Trang chủDestinationsQuảng NinhLinh hoạt, sáng tạo chuyển đổi sản xuất để vượt khó

Linh hoạt, sáng tạo chuyển đổi sản xuất để vượt khó


Số liệu thống kê của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong bốn tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Ngoài thị trường Nhật Bản tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hơn 6%, các thị trường khác đều giảm mạnh như thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm hơn 30%, EU giảm 12%, Hàn Quốc giảm 5%,…

Để vượt khó, các doanh nghiệp đang nỗ lực, tích cực tìm kiếm đơn hàng, đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm cũng như đẩy mạnh thực hành tiết kiệm nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất và giữ chân người lao động.

Đa dạng thị trường, mặt hàng

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Trương Văn Cẩm cho biết, ngành dệt may cũng như các ngành nghề khác hiện đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn trước biến động của nền kinh tế thế giới khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, lượng hàng tồn kho tăng cao. Thông thường mọi năm, các doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng đến hết tháng 8, tháng 9, thậm chí đến hết năm nhưng hiện tại đang phải “ăn đong” từng tháng, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận cảnh “vơ bèo vạt tép” những đơn hàng không mong muốn với mức giá thấp nhằm bảo đảm công ăn việc làm, tiền lương cho người lao động.

“Khi thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc, doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển thị trường ngách, nhận làm những đơn hàng có giá trị chuyên biệt cũng như thực hiện tiết kiệm, cắt giảm đến mức thấp nhất các khoản chi phí nhằm sớm vượt qua giai đoạn khó khăn” – ông Cẩm nhấn mạnh.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Việt Thắng, Nguyễn Quang Minh cho biết thêm, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, đơn vị đã phải linh hoạt chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa khách hàng, mặt hàng, tập trung vào khâu thế mạnh nhằm duy trì việc làm cho người lao động, ổn định sản xuất. Trong đó, muốn duy trì được sản xuất cần phải thay đổi sáng tạo linh hoạt để tạo sự khác biệt, cố gắng duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm các khách hàng mới trong và ngoài nước thông qua các kênh khác nhau. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp cụ thể như tự động hóa các khâu sản xuất chính, cân đối dây chuyền một cách hợp lý, tính toán mặt hàng sản xuất tối ưu, triệt để nhằm tiết kiệm nguyên liệu từ bông xơ, vật tư, phụ tùng và năng lượng. Ngoài ra, đơn vị sẽ tăng cường đầu tư vào khâu sản xuất vải thành phẩm, ổn định chất lượng khâu in nhuộm và hoàn tất để nâng cao hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và giải quyết việc làm cho người lao động. Để phát triển doanh số và mở rộng thị trường, tổng công ty sẽ tăng cường nhân lực cho bộ phận kinh doanh thị trường; áp dụng các hình thức khuyến khích như thưởng doanh thu, tăng cường khâu tiếp thị bán hàng qua các kênh khác nhau, bao gồm các kênh truyền thống và các kênh bán hàng online như: Amazon, Alibaba, trên mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube,…

Tương tự, Tổng Giám đốc Tổng công ty May Hưng Yên, Phạm Thị Phương Hoa cho biết, năm 2022, đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn khi các đơn hàng có dấu hiệu “đảo chiều” và thu hẹp. Nếu như trước đây thế mạnh của tổng công ty là sản xuất các mặt hàng dệt thoi, các sản phẩm thời trang nữ cao cấp, quy mô nhỏ, nhưng trước khó khăn, đơn vị đã phải đầu tư thêm máy móc, dây chuyền để sản xuất các mặt hàng dệt kim có giá rẻ hơn nhưng quy mô đơn hàng lớn nhằm duy trì sản xuất. Với tình hình khó đoán định của năm 2023, chắc chắn tổng công ty vẫn phải tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng, khách hàng, chấp nhận sản xuất các đơn hàng nhỏ nhưng yêu cầu kỹ thuật cao để duy trì sản xuất thông qua đầu tư chiều sâu vào máy móc và thiết bị. Đồng thời, xây dựng các phong trào sáng kiến, sáng tạo nhằm nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tận dụng tốt các cơ hội

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, các doanh nghiệp hiện đang đối diện với nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng, đơn giá thấp với mức giảm 20-50% so với năm 2022. Theo dự báo, tình trạng thiếu đơn hàng, đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng ít, đơn giá thấp sẽ kéo dài đến hết quý III. Do đó, doanh nghiệp phải tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, bám sát khách hàng, bám sát thị trường để có các chính sách linh hoạt, kịp thời nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex, Lê Tiến Trường khẳng định, các tổ chức uy tín chưa có một dự báo nào về thời điểm phục hồi mạnh của thị trường dệt may thời trang. Tổng tồn kho hàng dệt may sau khi giảm vào tháng 1 và tháng 2 đã tăng trở lại trong tháng 3, tháng 4 vừa qua. Tồn kho cao, đơn hàng phải đặt nhỏ, nhanh dẫn tới xu thế dịch chuyển đặt hàng về gần thị trường tiêu thụ để linh hoạt hơn trong giao hàng dù chi phí sản xuất có thể cao hơn. Điều này khiến nhu cầu đặt hàng của khu vực Mỹ, châu Âu từ châu Á cũng suy giảm.

