Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCận kề bờ vực suy thoái, kinh tế Anh sẽ vượt qua...

Cận kề bờ vực suy thoái, kinh tế Anh sẽ vượt qua thách thức kép thế nào?


Theo ông Stephen Pickford, thành viên tư vấn cao cấp thuộc Chương trình Tài chính và kinh tế toàn cầu của Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh Chatham House, Anh đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước trong phạm vi hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp tài chính để giải quyết các vấn đề này.

Ngành công nghiệp bán dẫn - tâm điểm căng thẳng Mỹ-Trung
So với dự báo chỉ một tháng trước rằng, nước Anh sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, IMF hiện dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn 0,4% vào năm 2023. (Nguồn: Shutterstock)

Một tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi các lực lượng địa kinh tế và địa chính trị rộng lớn.

Những thách thức chính

Đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong tháng 4/2023 về nền kinh tế Anh có một số tin tốt đáng hoan nghênh. So với dự báo chỉ một tháng trước rằng, nước Anh sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, IMF hiện dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn 0,4% vào năm 2023.

Nhưng điều quan trọng là phải đặt tin tốt này trong dài hạn. Trong ngắn hạn, hiệu quả kinh tế của Anh được cho là vẫn ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp hóa. Lạm phát vẫn ở mức cao và dai dẳng. Và về lâu dài, năng suất thấp sẽ vẫn là lực cản đối với tăng trưởng và mức sống.

Một số vấn đề ngắn hạn này đã trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề quốc tế, chẳng hạn như xung đột ở Ukraine và hậu quả là giá năng lượng và lương thực tăng cao, cũng như sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19. Trong khi đó, tại Anh, mặc dù tỷ lệ di cư ròng vào nước này tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp báo cáo rằng, họ vẫn không thể tuyển dụng đủ lao động có kỹ năng.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đã trở nên nghiêm trọng hơn ở Anh so với những nơi khác. Trái ngược với kỳ vọng của thị trường, lạm phát cơ bản của Anh đã tăng trong tháng Tư. BoE đã cảnh báo, sự cạnh tranh ít hơn từ các công ty châu Âu đang cho phép các công ty Anh tăng giá. Người lao động yêu cầu tăng lương để phù hợp với mức lạm phát cao, làm trầm trọng thêm áp lực gia tăng từ tình trạng thiếu lao động.

Cuối cùng, các biện pháp trong “ngân sách nhỏ” (mini budget) của chính phủ cựu Thủ tướng Liz Truss vào mùa Thu năm 2022 đã gây thêm căng thẳng và bất ổn cho nền kinh tế Anh. Phản ứng của thị trường đối với chiến lược cắt giảm thuế được công bố trong “ngân sách nhỏ” là tức thì và dữ dội.

Mặc dù các biện pháp của “ngân sách nhỏ” bị đảo ngược và các biện pháp củng cố hơn nữa được đưa ra trong ngân sách tháng 3/2023, nhưng nợ công được Văn phòng Trách nhiệm ngân sách Anh (OBR) dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 4 năm tới, thể hiện sự thiếu hụt dư địa tài chính mà chính phủ phải đối mặt.

Tiến thoái lưỡng nan về chính sách

Ưu tiên hiện tại của chính phủ Anh là giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% và bắt đầu giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Những mục tiêu này nhằm giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn bằng cách tăng số người có việc làm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn lịch sử, nhưng điều này phản ánh sự gia tăng số lượng người không tham gia vào lực lượng lao động và tăng trưởng năng suất rất thấp.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách trong ngắn hạn là làm thế nào để giảm lạm phát mà không làm tổn hại đến tăng trưởng. Ưu tiên của “ngân sách nhỏ” mùa Thu năm 2022 là tăng trưởng, được tạo ra thông qua cắt giảm thuế, nhưng nỗ lực này đã bị trật bánh do phản ứng tiêu cực của thị trường. Ưu tiên hiện tại là nhanh chóng giảm lạm phát, điều này có nghĩa là cả chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ phải thắt chặt trong một thời gian.

