Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốHãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải...

Hãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải bom hạt nhân!


Mới đây, trang Gizmodo.com, một trang web về công nghệ thông tin chuyên cập nhật những tin tức nóng hổi về các xu hướng công nghệ nổi tiếng thế giới đã có bài phân tích về cách mà con người nên đối xử với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Chuyên gia Mỹ: Hãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải bom hạt nhân! (Nguồn: gizmodo.com)
Hình ảnh minh họa cho lời kêu gọi đối xử với AI như vũ khí sinh học. (Nguồn: gizmodo.com)

Trong bài viết Hãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải vũ khí hạt nhân của Emilia Javorsky, nhà khoa học-bác sĩ, Giám đốc Viện Tương lai cuộc sống (Mỹ), tác giả cho rằng, bất chấp việc gần đây thế giới liên tục so sánh AI với bom hạt nhân, có một cách tiếp cận khác phù hợp hơn, đó là điều chỉnh loại công nghệ này như vũ khí sinh học hay công nghệ sinh học.

Theo tác giả, AI có lẽ là loại công nghệ mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhân loại mà con người ngày nay đang phát triển. Tác hại của AI, bao gồm phân biệt đối xử, đe dọa tính dân chủ và tập trung ảnh hưởng, đã được ghi chép lại đầy đủ.

Tuy nhiên, các công ty AI hàng đầu vẫn đang chạy đua để xây dựng các hệ thống AI ngày càng mạnh mẽ, làm leo thang rủi ro với tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử loài người.

Khi lãnh đạo các nước vật lộn tìm cách ngăn chặn, kiểm soát sự phát triển của AI cũng như các rủi ro liên quan, họ cần xem xét những điều chỉnh và tiêu chuẩn mà trước đó nhân loại đã tận dụng để sáng tạo nó trong quá khứ.

Điều chỉnh và đổi mới có thể cùng tồn tại song song, đặc biệt là khi cuộc sống con người đang bị đe dọa.

Lời cảnh tỉnh từ công nghệ hạt nhân

Mặc dù năng lượng hạt nhân an toàn hơn dầu mỏ đến hơn 600 lần nếu xét về tỷ lệ tử vong và có hiệu suất khổng lồ, nhưng ít quốc gia động đến nó vì những hậu quả mà họ thấy được từ cách tiếp cận lâu nay về hạt nhân.

Thế giới biết về công nghệ hạt nhân dưới dạng bom nguyên tử và bom khinh khí. Với những loại vũ khí này, lần đầu tiên trong lịch sử, con người phát triển một công nghệ có khả năng chấm dứt nền văn minh nhân loại, là sản phẩm của một cuộc chạy đua vũ trang ưu tiên tốc độ và đổi mới sáng tạo hơn là sự an toàn và kiểm soát.

Những thất bại tiếp theo về an toàn kỹ thuật và quản lý rủi ro, nổi tiếng là nguyên nhân dẫn đến thảm họa hạt nhân tại Chernobyl và Fukushima, phá hủy mọi cơ hội khiến con người có thể chấp nhận mặt tích cực của năng lượng hạt nhân.

Bất chấp việc đánh giá rủi ro tổng thể của năng lượng hạt nhân vẫn rất thuận lợi và thời gian hàng thập kỷ các nhà khoa học vẫn nỗ lực để thuyết phục thế giới về khả năng tồn tại của nó, khái niệm ‘hạt nhân’ vẫn bị …vấy bẩn.

Khi một công nghệ gây ra tác hại trong các giai đoạn mới hình thành, nhận thức xã hội và phản ứng thái quá theo đó có thể làm hạn chế vĩnh viễn lợi ích tiềm năng của nó. Do những bước đi sai lầm ban đầu với năng lượng hạt nhân, con người đã không thể tận dụng nguồn năng lượng sạch, an toàn của nó, đồng thời tính trung hòa carbon và ổn định năng lượng vẫn là một giấc mơ khá viển vông.