Ông Trường cũng cho biết, xét trên lợi thế cạnh tranh tương đối, Việt Nam đang có nhiều hạn chế hơn các quốc gia xuất khẩu khác. Trước hết là đồng tiền Việt Nam đang mạnh lên trong quý I vừa qua, trong khi các quốc gia xuất khẩu dệt may duy trì đồng nội tệ rẻ để kích thích xuất khẩu, kể cả Trung Quốc với tỷ giá 6,91 CNY/USD so với năm 2018, năm 2019 ở mức 6,3-6,5 CNY/USD. Lãi suất khoản vay tại Việt Nam cũng dao động cao hơn mức tại các quốc gia này từ 5-7%/năm. Tăng giá điện 3% từ ngày 4/5, tăng lương cơ sở của khu vực công lên 1,8 triệu đồng/tháng cũng gây thêm áp lực chi phí lên doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung cho thị trường ngách với đơn hàng nhỏ, khó, thay đổi liên tục cũng như đa dạng hóa khách hàng, không phụ thuộc vào một vài khách hàng truyền thống. Đồng thời, tiết kiệm triệt để mọi chi phí vận hành, chưa thực hiện mở rộng quy mô, tập trung vào đầu tư chiều sâu trong tự động hóa, số hóa với khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh trong vòng hai, ba năm.

Vinatex và các doanh nghiệp thành viên sẽ tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển vị trí trong chuỗi cung ứng hiện có cũng như tìm kiếm, gia nhập các chuỗi cung ứng mới.

Kiên định mục tiêu xây dựng Vinatex là một điểm đến cung ứng giải pháp trọn gói, bắt đầu từ dệt kim nhưng linh hoạt trong xác định mục tiêu phù hợp diễn biến thị trường, bao gồm cả lựa chọn thêm các sản phẩm đặc biệt để phát triển giải pháp trọn gói; thực hiện đầy đủ, không trì hoãn các cam kết liên quan đến bảo vệ môi trường, thực hiện chuẩn mực quản lý theo hướng kinh tế tuần hoàn mà các tổ chức, các thương hiệu lớn đã đặt ra cho toàn bộ thành viên trong chuỗi cung ứng.

Tập đoàn đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích, cập nhật thị trường và đối thủ để có giải pháp sản xuất, kinh doanh linh hoạt, tận dụng tốt các cơ hội mang lại, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã và đang tham gia.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas Trương Văn Cẩm, bên cạnh khó khăn về đơn hàng, đơn giá giảm mạnh, doanh nghiệp dệt may cũng chịu áp lực rất lớn về tài chính như lãi vay cao, áp lực trả nợ vay và lãi vay,… Nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn dự trữ hoặc sa thải nhân công, giảm giờ làm, sản xuất cầm chừng để duy trì lực lượng lao động. Do đó, Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ,… để giúp các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, chuyển đổi xanh nhằm đáp ứng các yêu cầu thị trường.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cần có giải pháp linh hoạt phát triển thị trường carbon

Chiều 22/8, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. ...

13 đội tuyển tham gia cuộc thi sáng tạo Robot châu Á

Chủ đề “Ngày mùa” được lựa chọn nhằm tôn vinh giá trị của ngành nông nghiệp, đặc biệt là việc canh tác lúa trên các thửa ruộng bậc thang, một nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Các robot tham gia sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng quá trình trồng lúa, từ gieo mạ đến thu hoạch. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người Việt Nam, cây lúa không chỉ...

Mặt trận các cấp TP đổi mới, sáng tạo vì một kỳ Đại hội thành công

Nhìn lại việc tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tại các quận, huyện vừa qua thấy rõ sự chủ động, sáng tạo của mỗi địa phương, chính là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu MTTQ TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029 sẽ diễn ra từ ngày 21-23/8/2024. Hết tháng 6/2024, 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP đã tổ chức thành công Đại hội...

Giải pháp điều hành tỉ giá linh hoạt, ổn định thị trường ngoại tệ

Loạt ngân hàng lãi lớn mảng kinh doanh ngoại hốiTheo số liệu từ Tổng cục Thống kê, từ cuối năm 2023 đến hết tháng 6.2024, tỉ giá USD/VND có xu hướng tăng khá mạnh. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tỉ giá đồng USD/VND tăng 5,64%. Tận dụng việc tỉ giá tăng mạnh, hoạt động mua bán ngoại tệ diễn ra sôi động.Trong báo cáo tài chính tổng kết 6 tháng đầu năm 2024 vừa công bố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Những nghệ nhân thổi hồn vào than đá

Than đá Quảng Ninh không chỉ là sản phẩm đồ mỹ nghệ hay là nguồn thu nhập cho những người thợ làm ra nó. Ở than đá còn là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật đặc biệt cho những người nghệ sĩ vùng đất mỏ. Họ đam mê đến trọn đời với nghệ thuật than đá, họ tìm thấy trong than một vẻ đẹp đắm đuổi tiềm ẩn, mê mẩn với trường phái nghệ thuật mà mình theo...

Mới nhất

Tàu vũ trụ Starliner của Boeing hạ cánh sau 3 tháng trên vũ trụ

TPO - Sau hơn ba tháng trên không gian, chuyến bay thử nghiệm có phi hành đoàn (CFT) của Starliner cuối cùng đã kết thúc. Tàu vũ trụ Starliner của Boeing đã hạ cánh thành công cuối tuần qua.  Bất chấp những vấn đề gặp phải trong chuyến bay lên Trạm vũ trụ quốc tế...

Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào

Lào-Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hợp tác đầu tư, tập trung triển khai các dự án quan trọng đảm bảo tiến độ và chất lượng; tăng cường trao đổi, phối hợp trong quản lý kinh tế vĩ mô giữa hai nước; có chính sách ưu...

Áp thấp nhiệt đới sắp đi vào biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

Tin mới nhất về áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng...

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại...

Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi

Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổiSở Y tế TP.HCM đã khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi trên toàn Thành phố cho trẻ từ 1-10 tuổi. Ước tính có gần 125.000 trẻ thuộc diện cần tiêm trong chiến dịch. ...

Mới nhất