờ, hoặc dài hơn khi trẻ không phải tập trung nhìn gần.

Giải thích nguyên nhân số ca đến khám vì tật khúc xạ tăng sau đại dịch, bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nói do ảnh hưởng dịch bệnh, trẻ không được thăm khám định kỳ, trong khi bố mẹ chủ quan, lơ là, không theo sát dẫn đến tình trạng nặng, bắt buộc đeo kính. Ông Tùng từng tiếp nhận nhiều trường hợp đến khám muộn do ngại Covid, trì hoãn đi viện hoặc nghĩ con còn nhỏ chưa thể bị cận nên không đi kiểm tra.

Ngoài ra, trong đại dịch, học sinh thường xuyên phải tiếp xúc với thiết bị điện tử, cộng thêm không gian chật hẹp, không thể tham gia hoạt động ngoài trời, hạn chế tiếp xúc ánh sáng tự nhiên. Hầu hết trẻ đều xem tivi hoặc điện thoại trong nhiều giờ ở khoảng cách gần dẫn đến nhức mỏi mắt và giảm thị lực.





Bác sĩ tại Trung tâm mắt trẻ em FSEC đang kiểm tra mắt cho trẻ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ tại Trung tâm mắt trẻ em FSEC đang kiểm tra mắt cho trẻ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

TS. BS Hà Huy Thiên Thanh, Trung tâm mắt trẻ em FSEC, cho biết dấu hiệu điển hình giúp phụ huynh nhận biết sớm trẻ bị cận thị như nhìn mờ, bé nheo mắt, tiến sát lại xem tivi, nghiêng đầu. Một số biến chứng của cận thị số cao là bong rách võng mạc, gây giảm thị lực không phục hồi, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Do đó, việc kiểm soát tình trạng cận thị của con cần có sự can thiệp càng sớm càng tốt.

“Tuy nhiên, điều trị ở trẻ còn nhiều khó khăn do trẻ chưa có đủ nhận thức về mối nguy hiểm của bệnh và chưa có ý thức tuân thủ khuyến cáo”, bác sĩ Tùng nói, thêm rằng phụ huynh cần chủ động quan sát, sớm đưa con đi khám khi thấy có bất thường, để ngăn chặn trẻ bị nhược thị. Trẻ sau 7 tuổi mới được phát hiện và điều trị thì hầu như không khắc phục được nữa, thị lực sẽ vĩnh viễn không phục hồi. Đến tuổi trưởng thành, mắt kém, có khi chỉ còn 2/10, rất ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.

Bên cạnh đó, trẻ bị cận có thể đeo kính hoặc phẫu thuật song không điều trị cận triệt để. Do đó, bố mẹ và thầy cô nên thường xuyên nhắc nhở trẻ đảm bảo tư thế ngồi học, không cúi gằm mặt xuống bàn, giờ ra chơi phải cho mắt giải lao, không đọc sách báo trong bóng tối, không xem tivi và sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay trong thời gian quá dài.

Tăng cường các hoạt động về thể chất, chơi thể thao ngoài trời. Theo dõi định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp với mức độ cận thị của trẻ. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần đầy đủ dưỡng chất và bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, omega, DHA, Lutein, Zeaxanthin, blueberry (quả việt quất) giúp mắt khỏe mạnh.

Khi có triệu chứng khô mắt, có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, tăng cường các loại rau củ có màu cam vào bữa ăn hàng ngày.

Với các bé chưa bị cận, bố mẹ nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử, tăng thời gian hoạt động ngoài trời của con, chia nhỏ thời gian làm việc. Ngoài ra, phụ huynh nên cho con đi khám định kỳ để được sàng lọc các vấn đề tại mắt và xử lý kịp thời nếu có bất thường.

Minh An – Như Ngọc

*Tên nhân vật được thay đổi




Source link

Cùng chủ đề

Thách thức mới nổi của y tế Việt Nam và lời giải từ Covid-19

(Dân trí) - Giám đốc Quốc gia CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định các nguy cơ dịch bệnh thay đổi rất nhanh. Do đó, điểm mấu chốt là hệ thống y tế phải luôn thích ứng để bắt kịp với sự thay đổi đó. Nhân kỷ niệm một năm nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và chào đón 30 năm quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (năm 2025), báo Dân trí có...