Cách tiếp cận đúng của công nghệ sinh học

Dù vậy, trong một số lĩnh vực, con người đã làm đúng. Công nghệ sinh học là một lĩnh vực như vậy, được khuyến khích phát triển nhanh chóng trong bối cảnh nhiều bệnh nhân đang phải chịu đựng và nhiều cái chết vẫn diễn ra hàng ngày vì những căn bệnh không có phương pháp điều trị.

Đặc điểm của nghiên cứu này không phải là ‘di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ’, mà là đổi mới nhanh nhất và an toàn nhất có thể. Con người giới hạn tốc độ đổi mới trong lĩnh vực này bởi một hệ thống quy định, đạo đức và chuẩn mực nhằm bảo phúc lợi của xã hội và cá nhân, đồng thời bảo vệ ngành công nghiệp này khỏi bị tê liệt bởi những phản ứng dữ dội có thể dẫn đến thảm họa.

Khi cấm vũ khí sinh học tại Công ước vũ khí sinh học trong Chiến tranh Lạnh, các siêu cường đối lập nhau đã thống nhất rằng việc tạo ra những vũ khí này không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. Các nhà lãnh đạo thấy rằng không nên coi những công nghệ khó kiểm soát nhưng rất dễ tiếp cận này là cơ chế để giành chiến thắng trong chạy đua vũ trang mà là mối đe dọa đối với chính nhân loại.

Emilia Javorsky là một trong những nhà khoa học gần đây đã ký vào bức thư ngỏ ủng hộ việc tạm dừng phát triển AI trong sáu tháng. Cô cũng ký vào tuyên bố cảnh báo rằng, AI gây ra “nguy cơ tuyệt chủng” cho nhân loại.

Việc tạm dừng chạy đua vũ khí sinh học cho phép con người nghiên cứu phát triển nó với tốc độ có trách nhiệm. Các nhà khoa học và cơ quan quản lý áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với bất kỳ cải tiến mới nào có khả năng gây hại cho con người.

Những điều chỉnh này đã không phải trả giá mà còn thiết lập một nền kinh tế sinh học, với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực từ năng lượng sạch đến nông nghiệp.

Trong đại dịch Covid-19, các nhà sinh học đã áp dụng công nghệ mRNA, để cho ra đời những loại vaccine hiệu quả với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người.

Một cuộc khảo sát gần đây của các nhà nghiên cứu AI cho thấy, 36% người tham gia cảm thấy rằng AI có thể gây ra thảm họa cấp độ hạt nhân. Mặc dù vậy, phản ứng của các chính phủ và các điều chỉnh đang diễn ra khá chậm. Tốc độ này không phù hợp với tốc độ áp dụng công nghệ, điển hình là ứng dụng ChatGPT hiện đã vượt quá 100 triệu người dùng.

Bối cảnh rủi ro khi AI “leo thang” nhanh chóng đã khiến 1.800 CEO và 1.500 giáo sư ở Mỹ gần đây đã ký một lá thư kêu gọi tạm dừng phát triển AI trong sáu tháng, khẩn trương bắt tay vào quá trình điều chỉnh và giảm thiểu rủi ro. Việc tạm dừng này sẽ giúp cộng đồng toàn cầu có thời gian để hạn chế những tác hại do AI gây ra và ngăn chặn nguy cơ có thể gây thảm họa không thể đảo ngược đối với xã hội của chúng ta.

Khi đánh giá rủi ro và tác hại tiềm tàng của AI, chúng ta đồng thời phải tính toán, tránh để mất những tiềm năng tích cực của công nghệ này. Nếu phát triển AI một cách có trách nhiệm ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ khai thác được những lợi ích đáng kinh ngạc từ công nghệ này. Ví dụ, lợi ích của việc áp dụng AI trong khám phá và phát triển thuốc, cải thiện chất lượng và chi phí chăm sóc sức khỏe, đồng thời tăng khả năng tiếp cận bác sĩ và điều trị y tế.

