Trang chủNewsNhân quyềnTạo không gian cho doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn

Tạo không gian cho doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn


Thông tin do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – đơn vị trực tiếp xây dựng dự thảo Nghị định – đưa ra tại Diễn đàn “Cơ chế thử nghiệm phát triển KTTH tại Việt Nam” sáng 12/6, tại Hà Nội.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề xuất sẽ thử nghiệm phát triển KTTH trên 4 lĩnh vực, bao gồm: Nông, lâm nghiệp, và thủy sản; Công nghiệp; Năng lượng; Vật liệu xây dựng.

Có 6 nhóm chính sách được đưa vào cơ chế bao gồm: Chính sách khu công nghiệp, khu kinh tế; Chính sách phân loại xanh; Chính sách tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ; Chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh; Chính sách đào tạo lao động; Chính sách đất đai.

img_2873.jpg
Quang cảnh Diễn đàn

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Quyết định 687/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 7/6/2022 phê duyệt Đề án phát triển KTTH ở Việt Nam đã nhấn mạnh tư duy hướng tới khía cạnh “kinh tế” của mô hình KTTH. Có thể nói, Đề án là một trong những nỗ lực quan trọng đầu tiên nhằm xác định lộ trình, yêu cầu và định hướng phát triển KTTH ở Việt Nam.

Tuy nhiên, để sớm hiện thực hóa lợi ích từ KTTH cần tạo động lực cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi, sáng tạo mô hình KTTH. Đặc biệt là với một số ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, vật liệu xây dựng…

“Do KTTH gắn với tư duy thiết kế mới, có ứng dụng đổi mới sáng tạo và liên quan đến nhiều mảng chính sách khác nhau, cách tiếp cận tuần tự, truyền thống nhằm hoàn thiện các nội dung chính sách liên quan là cần thiết, song không đủ. Đặc biệt, bối cảnh phục hồi kinh tế của đất nước nói chung và khó khăn nghiêm trọng đối với các ngành kinh tế trong các tháng đầu năm 2023 nói riêng cũng đòi hỏi phải nhanh chóng tạo thêm động lực mới cho DN, nhà đầu tư, người lao động thông qua các chính sách thúc đẩy “phục hồi xanh” mang tính đột phá” – bà Minh khẳng định. Theo đó, nội dung xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển KTTH – nhằm tạo lập khung thử nghiệm chính sách cho phát triển KTTH ở một số ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng – chính là một yêu cầu quan trọng.

Chia sẻ về một số nội dung của cơ chế thử nghiệm, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, CIEM cho biết: Đối với chính sách khu công nghiệp, khu kinh tế, CIEM đề xuất cho phép dự án KTTH tham gia Cơ chế thử nghiệm có các cấu phần công nghiệp – năng lượng và dịch vụ với tổng tỷ trọng ít nhất 50% trong tổng doanh thu được phép thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư dự án kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp, khu kinh tế và các thành viên gia đình của họ được tạm trú, thường trú trong khu công nghiệp, khu kinh tế và ở Việt Nam theo quy định pháp luật.

ktth-1-.jpg
Mô hình kinh tế tuần hoàn khép kín so với mô hình kinh tế tuyến tính

Với chính sách phân loại xanh, CIEM đề xuất, Nghị định sẽ đề ra phạm vi của các dự án kinh tế tuần hoàn xanh toàn phần và dự án kinh tế tuần hoàn xanh bán phần, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể nội dung này.

Với chính sách tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, CIEM đề xuất, dự án KTTH tham gia cơ chế thử nghiệm được nhà nước, chính quyền địa phương tư vấn giới thiệu công nghệ, hỗ trợ 50% chi phí chuyên gia tư vấn công nghệ. Các dự án nhận chuyển giao công nghệ được nhà nước miễn thuế nhập khẩu, chuyển giao trang thiết bị công nghệ phục vụ dự án tham gia cơ chế thử nghiệm, ưu tiên thông quan hàng hóa. Nhà nước cũng hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để thực hiện dự án KTTH.

Đối với chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh, dự án KTTH được quyền tiếp cận các nguồn vốn thông thường và xanh. Dự án KTTH xanh toàn phần không được tính trong chỉ tiêu tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phân bổ cho các tổ chức tín dụng. Dự án KTTH tham gia Cơ chế thử nghiệm được tiếp cận vốn thông qua trái phiếu xanh, song có đạt ra các giới hạn cụ thể và bảo đảm các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu.

Trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nhà nước hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí cho một khóa quản trị doanh nghiệp cho Tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm; hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nghề, chi phí chuyển đổi nghề nghiệp nhưng không vượt quá 3 tháng lương cơ sở cho mỗi người lao động tại khu vực triển khai dự án. Nhà nước, chính quyền địa phương thực hiện đảm bảo, kết nối các đơn vị cung ứng lao động, trường nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học với tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm và các hoạt động hỗ trợ khác theo quy định bảo đảm nguồn lao động đúng chất lượng, đủ số lượng yêu cầu cho thực hiện dự án KTTH.