Đại biểu Quốc hội nêu lý do bệnh viện không dám nhận thực hiện tự chủ

Đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích, các bệnh viện lớn ở Trung ương không dám nhận thực hiện tự chủ, thà rằng cứ để cho người bệnh chen chúc còn hơn phải đi vay vốn đầu tư xây dựng, để rồi người bệnh phải trả cả chi phí này. ...

Bệnh nhân bảo hiểm y tế được hoàn tiền khi phải tự mua thuốc

Trong tình huống bệnh viện không cung ứng, việc hoàn tiền cho bệnh nhân bảo hiểm y tế khi tự mua được thực hiện với một số thuốc, thiết bị y tế, được áp dụng từ 1.1.2025. ...

Doanh thu Pfizer tăng vọt nhờ thuốc điều trị COVID-19

Hãng dược Pfizer của Mỹ công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng nhờ doanh số tăng từ thuốc dùng trong điều trị COVID-19 và một số bệnh ung thư khác. Trong quý 3, doanh số Paxlovid đạt 2,7 tỉ USD, tăng thêm 2,5 tỉ...

Tại sao người trẻ cũng mắc bệnh glôcôm?

Bệnh glôcôm là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, thế nhưng không đồng nghĩa với việc người trẻ không mắc bệnh lý này. Bệnh xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài khiến nhiều người không biết, bỏ qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích. ...

Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm

Thời gian qua cơ quan chức năng của Hà Nội liên tục phát hiện các vi phạm về an toàn thực phẩm và đã có các biện pháp xử lý. Tin mới y tế ngày 13/11: Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩmThời gian qua cơ quan chức năng của Hà Nội liên tục phát hiện các vi phạm về an toàn thực phẩm và đã có các biện pháp xử lý. ...

Hội thảo phương thức mới về truyền thông y tế

Tiếp nối thành công của chuỗi hội thảo 'Xây dựng và phát triển kỹ năng truyền thông dành cho các chuyên gia y tế tạo ảnh hưởng xã hội', Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương...

Người bệnh thực hiện phẫu thuật trên hệ thống O-arm tại Bệnh viện Bạch Mai được hoàn tiền

Bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi thông báo bồi hoàn tiền cho người bệnh đã thực hiện dịch vụ kỹ thuật trên hệ thống O-arm tại khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống từ tháng 11-2016 đến tháng 6-2020. Tại thông báo...

Phát hiện mới về chế độ ăn cực tốt cho người trên 50 tuổi

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y sinh The American Journal of Clinical Nutrition, chỉ ra một chế độ ăn có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và làm chậm quá trình lão hóa não cho người...

Mới nhất

Nam sinh lớp 6 ở Quảng Nam bị cô giáo đánh bầm tím 2 chân

Tối 13/11, trả lời VTC News, thầy Lê Văn Tám - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), cho biết nhà trường đang chờ kết quả điều tra từ cơ quan công an để có hướng xử lý kỷ luật đối với nữ giáo viên có hành động đánh...

SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST

Trang fanpage chính thức của The Global City đăng tải thông tin về sự kiện khai trương tuyến phố kiểu mẫu SOHO, The Global City và Đại nhạc hội đỉnh cao vào ngày 16/11.Sự kiện có sự tham gia của các anh trai SpaceSpeakers như BinZ, Soobin, Rhymastic, Cường Seven cùng hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi như...

Hàng nghìn hộ dân dùng nước sông ô nhiễm để sinh hoạt

TPO - Chưa có nguồn nước sạch sử dụng nên hàng nghìn hộ dân các xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phải sử dụng nước sông với nguy cơ ô nhiễm thường nhật để sinh hoạt. Người dân và chính quyền lo lắng bệnh tật sẽ xảy ra khi nguồn nước chưa đảm bảo. 13/11/2024...

Mặt trận Khánh Hòa phổ biến nâng cao nhận thức về quốc phòng an ninh trong thời kỳ mới

Ngày 13/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị bồi dường, phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh cho các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người có uy tín trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. ...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản...

Mới nhất