Thách thức dài hạn là năng suất lao động thấp. Cải thiện điều này là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế bền vững theo thời gian, nhưng IMF ước tính tốc độ tăng trưởng của Anh chỉ là 1,5%/năm.

Hai động lực chính của tăng trưởng năng suất là cải thiện chất lượng của lực lượng lao động và nâng cao số lượng và chất lượng đầu tư sản xuất. Nhưng cả hai điều này đều không dễ thực hiện và cũng không thể đạt được nhanh chóng.

Tăng cường lực lượng lao động cũng đòi hỏi thời gian đào tạo và giáo dục, và có thể mất nhiều năm để mang lại kết quả. Tăng cường đầu tư có thể đạt được tiến bộ nhanh hơn, nhưng do phải “thắt lưng buộc bụng” trong nước (đặc biệt là các nguồn lực công), đầu tư có thể bị hạn chế trong hoàn cảnh hiện tại.

Một con đường nhanh hơn là thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này cũng có thể hiệu quả hơn, vì đầu tư nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến nhất và tăng cường cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoạt động hiệu quả và năng suất hơn.

Một môi trường toàn cầu phân mảnh

Anh có nhiều điểm hấp dẫn với tư cách là điểm đến của FDI, nhưng việc Anh rời khỏi EU (Brexit) khiến nước này trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn do những hạn chế xuất khẩu sang EU.

Đây là một khía cạnh của sự phân mảnh địa kinh tế. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất nêu bật một số sự kiện gần đây liên quan đến thương mại, đầu tư và công nghệ đa phương. Thay vào đó, có những áp lực buộc các nước phải chú trọng hơn vào “tự lực cánh sinh” và quan hệ tốt đẹp với các quốc gia có liên kết địa chính trị, cái gọi là “kết bạn”.

Brexit, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và xung đột Nga-Ukraine là những ví dụ về xu hướng này, đặt ra thách thức đối với các mối quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế. Nói rộng hơn, sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng với toàn cầu hóa đang khuyến khích các chính sách hướng nội hơn.

Một ví dụ quan trọng là sự ra đời gần đây của Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật CHIPS và khoa học ở Mỹ, cung cấp hơn 400 tỷ USD tín dụng thuế, trợ cấp và cho vay để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và sản xuất công nghệ sạch.

Mục tiêu chính là chống lại tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như chất bán dẫn và xe điện, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài và việc làm. EU cũng đang phát triển gói trợ cấp của riêng mình.

IMF kết luận rằng, sự phân mảnh này sẽ dẫn đến thiệt hại lớn về sản lượng và tác động lan tỏa tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia bị thiệt hại do đầu tư bị chuyển đi nơi khác.

Anh phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước với phạm vi hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp tài chính để giải quyết chúng. Nếu tình trạng phân mảnh địa kinh tế kéo dài và tăng cường, nó sẽ tác động ngày càng lớn đến quan hệ quốc tế, đảo ngược quá trình toàn cầu hóa và tác động tiêu cực đến mức sống của nhiều quốc gia.

Là một nền kinh tế mở, Anh có khả năng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các lực lượng này. Nước này có thể cần phải đi theo sự dẫn dắt của Mỹ, EU và cung cấp thêm các khoản trợ cấp công nghiệp – ví dụ như đối với các nhà máy sản xuất pin – hoặc thua cuộc trong cuộc cạnh tranh để thu hút và duy trì các ngành công nghệ cao và năng lượng sạch.

Với nguồn tài chính hạn chế, có nghĩa là Anh phải xây dựng liên minh với các đối tác lớn hơn – bao gồm hợp tác chặt chẽ hơn với EU và Mỹ về các vấn đề khoa học, công nghệ và quy định – hoặc có nguy cơ thua cuộc trong một môi trường toàn cầu đang phân mảnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tỷ giá USD hôm nay 12/9/2024: Đồng USD biến động

Tỷ giá USD hôm nay 12/9/2024 Tỷ giá USD hôm nay 12/9/2024, USD VCB tăng 105 đồng, trong khi đó, đồng USD biến động sau khi báo cáo lạm phát ủng hộ việc Fed cắt giảm lãi suất nhỏ hơn. Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.212 VND/USD, tăng 84 đồng so với phiên giao dịch ngày 11/9. Hiện tỷ giá...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng cũng phân tích một số tồn tại, hạn chế như giải ngân vốn đầu tư công của nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; những dự án tồn đọng cần giải quyết nhanh hơn; khả năng hấp...

