Trang chủDestinationsĐắk LắkKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hạ tầng...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số


14:09, 10/06/2023

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, sáng 10/6 Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), đa số đại biểu thống nhất với việc sửa đổi Luật Căn cước công dân nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý dân cư, căn cước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại…

Đề cập về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Điều 10 của dự án Luật, đại biểu cho rằng, cần bổ sung vào kho lữu trữ dữ liệu để tăng cường dữ liệu quốc gia và hiệu lực quản lý thông tin. Tuy nhiên, cần cụ thể thông tin, đối tượng nào bắt buộc phải đưa vào kho dữ liệu, đối tượng và thông tin nào thì không phải bắt buộc.

Ngoài ra, Điều 23 của dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tích hợp thông tin vào thẻ căn cước để giảm bớt thủ tục giấy tờ, tránh thất lạc giấy tờ, thuận lợi cho cơ quan trong giao dịch, cải cách thủ tục hành chính và thuận lợi cho người dân trong việc giảm chi phí, thời gian đi lại. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, việc tích hợp này cần hạ tầng tốt để bảo vệ dữ liệu, tránh thất thoát, làm lộ bí mật thông tin của người dân.





Phiên thảo luận tại tổ 1. Ảnh: quochoi.vn
Phiên thảo luận tại tổ 1. Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu cũng nhất trí với Ban soạn thảo đề cập việc đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số trong dự án Luật. Bên cạnh đó là việc hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm 100% dân số được đăng ký và quản lý.

Đại biểu đánh giá cao quá trình soạn thảo dự án Luật đã tạo bước ngoặt đột phá về chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực và đồng thuận với khoản 10 Điều 10 về bổ sung kê khai nhóm máu cho bảo vệ sức khỏe công dân trong trường hợp cấp bách.

Bên cạnh đó, Ban soạn thảo dự án Luật cũng bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân (Điều 20) là người dưới 14 tuổi thực hiện cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Việc làm thẻ căn cước công dân cho đối tượng này cũng góp phần quản lý dữ liệu, thông tin cá nhân được tốt hơn bởi nếu dùng giấy khai sinh có thể bị hư hỏng, cũ nát nên dễ ảnh hưởng đến độ chính xác của thông tin cá nhân và người khác có thể sử dụng thay thế được. Để đảm bảo cơ sở dữ liệu thông tin được tốt hơn, đại biểu yêu cầu trong dự án Luật cần đề cập rõ hơn về hạ tầng để bảo mật dữ liệu cá nhân.

Về đối tượng áp dụng của dự án Luật, đại biểu đồng thuận với phần điều chỉnh là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Việc làm này cũng góp phần đảm bảo việc quản lý những người này đang sinh sống, làm việc tại nước ta một cách khoa học hơn.

Siết chặt quản lý trong lĩnh vực viễn thông

Cho ý kiến về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Viễn thông (sửa đổi) với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, nhằm thể chế hóa nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.





Đại biểu tại tổ 6 tham gia phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu tại tổ 6 tham gia phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn

Việc sửa đổi Luật Viễn thông cũng nhằm thể chế hóa kịp thời những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện các cam kết quốc tế; góp phần phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực viễn thông, thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số; đồng thời, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành, khắc phục những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Luật Viễn thông thời gian qua.

Đối với phạm vi điều chỉnh, các đại biểu tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh để phù hợp với xu hướng phát triển của viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và xu hướng hội tụ của viễn thông, công nghệ thông tin với công nghệ số. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thiết kế quy định trong dự thảo Luật đối với các loại hình dịch vụ mới theo hướng mở, mang tính nguyên tắc.

Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước, phân tích, làm rõ, thuyết phục hơn việc mở rộng phạm vi điều chỉnh; báo cáo với Quốc hội về định hướng thiết kế hệ thống các luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để phát huy tác dụng cộng hưởng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo về phạm vi điều chỉnh, nhất là đối với các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.