DeepMind của Google đã chỉ ra rằng AI có khả năng giải quyết các vấn đề cơ bản trong sinh học mà từ lâu con người đã né tránh. Theo nghiên cứu, AI có thể đẩy nhanh việc đạt được mọi Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đưa nhân loại hướng tới một tương lai mà ở đó sức khỏe, công bằng, thịnh vượng và hòa bình được cải thiện.

Đây là thời điểm để cộng đồng toàn cầu xích lại gần nhau, giống như cách đây 50 năm tại Công ước vũ khí sinh học, để bảo đảm sự phát triển AI là an toàn và có trách nhiệm. Nếu không hành động sớm, chúng ta có thể sẽ hủy diệt tương lai tươi sáng với AI cũng như xã hội hiện tại của chính chúng ta.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thư ký LHQ cảnh báo một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đang hình thành, đâu là nguyên nhân?

Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm túc tại khóa họp thứ 79 Đại hội đồng LHQ về tình trạng căng thẳng toàn cầu gia tăng và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân tái diễn.

Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh “những cái đầu nóng”, hy vọng Mỹ “đủ lý trí”

Ngày 26/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, mức độ đối đầu xung quanh Nga hiện nay rất đáng kể nhưng không có gì đe dọa đến chủ quyền nước này.

Tổng thống Nga ra tuyên bố về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tung hành động khiến nhiều nơi “thấp thỏm”

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vạch ra những thay đổi dự kiến ​​sẽ được đưa vào Học thuyết hạt nhân cập nhật của nước này.

‘Kế hoạch chiến thắng’ là ảo tưởng; nguy cơ cao xảy ra chiến tranh hạt nhân

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine: “Kế hoạch chiến thắng” của ông Zelensky là ảo tưởng Nghị sĩ Duma Quốc gia Alexander Tolmachev cho rằng, cuộc đàm phán với ông Zelensky chỉ có thể là ảo tưởng, kế hoạch và mọi sự bịa đặt của ông ta “đơn giản là vô ích”. Nghị sĩ lưu ý, những đề xuất của ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Ngày 27/9, theo các tài liệu từ Ủy ban can thiệp nước ngoài của Canada, một cựu chính trị gia nước này đã bị tình nghi cố gắng tác động tới công việc của Nghị viện thay mặt cho chính phủ nước ngoài.

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.

Hezbollah, Houthi thề tấn công trả đũa Israel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi thế giới Hồi giáo cứng rắn với Tel Aviv

Phong trào Hezbollah tại Lebanon đã phóng tên lửa vào các vị trí của Israel ở biên giới phía Bắc, đáp trả việc Israel không kích giết chết thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah.

Theo chân khách Nhật thưởng thức phở ‘gọi một được hai’ ở Gia Lai

Vị khách Nhật Bản không khỏi trầm trồ vì hương vị lạ miệng, hấp dẫn - phở “gọi một được hai” ở Gia Lai với giá 50.000 đồng.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn, gióng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Bài đọc nhiều

Galaxy Tab S10 chính thức trình làng

Thay vì 3 model như mọi năm, năm nay Samsung đã có chiến lược hoàn toàn mới khi loại bỏ model 11 inch cũng như chuyển sang sử dụng chipset MediaTek thay vì Qualcomm như thế hệ trước. Và đúng như các tin đồn thì Samsung đã phá vỡ thế độc quyền của  Snapdragon trên dòng máy tính bảng thế hệ tiếp. Galaxy Tab S10 được trang bị chip Dimensity 9300+ - SoC cao cấp nhất tính đến thời điểm...

iPhone 16 Pro Max là mẫu smartphone quay video tốt nhất

iPhone 16 Pro Max vừa ra mắt được Apple mang đến những nâng cấp lớn về camera và trở thành mẫu smartphone quay video tốt nhất hiện nay.