Thủ tướng Anh muốn nền kinh tế tăng trưởng là 2,5%/năm, nhưng đất nước cần thêm rất nhiều tiền

Một báo cáo mới công bố ngày 6/9 cho biết, Anh cần thêm 1.000 tỷ Bảng (tương đương 1.300 tỷ USD) đầu tư trong thập niên tới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đảm bảo nguồn dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, trả lương

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg về điều hành dự toán ngân sách nhà nước. Công điện nêu rõ, thu ngân sách nhà nước (NSNN) 8 tháng đầu năm ước đạt 78,5% dự toán trong điều kiện đã thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các khoản thu ngân sách khác; chi NSNN được...

Iran đặt mục tiêu thu hút 100 tỷ USD đầu tư nước ngoài

Iran đang "ấp ủ" kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%/năm, từ mức 4% hiện nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Mía đường Sơn La (SLS) trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 200%

CTCP Mía đường Sơn La (Mã: SLS) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 200%. Tương đương mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 20.000 đồng tiền cổ tức. Trên thị trường...

Giá cả thực phẩm ở Hải Phòng vẫn tăng nhẹ sau bão

Theo đó, hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố trước, trong và sau bão số 3 vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân (tại thời điểm bị cắt điện, hệ thống siêu thị chạy máy phát điện để phục vụ người dân), giá cả hàng hóa vẫn giữ ổn định đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, các loại rau củ quả, sữa, đường, dầu ăn, lượng khách...

Cùng chuyên mục

Áp lực bán dâng cao, VN-Index mất mốc 1.240 điểm

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 10.549,68 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng gần 219 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu TCB được mua mạnh nhất (70 tỷ đồng), tiếp đến NAB (54 tỷ đồng), FPT (53 tỷ đồng)… Ngược lại, HSG bị bán mạnh nhất (43 tỷ), tiếp đến MWG (41 tỷ đồng), VCI (33 tỷ đồng), HPG (23 tỷ đồng)… Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa chỉ...

Minh Hữu Liên chính thức lên sàn UPCoM với hơn 5,4 triệu cổ phiếu

Công ty cổ phần Minh Hữu Liên, mã chứng khoán: MHL (địa chỉ tại 41-43 đường D1, khu dân cư Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh), đi vào hoạt động năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 6,5 tỷ đồng. Năm 2017, MHL tăng vốn điều lệ lên hơn 54,3 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là chuyên về sản xuất, mua bán...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại diện Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không...

Gần 200 đại biểu quốc tế bàn về đổi mới công nghệ ngành đường

Hội nghị ngành đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024 diễn ra từ 16 đến 19-9, nằm trong khuôn khổ các sự kiện khoa học của chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 20.Hội nghị do Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp cùng Hiệp...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Trần Văn Ngư, Chủ tịch HĐQT...

Mới nhất

Áp lực bán dâng cao, VN-Index mất mốc 1.240 điểm

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 10.549,68 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng gần 219 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu TCB được mua mạnh nhất (70 tỷ đồng), tiếp đến NAB (54 tỷ đồng), FPT (53 tỷ đồng)… Ngược lại, HSG bị bán mạnh nhất (43 tỷ), tiếp đến...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụtBộ Y tế vừa có công văn số 5481/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Cơn bão...

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Anh lần thứ 5

Tại đối thoại, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, Đối thoại Chính sách Quốc phòng là cơ chế trao đổi cấp chiến lược, là dịp để Bộ Quốc phòng hai nước cùng đánh giá lại kết quả hợp tác từ Đối thoại Chính sách Quốc phòng lần thứ 4, thống nhất định hướng hợp tác thời...

Mới nhất