Loạt bài “Để giám sát của Quốc hội thực sự hiệu lực, hiệu quả” của nhóm tác giả: Lê Văn Hiệp (Lê Hiệp), Nguyễn Ngọc Minh (Ngọc Minh), Nguyễn Văn Hải (Minh Hải), Hồ Thanh Bình (Gia Bình), Trương Thị Liên Châu (Liên Châu) báo Thanh Niên đã xuất sắc đoạt giải A Giải báo chí Diên Hồng ở thể loại báo in – xã luận, bình luận và chuyên luận.
Loạt bài được xây dựng xuất phát từ cuộc giám sát tối cao của Quốc hội khóa XV về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, được tiến hành chuẩn bị từ cuối năm 2021 đến kỳ họp 4 tháng 10/2022, được đánh giá là “cuộc giám sát lớn nhất từ trước tới nay”, các phóng viên Báo Thanh Niên tại nhiều địa phương đã tìm hiểu, ghi nhận tiến độ, thực trạng xử lý các dự án, công trình đã được Quốc hội “điểm mặt, chỉ tên” trong nghị quyết giám sát.
Trong loạt bài, nhóm tác giả đã nêu bật vấn đề thời sự, việc đổi mới nâng cao hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội và HĐND. Theo đó, bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV tới nay đã coi vấn đề giám sát là vấn đề trọng tâm và then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội và nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động Quốc hội.
Loạt bài đã phân tích từ thực tế hiệu quả các cuộc giám sát, các hoạt động giám sát của quốc hội. Trong đó có hoạt động giám sát chuyên đề, đến hoạt động chất vấn, xây dựng báo cáo rồi đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, trả lời các ý kiến kiến nghị cử tri. Tất cả đều có những chuyển biến, đổi mới rất tích cực.
Việc đổi mới trong hoạt động giám sát đã tạo ra những hiệu quả thực tế, không chỉ là thay đổi về công tác xây dựng chính sách pháp luật mà còn xử lý những vụ việc, giải quyết được những vấn đề cụ thể đã tồn đọng hoặc là không được giải quyết trong một thời gian dài mà chưa xử lý được gây bức xúc trong dư luận.
Nhà báo Lê Hiệp cho biết, dựa trên những đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội, nhóm phóng viên báo Thanh Niên với chỉ đạo từ Ban Biên tập báo đã bàn bạc và thống nhất chủ trương viết loạt bài về các hoạt động giám sát. Chúng tôi may mắn được trực tiếp tham dự các cuộc giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí vào cuối năm cuối năm 2022. Đây là những cuộc giám sát được cho là chưa có tiền lệ bởi vì các vấn đề thực hành tiết kiệm chống lãng phí là vấn đề rất được người dân quan tâm.
Thực tế trong những năm gần đây, ngoài giám sát chuyên đề, các hoạt động giám sát tối cao khác của Quốc hội, từ xem xét báo cáo, chất vấn… cũng có nhiều đổi mới, cải tiến. Các vấn đề chất vấn được lựa chọn đều là những vấn đề “nóng”, bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế xã hội. Nhiều vấn đề nóng phát sinh chưa kịp chọn để chất vấn cũng được chủ tọa phiên họp linh hoạt chuyển cho các bộ trưởng, trưởng ngành hữu quan giải trình, dù không có tên trong danh sách trả lời chất vấn.
Chẳng hạn, trong phiên chất vấn lĩnh vực thanh tra tại kỳ họp thứ 4 sáng 5/11/2022, nhiều câu hỏi được đặt ra trước tình trạng thiếu xăng, dầu cục bộ, nhiều cửa hàng đóng cửa hoặc bán nhỏ giọt, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành chất vấn đã chuyển câu hỏi này cho Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, dù ông Diên không có tên trong danh sách tham gia chất vấn. Điều này tạo sự sôi động, dân chủ, thẳng thắn của các phiên chất vấn tại Quốc hội. Các nội dung giám sát này nó quy mô rất lớn mà cái chưa có tiền lệ và có nhiều ý kiến đánh giá thẳng thắn của các đại biểu.
Không chỉ khẳng định nỗ lực đổi mới của hoạt động giám sát, loạt bài mà còn kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu lực hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Đồng thời các nội dung hoạt động giám sát đều dựa trên việc coi trọng từng ý kiến của cử tri và nhân dân.
Nhà báo Lê Hiệp chia sẻ: Chúng tôi muốn xem là từ sau các cuộc giám sát này có những gì đã thay đổi trên thực tế ở các cấp chính quyền, các lĩnh vực. Đánh giá những nội dung quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã đi vào vào cuộc sống chưa, sự chuyển biến như thế nào, còn vướng mắc ở đâu. Từ đó có những cái kiến nghị để tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát.
Ở nhiều bài viết tiếp theo được đăng tải, nhóm tác giả cũng nhấn mạnh về đổi mới việc lựa chọn chủ đề giám sát. Khẳng định lần đầu tiên quốc hội ban hành các Nghị quyết về vấn đề giám sát đồng thời ban hành luôn Nghị quyết về việc là thành lập đoàn giám sát, ở đó có chương trình, kế hoạch cụ thể…
Việc này giúp cho các cuộc giám sát này được chất lượng hơn, gắn với trách nhiệm cụ thể. Trách nhiệm ở đây theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là trách nhiệm giải trình, hoạt động giám sát không phải là hoạt động thanh tra kiểm tra hay kết luận là đúng hay sai. Mà giám sát là các cơ quan chịu sự giám sát họ giải tỏa được trách nhiệm giải trình.
Nhà báo Lê Hiệp cho rằng, đối với phóng viên thì ở đâu có câu chuyện, có đề tài thì ở đó phóng viên có mặt. Vấn đề đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội là một nội dung lớn để mỗi phóng viên khai thác, tạo cho phóng viên có nhiều tư liệu để viết được. Tuyến bài này mong muốn thể hiện tinh thần đổi mới, những kết quả của giám sát đã đi vào cuộc sống và từ đây sẽ đóng góp việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, góp phần đổi mới nâng cao hoạt động nghị trường.