“Gã khổng lồ” chuyển tiền lớn thứ 2 thế giới xác nhận bị tấn công mạng

MoneyGram, "gã khổng lồ' chuyển tiền lớn thứ hai thế giới đã chính thức xác nhận bị tấn công mạng sau khi hệ thống gặp sự cố.

IPhone 16 Series chính thức mở bán ở Việt Nam

Năm nay là năm đầu tiên iPhone được mở bán ngay lúc 0 giờ. Trước đó, iPhone 13, 14 và 15 đều mở bán từ 6 giờ sáng.Ngay từ 9h tối ngày 26/9, nhiều hệ thống bán lẻ đã thông báo phát vé cho hành khách đặt trước iPhone trên web vào ngày 20, yêu cầu khách xếp hàng theo thứ tự để chờ tới 0 giờ mở bán sẽ được nhận máy. Đại diện Viettel Store cho biết,...

Hướng dẫn cách mở Task Manager trên MacBook nhanh chóng và hiệu quả

Task Manager trên MacBook là công cụ giúp quản lý và giám sát ứng dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách mở Task Manager để kiểm soát hiệu suất máy hiệu quả hơn!

Cùng chuyên mục

Trung Quốc chỉ còn chậm hơn 6 tháng về AI và Hoa Kỳ cần phải hành động nhanh hơn

Nhà đầu tư công nghệ, doanh nhân và tỷ phú người Ấn Độ đã chia sẻ về triển vọng của AI, lý do tại sao Hoa Kỳ cần phải hành động nhanh hơn để cạnh tranh với Trung Quốc và lợi thế của UAE trong việc xây dựng AI.

Trải nghiệm công nghệ thực tế hỗn hợp ngay trên kính chắn gió ô tô

Google vừa đầu tư 11,1 triệu USD cho một startup Phần Lan để phát triển công nghệ biến mọi bề mặt trong suốt thành màn hình thực tế ảo hỗn hợp.

Redmi Note 14 Pro Series có giá từ 5.26 triệu đồng

Redmi Note 14 Pro được trang bị màn hình OLED 6.67 inch với độ phân giải 1.5K sắc nét, tần số quét 120Hz mượt mà và hỗ trợ tốc độ làm mới cao, độ sáng tối đa lên tới 3,000 nits. Các màn hình có hỗ trợ tốc độ lấy mẫu cảm ứng 240 Hz, làm mờ PWM tần số cao 1920 Hz, độ sâu màu 12 bit và đi kèm lớp kính cường lực Corning Gorilla Glass...

OPPO Find X8 Pro đạt gần 3 triệu điểm hiệu năng

Mới đây, phiên bản Satellite Comminication của Oppo Find X8 vừa được phát hiện trên AnTuTu với hiệu suất cực khủng. Theo đó, mẫu flagship tiếp theo của Oppo có số model PKC130 và điểm số khổng lồ 2,880,558 điểm. Đây là điểm số cao nhất từng thấy đối với điện thoại Android trong điểm chuẩn AnTuTu. Không chỉ vậy đây còn là điểm hiệu năng công khai đầu tiên của SoC MediaTek Dimensity 9400 sắp ra mắt. Ngoài ra,...

Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk cán mốc 4 triệu người dùng

Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk dự kiến sẽ đạt cột mốc mới trong tuần này, theo Chủ tịch SpaceX Gwynne Shotwell.

Mới nhất

Phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ

Du lịch được coi là một trong những ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) giàu tiềm năng của Thủ đô Hà Nội. Để du lịch văn hóa trở thành ngành CNVH và trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững...

Báo Tuổi Trẻ trao học bổng 101 tân sinh viên tỉnh Quảng Trị gặp hoàn cảnh khó khăn

Tổng kinh phí Chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” gần 2 tỷ đồng được Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị” và Công ty Cổ phần Bình Điền-Quảng...

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.

Mới nhất