Trang chủDestinationsĐắk Lắk“Thả” chung cư vào đô thị: Câu chuyện đô thị hóa độc...

“Thả” chung cư vào đô thị: Câu chuyện đô thị hóa độc đáo mà hài hòa


08:27, 11/06/2023

Theo dòng phát triển của xã hội, các đô thị Tây Nguyên ngày một mở rộng hơn và hướng đến những tiêu chí hiện đại.

Trong đó, có vấn đề quy hoạch các chung cư với không gian sinh hoạt chung cho cộng đồng cư dân là nét kiến trúc mới đi đôi với những thói quen sinh hoạt mới. Liệu người dân bản địa có tương thích được không gian đô thị này?

Điều khá bất ngờ là một nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên nhìn nhận, thực tế người dân ở đây có nếp sống, sinh hoạt mang tính cộng đồng cao, và đây là tiền đề rất tốt để những khu đô thị mới hình thành các tòa nhà chung cư mà không có sự khiên cưỡng. Quan trọng chỉ là, nhà quản lý tổ chức các không gian ấy như thế nào để phù hợp tâm lý và văn hóa cư dân.

Những mái nhà chung…

Theo nhà nghiên cứu, nhìn tổng thể, những ngôi nhà dài Êđê từ bao đời, chính là mô hình chung cư thu nhỏ. Nhận xét này có thể khiến nhiều người ngỡ ngàng, nhưng đó là sự thật, rất cần được các nhà kiến trúc và quy hoạch để ý.

Trong các buôn làng cũ, mỗi gia đình người Êđê sẽ dựng một mái nhà chung, có một bếp lửa chung, do người mẹ làm chủ gia đình quyết định. Những cô con gái sẽ quây quần quanh bếp lửa của mẹ, sống chung anh chị em, cho đến tuổi trưởng thành chọn người chồng của mình. Đôi vợ chồng trẻ sẽ được mẹ cho một gian trong ngôi nhà chung. Cứ thế, lần lượt từng cô con gái có từng không gian riêng trong không gian chung của cả nhà, và ngôi nhà được kéo dài ra, trở thành một hình ảnh biểu trưng cho văn hóa Tây Nguyên. Những cậu con trai lại được các gia đình khác chọn sang bếp lửa nhà vợ. Đến khi đủ điều kiện, các gia đình nhỏ này lại tách ra, tự dựng nhà dài mới để tiếp tục lo cho con cái.

Các ngôi nhà dài Êđê cứ thế nối tiếp nhau kéo dài, và nhân lên. Buôn làng được gìn giữ và phát triển bằng những không gian sống chung trong gia đình như vậy. Bước khỏi không gian ấy, lại là không gian sinh hoạt chung của mọi người, với những đêm hội hè, lễ, Tết, tất cả dân làng luôn tụ tập bên nhau…





Nhà sinh hoạt cộng đồng và trường mẫu giáo đã được xây dựng tại khu đô thị Ân Phú (TP. Buôn Ma Thuột).

Mô hình sinh hoạt đó của đồng bào Tây Nguyên bao đời, dù ở cấp độ nhỏ nhất là những gia đình, xem ra rất gần với không gian trong các chung cư hiện đại. Điểm này khác với người dân miền xuôi, bao đời tôn trọng tính sở hữu độc lập, với những ngôi nhà riêng hoàn toàn tách biệt khỏi cha mẹ, anh chị em. Mỗi cặp vợ chồng ở miền xuôi, luôn có thiên hướng tự tạo ngay căn nhà riêng của mình, dù có ở gần cha mẹ, anh chị em thế nào đi nữa. Do đó, một cách tự nhiên, những người nông dân ở đồng bằng, dù đã là thị dân, rời nông thôn đến sống ở thành thị, vẫn không dễ chấp nhận không gian sinh hoạt chung.

Đối chiếu hai góc cạnh này, có thể thấy, nếu các đô thị cao nguyên được tổ chức đúng quy hoạch, xây dựng tốt các hạ tầng văn hóa, xã hội, kiến thiết được những không gian sinh hoạt chung cho cộng đồng, gần gũi nhất là các nhóm gia đình cùng phong cách sống, cùng tầng lớp xã hội, thì việc vận động, mời gọi người dân bản địa chuyển đổi vào những căn hộ chung cư, là khá khả thi. Tâm lý sống trong mỗi mái nhà chung cho phép cư dân dễ chấp nhận điều đó.

Kiến tạo những chung cư

Không phải tự nhiên để đến nay, TP. Buôn Ma Thuột thể hiện ấn tượng về các chủ đề văn hóa trong những khu đô thị mới. Nổi bật nhất là các đô thị ở phía bắc đường vành đai phía tây thành phố, có các đô thị đang định hình, đều lựa chọn những hình ảnh biểu tượng gắn với văn hóa bản địa: Hình ảnh voi ở khu đô thị Eco City Premia, biểu tượng ngọn lửa cao nguyên ở khu đô thị Ân Phú, kiến trúc hạt cà phê ở Làng Cà phê Trung Nguyên… Mỗi biểu tượng chủ đề thể hiện một góc độ nhìn nhận về không gian văn hóa của đô thị, cũng chính là mục tiêu đầu tư phù hợp với văn hóa bản địa và thói quen sinh hoạt của người dân.

