Trang chủDestinationsHà NộiÁp lực nguồn vốn trong chuyển dịch ''xanh''

Áp lực nguồn vốn trong chuyển dịch ”xanh”


(HNM) – Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt giữa tháng 5-2023 với nhiều điểm mới, kỳ vọng mở ra bước ngoặt cho ngành điện khi đẩy mạnh phát triển điện sạch, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, quá trình hiện thực hóa các mục tiêu, định hướng phát triển thời gian tới sẽ đi cùng áp lực nguồn vốn lớn.

Công nhân kiểm tra vận hành tại Trạm biến áp 220kV Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Thanh Hải

Thách thức cho chuyển đổi

Quy hoạch điện VIII thể hiện Việt Nam kiên định mục tiêu phát triển xanh và bền vững, ưu tiên các nguồn năng lượng xanh, sạch như năng lượng tái tạo, năng lượng mới (amoniac, hydro)… không phát triển mới nhiệt điện than ngoại trừ những dự án từ quy hoạch cũ. Đồng thời, các dự án sử dụng năng lượng hóa thạch cũng đã và đang được thay thế dần bằng nhiên liệu sạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, để thực hiện các mục tiêu trên, theo Quy hoạch điện VIII, ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải giai đoạn 2021-2030 tương đương 134,7 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 119,8 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 14,9 tỷ USD. Trong định hướng giai đoạn 2031-2050, ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2-523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư nguồn điện khoảng 364,4-511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8-38,6 tỷ USD.

“Như vậy, theo tính toán, trong giai đoạn 2021-2030, mỗi năm chúng ta cần trên 13 tỷ USD và từ giai đoạn 2031-2050 thì lượng vốn hằng năm còn cao hơn. Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngành điện nói riêng”, Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương Trần Kỳ Phúc nhận định.

Còn theo ông Nguyễn Hà Đức Tùng, chuyên gia phân tích (Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT), Quy hoạch điện VIII đã thống nhất được một phương án “đủ và xanh”, nhưng có thể sẽ khó thực hiện hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh, do sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện giá cao như điện khí và điện năng lượng tái tạo. Trong khi đó, các công nghệ thay thế nhiên liệu đầu vào như hydro, amoniac cho các nhà máy nhiệt điện vẫn chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.

Nhiều phương án huy động nguồn vốn

Để thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII, Chính phủ đã đưa ra 11 nhóm giải pháp cụ thể. Trong đó, để có đủ nguồn lực tài chính, giải pháp đưa ra là đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, bảo đảm cạnh tranh trong thị trường điện.

Cùng với đó, Chính phủ kêu gọi sử dụng hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế, các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh; đồng thời, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện…

Chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm kỳ vọng, khi thị trường điện cạnh tranh được vận hành, mọi rào cản sẽ được xóa bỏ. Giá điện minh bạch do thị trường quyết định, các doanh nghiệp bảo đảm thu đủ chi phí, có lợi nhuận và tự chủ tài chính, từ đó thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện.

“Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo sẽ là động lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế; đặc biệt huy động vốn của các hộ dân xây lắp điện mặt trời mái nhà, nguồn điện tự sản, tự tiêu. Đây là một trong những giải pháp xử lý câu chuyện về vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch điện VIII”, ông Nguyễn Bích Lâm nêu.

Còn theo Tiến sĩ Ngô Tuấn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam), Quy hoạch điện VIII tính đến phương án để huy động nguồn vốn, kể cả nguồn tài trợ quốc tế cho phát triển năng lượng tái tạo; trong đó có đấu thầu, các nhà đầu tư nào có năng lực tài chính, kỹ thuật có thể tham gia, không còn cơ chế xin – cho như trước. Chính phủ và Bộ Công Thương cần nhanh chóng đưa ra các cơ chế, chính sách như giá mua điện linh hoạt để các nhà đầu tư tự tính toán khả năng lợi nhuận và tham gia đầu tư phát triển hệ thống điện tại Việt Nam.

“Một nội dung quan trọng là cần phát triển lưới điện đồng bộ với nguồn điện. Thực hiện yêu cầu này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, các địa phương nơi có dự án và đặc biệt là sự hợp lực của các nhà đầu tư bởi phát triển lưới điện cũng đòi hỏi huy động nguồn vốn lớn”, ông Đoàn Ngọc Dương, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết.

Sau dấu mốc pháp lý quan trọng khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, để từng bước hiện thực hóa quy hoạch, đặc biệt đáp ứng đủ nhu cầu về vốn nêu trên, nhiều chuyên gia kinh tế cùng cho rằng Chính phủ cần khẩn trương hoàn thiện các cơ chế tài chính đặc thù và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện. Các cơ chế này được thực hiện trên quan điểm đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển điện lực.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi. Tại thông báo kết luận dẫn đánh giá và dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới, trong trường hợp FED giảm lãi suất, nền kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng trên 7% trong giai đoạn tới.  Do đó,...

Cần rõ ràng, hấp dẫn

Sau hơn 1 năm ban hành, Quy hoạch Điện VIII đang được Bộ Công thương dự kiến đề nghị điều chỉnh bởi lo ngại rằng, nhiều nguồn điện được phê duyệt tại Quy hoạch không đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đã duyệt, tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt điện năng. Quy hoạch Điện VIII được bắt đầu xây dựng từ ngày 1/10/2019 tại...

