Trang chủDestinationsHòa BìnhThiêng liêng khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền...

Thiêng liêng khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu


(HBĐT) – Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam sinh ra và nuôi dưỡng nhiều anh hùng dân tộc mà tên tuổi đã trở thành bất tử. Triệu Thị Trinh, nữ tướng mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng xông pha trận mạc, đánh đuổi giặc Ngô đã được mọi thế hệ người dân Việt Nam biết đến và tự hào. Bà là biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường không ngại hiểm nguy trước kẻ thù xâm lược.


Đền Bà Triệu là một trong những di tích có cảnh quan, kiến trúc đẹp nhất của tỉnh Thanh Hóa. 

“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi đâu chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người”. Từ học sinh tiểu học, rồi đến các cấp học cao hơn, qua học môn Lịch sử, câu nói đanh thép, đầy khí phách của Bà Triệu đã được bao thế hệ học trò biết đến và ghi nhớ, đó như sự trao truyền ngọn lửa yêu nước.

Ngược dòng lịch sử, Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh hay còn có tên Triệu Trinh Nương. Bà sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ (tức năm 226) ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (nay thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Chứng kiến cảnh quê hương bị quân thù dày xéo, cuộc sống người dân lâm cảnh lầm than, năm 19 tuổi, người con gái má đào ấy cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa sỹ trên đỉnh núi Nưa mài gươm, luyện võ chuẩn bị khởi nghĩa. Nhân dân khắp vùng nô nức hưởng ứng khát vọng đánh giặc, cứu nước của anh em họ Triệu.

Cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo được ví đã làm “chấn động Giao Châu”, tạo nỗi khiếp đảm cho giặc Ngô. Sử sách ghi lại: Sau khi chọn núi Nưa làm căn cứ xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy, tiến công các quận, huyện của bọn quan lại nhà Ngô. Nghĩa quân đánh thắng quân Ngô nhiều trận, giết chết viên thứ sử Giao Châu. Khắp 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân đều nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Trước sức mạnh của nghĩa quân, nhà Ngô lo sợ phải phái viên danh tướng Lục Dận làm thứ sử Giao Châu, đem theo 8.000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Lục Dận một mặt ra sức trấn áp nhân dân, mặt khác dùng thủ đoạn xảo quyệt là tiền bạc, vật phẩm, hứa ban chức tước cho các thủ lĩnh địa phương. Từ đó nhiều thủ lĩnh ở Giao Chỉ đã quy thuận giặc. Nghĩa quân Bà Triệu rơi vào tình trạng cô lập.

Trận đánh cuối cùng diễn ra vào ngày 22/2 năm Mậu Thìn (năm 248), Bà Triệu đã anh dũng hy sinh tại núi Tùng ở Bồ Điền (nay thuộc xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) khi bà vừa tròn 23 tuổi.

Người đời sau tưởng niệm Bà Triệu đã xây dựng lăng mộ trên đỉnh núi Tùng và lập đền thờ ở sườn núi Gai, xã Triệu Lộc. Ngôi đền khởi dựng từ thời tiền Lý Nam Đế và được trùng tu nhiều lần. Lần gần đây nhất đền được trùng tu, tôn tạo vào năm 2008.

Thăm đền thờ Bà Triệu, nhiều người xúc động, cảm phục và tự hào về người nữ anh hùng dân tộc đã sáng tác nhiều bài thơ, văn về bà. Trong số đó có bài “Bà Triệu anh hùng” với những dòng thơ tràn cảm xúc: “Đền thờ Bà Triệu bên đường/Bắc – Nam qua lại bốn phương tự hào/Anh hùng nữ tướng má đào/Cưỡi voi đánh giặc kém nào tướng nam/Thương dân chìm đắm lầm than/Phất cờ diệt lũ tham tàn giặc Ngô…” 

Theo giới thiệu của cán bộ Ban quản lý di tích, ngôi đền được quy hoạch trên diện tích 3,8 ha, xây dựng theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc”, hướng về phía Bắc. Hệ thống thờ trong đền sắp xếp theo quy luật thờ anh hùng dân tộc. Từ phía ngoài vào trong gồm có: Nghi môn ngoại – hồ sen – bình phong – nghi môn trung – sân dưới – nghi môn nội – sân trên (hai bên có tả hữu mạc) – tiền đường – sân thượng – trung đường – sân thiên tỉnh – hậu cung. Hậu cung là công trình có địa thế cao nhất, dựa lưng vững chãi vào núi Gai.

Nhà hậu cung có kiến trúc gỗ ba gian hai chái, hai tầng mái cong với 4 vì kèo gỗ cấu trúc đăng đối nhau, có kết cấu “Giá chiêng chồng rường, kẻ bẩy”, 4 hàng chân cột. Hệ vì kèo được đỡ bởi hệ thống các cột. Hoa văn trang trí trên các hệ khung là các bức trạm nổi, trạm bong hình rồng, lá cúc to bản, hoa sen, lá cúc leo. Trang trí nề ngõa hình tượng rồng ở kìm nóc, kìm nóc mái và rồng bậc thềm. Ở gian giữa trong cùng là nơi đặt hương án (phía trên đặt long ngai bài vị Bà Triệu và đồ thờ); hai bên hương án là lọng thờ… Đặc biệt, ở hậu cung có một số câu đối, đại tự nội dung nêu gương sáng và ca ngợi công đức của Bà Triệu đối với quê hương. Cũng từ công đức to lớn, Bà Triệu đã trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được các vương triều phong kiến phong “Thần” và trở thành nữ anh hùng dân tộc tiêu biểu của đất nước qua mọi thời đại.

Cùng với hậu cung, các công trình của đền được quy hoạch hài hòa, cảnh quan đẹp, xanh mát nhưng hết sức uy nghi, linh thiêng. Chính vì vậy, đền Bà Triệu được đánh giá là một trong những di tích có cảnh quan, kiến trúc đẹp nhất của tỉnh Thanh Hóa. Năm 2015, nơi đây được đón Bằng Di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Thu Hiền






Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN - BAO TRÙM - TĂNG TRƯỞNG ...

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM muốn thành lập ban quản lý dự án giao thông trọng điểm

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm trong quý IV/2024 để ổn định bộ máy và hoạt động từ quý I/2025. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM muốn thành lập ban quản lý dự án giao thông trọng điểmSở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao...

Cháo tôm đậu xanh – món ăn dặm giàu dinh dưỡng dành cho trẻ

Cháo tôm đậu xanh là món ăn dặm không chỉ thơm ngon mà còn giúp bé hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ đầy đủ thông tin về món ăn này, từ cách chọn nguyên liệu đến cách chế biến. ...

Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Trước thực trạng nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chậm, lãnh đạo tỉnh này yêu cầu các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độTrước thực trạng nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chậm, lãnh đạo tỉnh này...

7 công thức nấu cháo tôm cho bé cha mẹ không nên bỏ qua

Bạn đang băn khoăn không biết nên nấu món gì vừa thơm ngon lại đầy đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm? Cháo tôm sẽ là gợi ý tuyệt vời. Với những công thức nấu cháo tôm cho bé được trình bày trong bài viết dưới đây, mẹ sẽ có đa dạng lựa chọn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Mới nhất

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu...

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. ...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Triệu chứng xuất hiện khi đang nằm cảnh báo suy tim

Bệnh suy tim thường âm thầm phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển thì chỉ cần một biến...

Mới nhất