Với chính sách đất đai, CIEM đề xuất, tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm được phép sử dụng đất mục đích hỗn hợp, tích hợp đa năng bao gồm cả phần mái, mặt nước, hàng rào xung quanh bên trong ranh giới quy hoạch dự án KTTH tham gia Cơ chế thử nghiệm; được phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đối với phần đất trong ranh giới, chỉ giới quy hoạch dự án.

Chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố ưu tiên sử dụng mặt bằng sạch có sẵn, chịu trách nhiệm giải phóng sạch mặt bằng trong trường hợp nhà đầu tư ứng tiền giải phòng mặt bằng khu đất tại địa phương có vị trí, địa hình, đặc điểm phù hợp với quy mô dự án kinh tế tuần hoàn được cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm dự kiến để triển khai xây dựng dự án…

Ông Dương cho rằng, cách hiểu và tư duy quản lý đối với các lĩnh vực tham gia Cơ chế thử nghiệm không chỉ dựa vào tư duy quản lý ngành truyền thống. Nguyên nhân là do các mô hình kinh tế tuần hoàn mới, hiện đại có thể có sự gắn kết của nhiều hoạt động kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, dự án kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp có thể bao gồm các cấu phần về năng lượng sinh khối, dịch vụ chế biến nông sản…

Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế đến từ nhiều đơn vị có liên quan đã chia sẻ những góc nhìn về thực trạng, các rào cản và đề xuất được các chính sách phù hợp cho phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; đề xuất những vấn đề cần đưa vào cơ chế thử nghiệm để phát huy hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, CIEM sẽ hoàn thiện Dự thảo Nghị định trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để Bộ trình Chính phủ trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi “Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô”

Kinhtedothi - Chiều 21/11, tại Cung Thanh niên Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động cuộc thi “Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô - Sao Kim”. Phát động cuộc thi, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Trần Quang Hưng cho biết, cuộc thi "Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô - Sao Kim" nhằm phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, xung kích của...

Doanh nghiệp vật liệu đang thay đổi để hướng tới kinh tế tuần hoàn

Đầu tư, cải tiến Ngành vật liệu xây dựng (VLXD) trong đó có xi măng với đặc thù là ngành sản xuất công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, bám sát các mục tiêu, chiến lược của quốc gia và của ngành. Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) Đinh Quang Dũng...

Định hướng xanh cho ngành xi măng

Doanh nghiệp đang thay đổi Hiện nay ngành xi măng tiếp tục khó khăn khi giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao, khi chi phí sản xuất vượt xa khả năng bù đắp từ doanh thu; đi kèm với thị trường xi măng trong nước và xuất khẩu tiếp tục cạnh tranh khốc liệt về giá, áp lực tồn kho sản phẩm, dư thừa năng lực sản xuất khiến nhiều DN tiếp tục...

Kinh tế tuần hoàn – hướng phát triển du lịch bền vững của Hà Nội

Khai thác, song hành bảo tồn tài nguyên du lịch Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong phát triển du lịch bền vững nhằm đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa con người, môi trường và tăng trưởng kinh tế trong suốt quá trình tổ chức hoạt động du lịch; hạn chế một số vấn đề liên quan đến tiêu thụ quá mức, cạn kiệt tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp....

Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo

Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Lãnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

Ngành Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, đồng lòng hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định sẽ cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, viên chức người lao động, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ. ...

Những hình ảnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Ngành TN&MT hướng về địa phương, nỗ lực giải quyết vướng mắc trong thực tiễn

(TN&MT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu đã tham luận, nêu bật những chuyển biến về xây dựng, triển khai chính sách pháp luật của ngành trong năm qua. ...

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Bài đọc nhiều

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

Làng hoa tất bật vào vụ tết

(LĐXH) - Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nông dân làm nghề trồng hoa, cây cảnh đang tất bật cho vụ hoa tết - mùa sản xuất hoa quan trọng và đem lại nguồn thu nhập cao. Hoa nở sau bão3 tháng sau cơn bão Yagi, dưới tiết trời se lạnh, nắng đông hanh hao hắt xuống những nụ đào e ấp, trái quất căng mọng dần chuyển sắc màu trong các vườn đào...

Mới nhất

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

(ĐCSVN) - Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm...

Thắng Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam vào bán kết ASEAN Cup 2024

(ĐCSVN) - Ngay trận ra mắt người hâm mộ Việt Nam, tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son lập cú đúp bàn thắng giúp đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5-0 trước Myanmar, qua đó tiến vào vòng bán kết ASEAN Cup 2024 với ngôi đầu bảng B. Sau trận hòa 1-1 trước Philippines, đội tuyển Việt Nam lỡ...

HLV Myanmar bất lực: ‘Chỉ tuyển Thái Lan mới là đối thủ của Việt Nam’

"Ở bảng đấu của chúng tôi, tuyển Việt Nam chỉ hòa 1 trận và toàn thắng. Họ là một đội bóng mạnh. Đối thủ duy nhất của tuyển Việt Nam ở giải này là Thái Lan. Tôi xin gửi lời chúc may mắn đến HLV Kim Sang-sik", HLV Myo Hlaing Win chia sẻ trong buổi họp báo sau...

Mới nhất