Bộ Công Thương đã họp với cơ quan điều tra về 154 dự án điện mặt trời

Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc ban hành bổ sung, cập nhập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Báo cáo nêu rõ, ngày 30/8, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Cơ quan an ninh điều tra (A09), Bộ Công an về rà soát 154 dự án điện mặt trời được Thanh tra Chính phủ chuyển. Đây là các dự án được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ...

Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII

Bộ Công thương vừa đề nghị nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật và tham gia ý kiến với Dự thảo đánh giá tình hình thực hiện và chủ trương điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII. Quy hoạch Điện VIII được ban hành ngày 15/5/2023 và sau hơn 1 năm thực hiện, Bộ...

Lo thiếu điện, Bộ Công Thương đề xuất phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ

Mới đây, Bộ Công Thương có văn bản gửi các bộ, ngành và các bên liên quan đề nghị tham gia ý kiến cho dự thảo báo cáo Thủ tướng về đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch điện VIII. Tại báo cáo này, Bộ Công Thương đã liệt kê chi tiết tiến độ của những nguồn điện lớn. Cụ thể, với nguồn điện sử dụng khí trong nước và khí hóa lỏng tự nhiên (LNG), quy hoạch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Tổng thống K.Harris dẫn trước ứng cử viên D.Trump

CNN dẫn các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump khi bà chuẩn bị cho sự kiện quan trọng tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ diễn ra từ ngày 19-8 (giờ địa phương). Theo cuộc thăm dò của ABC News/Washington Post/Ipsos, bà Harris đang dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 49%-45% trong số những cử tri đã đăng ký và 51%-45% trong...

Học sinh Hà Nội giành Huy chương vàng cuộc thi phát minh và sáng chế thế giới

Nhóm học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành và Trường Trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ (Hà Nội) đã giành Huy chương vàng cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới. Đề tài nghiên cứu của nhóm được ban giám khảo đánh giá cao. Ảnh: NTT Nhóm học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành và Trường Trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ (Hà Nội) vừa xuất sắc giành Huy chương vàng cuộc...

Đặc sắc màn trình diễn nghệ thuật bán thực cảnh “Chuyện của Sen”

Các nghệ sĩ đã đem đến cho người dân và du khách màn trình diễn nghệ thuật ấn tượng trong chương trình nghệ thuật bán thực cảnh “Chuyện của Sen” tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024. hanoimoi.vn Nguồn:https://hanoimoi.vn/dac-sac-man-trinh-dien-nghe-thuat-ban-thuc-canh-chuyen-cua-sen-671939.html

Tài trợ 10 triệu Euro triển khai dự án tuyến đường sắt đô thị số 3

Ngày 30/5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam đã ký thỏa ước tài trợ cho dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai và Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị” sử dụng vốn không hoàn lại...

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024): Viết về chiến tranh – hướng tới hòa bình

Gần 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, chiến tranh vẫn là một đề tài quan trọng trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Ký ức chiến tranh đã trở thành di sản trong kho tàng văn hóa dân tộc, nhắc nhớ những bài học giá trị trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ lưu giữ và phát huy những di sản này như thế nào để phục vụ cho...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Lễ rước bánh thánh làng Bình Đà

Lễ rước bánh thánh làng Bình Đà là một nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 8 âm lịch tại làng Bình Đà, xã Tráng Quế, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 8, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự. Lễ rước bánh thánh là một nghi lễ độc đáo thể hiện lòng biết ơn của người...

Nhà thờ Lớn Hà Nội – Điểm đến xuyên 3 thế kỷ

Tọa lạc tại số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, ngay ở điểm giao nhau của 3 con phố lớn là Nhà Thờ, Lý Quốc Sư và Nhà Chung. Nhà thờ Lớn có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, là nhà thờ Thiên Chúa Giáo có lịch sử lâu đời nhất ở Hà Nội, không chỉ là một địa điểm tôn giáo linh thiêng mà còn là một công trình kiến trúc tiêu biểu của...

Đình Tây Đằng – công trình kiến trúc độc đáo thế kỉ 16

Đình Tây Đằng tọa lạc tại thôn Đông, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, được xem là một trong những ngôi đình cổ tiêu biểu nhất Việt Nam, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Nơi đây đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Đình Tây Đằng mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Mạc với kết cấu "giá chiêng", gồm...

Đình cổ Mông Phụ – Nét độc đáo giữa lòng làng cổ Đường Lâm

Đình Mông Phụ (Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được xây dựng trên một khu đất trung tâm và cao khoảng 1.800m². Đình được xây dựng vào năm 1533, thời Vua Mạc Đăng Doanh. Về sau, đình được tôn tạo, tu sửa vài lần nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu thế kỷ 19. Ngôi đình được xây dựng theo kiểu chữ 'Công' (chữ Hán: 工), gồm nghi môn (cổng chính), sân đình, tả...

Bức phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân

Bức phù điêu Lạc Long Quân đền Nội, còn gọi là giá tượng Lạc Long Quân, là một tác phẩm nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, được lưu giữ tại đền Nội (đền Lạc Long Quân), thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Bức phù điêu được làm bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo trên 5 tầng với chiều dài...

Mới nhất

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Ngày 19/9, Bộ Y tế có Công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ và các đơn vị y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4. ...

Mới nhất