Theo quy hoạch, các đô thị mới này, đều có các công viên rộng, được bố trí các vị trí tiểu cảnh, điểm sinh hoạt cộng đồng ngoài trời cho cư dân. Hạ tầng văn hóa xã hội cũng được địa phương yêu cầu triển khai đầy đủ, như nhà sinh hoạt cộng đồng, trường mẫu giáo… Đây là cơ sở thực tế để tạo các không gian sinh hoạt chung cho người dân, có thể tổ chức những sự kiện tập thể, phong trào rất gần gũi hình ảnh sinh hoạt cộng đồng trong buôn làng bản địa.





Biểu tượng voi ở khu đô thị Eco City Premia – hình ảnh gắn liền với biểu tượng văn hóa Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Gia

Gắn với những không gian chung ấy, sự hình thành những tòa căn hộ chung cư cho các đô thị mới này sẽ là điểm nhấn kiến trúc phù hợp quy hoạch đô thị, dễ dàng bố trí cư dân trong không gian sống chung, tiết kiệm mặt bằng thực địa. Các căn hộ chung cư, nếu biết chọn những lối kiến trúc vừa cách tân, hiện đại cho đời sống thị dân, nhất là giới trẻ, vừa có những yếu tố văn hóa truyền thống sẽ dễ được người dân đón nhận. Khi liên kết các sinh hoạt chung bên ngoài với sinh hoạt riêng của mỗi gia đình trong mỗi căn hộ, các đô thị thật sự rất gần gũi với bóng dáng những buôn làng truyền thống.

Nhà nghiên cứu nhấn mạnh, phải thấy rằng, xã hội tiến bộ đang ngày càng giúp con người gần gũi những phương tiện, thiết bị hiện đại, song tâm thức lại hướng về những giá trị văn hóa vững bền, những hoạt động gần gũi thiên nhiên và cộng đồng hơn. Giới trẻ hôm nay lại càng xích đến vai trò hội nhập văn hóa đa dạng, sẵn sàng chấp nhận những cái mới hài hòa với truyền thống. Cho nên, khi các đô thị ở vùng cao nguyên đầu tư những không gian sống chung, kiến thiết những khu nhà chung cư, với bài trí, kiến trúc phù hợp nếp nghĩ, cách sống của đông đảo người dân, chắc chắn sự thích ứng của người dân sẽ cao hơn hẳn các vùng đô thị khác. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm đối với các nhà quản lý và quy hoạch, cần được nhìn nhận thấu đáo và toàn diện thêm. “Thả” chung cư vào giữa cao nguyên, phải chăng là câu chuyện đô thị hóa độc đáo mà hài hòa?

 Nguyên Đức





Source link

Cùng chủ đề

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, cường độ suy yếu dần

(ĐCSVN) – Hôm nay (13/11), Bão số 8 đi lên bắc Biển Đông, Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa. Miền Bắc sáng có sương mù, trời nắng; miền Nam có mưa rào và dông vài nơi. ...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam, các địa phương còn lại đi ngang trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập. ...

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024: Giảm nhẹ tại miền Nam 1.000

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024 quay đầu giảm nhẹ tại miền Nam từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 13/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay chững lại so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội

14:25, 05/06/2023 Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 5/6 sau khi nghe các tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại hội trường các đại biểu tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Tiến hành thảo luận tại tổ, đa số ý kiến tán thành cao với sự cần thiết xây dựng luật, song...

Mưa lũ gây thiệt hại 156 tỷ đồng

17:27, 07/08/2023 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều địa phương ở các huyện: Lắk, Krông Ana, Ea Súp, Krông Bông bị ngập lụt và gây thiệt hại lớn về sản xuất, kết cấu hạ tầng. Cụ thể: 1 nhà dân bị sập, 12 nhà bị tốc mái, hơn 100 nhà bị ngập; có 7.566 ha cây trồng các loại...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Sạt lở bờ sông – Vì đâu nên nỗi? (kỳ 1)

04:27, 18/04/2023 Đắk Lắk có hơn 500 km đường sông nhưng trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ dòng sông dường như đang bị “bỏ quên”. Hậu quả là hàng trăm vị trí dọc các dòng sông bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường, đời sống và hoạt động sản xuất của người dân. Kỳ 1: Hà bá "nuốt" đất đai, cây trồng Dọc theo những dòng sông chảy qua địa bàn các huyện Lắk, Ea Kar,...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Hội Nhà báo Quảng Ninh phát động cuộc thi tác phẩm báo chí

(CLO) Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ban Thường vụ Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển

Phó Chủ tịch đề nghị Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Tại đây, Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng...

Bản đồ thế giới 250 triệu năm nữa trông sẽ như thế nào?

(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong 250 triệu năm nữa, Trái đất sẽ có một siêu lục địa mới. Nhưng nó sẽ trông như thế nào? ...

Ông Trump chọn thêm quan chức phụ trách nhập cư, từng là nông dân

Truyền thông Mỹ khẳng định nữ Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem đã được ông Trump chọn làm bộ trưởng An ninh nội địa trong chính phủ sắp tới. Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem (phải) được truyền thông Mỹ khẳng định sẽ đảm nhiệm vị trí bộ trưởng An ninh nội địa - Ảnh: REUTERS Ngày 12-11, báo Wall...

Mới nhất