Đại biểu cho rằng, việc siết chặt quản lý là cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, xu hướng hội tụ trong lĩnh vực này ngày càng trở nên rõ ràng, các dịch vụ mới được sử dụng phổ biến, nhưng chưa được điều chỉnh đầy đủ bởi các luật hiện hành, cần phải có các chế tài quản lý để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ một cách an toàn, an ninh.

Mục tiêu quản lý là khuyến khích dịch vụ mới phát triển, khuyến khích không có nghĩa là không quản lý, mà là quản lý ở mức độ phù hợp, để vẫn tạo ra môi trường thuận lợi cho các dịch vụ này phát triển, xem xét đánh giá kỹ tác động của chính sách.

Đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu thêm để thể hiện rõ mức độ quản lý nào là phù hợp, đưa ra các quy định hợp lý như: quản lý như thế nào khi các dịch vụ này có tính xuyên biên giới, với hình thức nào để không ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài do phải thực hiện các cam kết, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Cho ý kiến về Quỹ viễn thông công ích, đại biểu cho biết, cần giảm nhẹ các loại phí cho doanh nghiệp, người dân, tránh chồng chéo giữa các loại thuế phí, trùng lắp giữa mục đích chi của Quỹ với mục đích chi của ngân sách nhà nước.

Nếu đã chi bằng ngân sách thì phải thông qua dự toán, phải có điều kiện kiểm soát. Nhiệm vụ phát triển viễn thông cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là cần thiết, nhưng cần đưa vào chương trình đầu tư, quy hoạch cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả thực hiện để tránh hình thành cơ chế xin – cho.

Đại biểu đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với quy định liên quan đến Quỹ này, đưa ra những quy định chặt chẽ cũng như đưa ra hạn mức đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của Quỹ này, tránh gây sức ép lớn cho người dân và doanh nghiệp.

Lan Anh (tổng hợp)

 





Source link

Cùng chủ đề

Tư duy như người không biết về công nghệ số để không sợ công nghệ số

Những người ứng dụng công nghệ số (CNS) hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào CNS, để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS. Báo VietNamNet giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển Kinh tế số và Xã hội số được tổ chức lần thứ 2 tại Bình Dương, ngày 14/11. Diễn đàn Quốc gia về phát triển...

Đưa AI, trợ lý ảo tiếp cận sớm với học sinh, thanh thiếu niên

Với chủ đề “Khai phá sức mạnh AI”, Ngày hội sáng tạo công nghệ năm 2024 đã giúp các bạn trẻ hiểu và tiếp cận công cụ trợ lý ảo, trí tuệ nhân tạo. Sáng 10/11, Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã phối hợp cùng các đối tác tổ chức Ngày hội sáng tạo công nghệ năm 2024.  Hoạt động này là một phần...

Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số, ứng dụng AI Make in Viet Nam

Sáng tạo ứng dụng số, ứng dụng AI là một trong những mục tiêu của Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ TT&TT tổ chức. Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: 18:56, 23/06/2023 Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 23/6 Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Kết quả, có 470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 95,14%). Tiếp đó, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể...

ASEAN và Đối tác: Hướng tới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

14:17, 14/07/2023 Chiều 13/7, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục dự các Hội nghị ASEAN+1 với Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada và Hội nghị ASEAN+3, trọng tâm chính là kiểm điểm hợp tác và định hướng thời gian tới. Tại các hội nghị, các bộ trưởng bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tốt đẹp trong...

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch trong cộng đồng tại Buôn Đôn

15:40, 05/06/2023 Từ ngày 5 đến 8/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Buôn Đôn và Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch, dành cho cá nhân, hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ homestay tại buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Tham gia lớp bồi dưỡng là các hộ gia đình (hơn 20...

Hơn 21.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023

17:30, 13/06/2023 Sở GD-ĐT cho biết, toàn tỉnh có 21.119 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023, tăng 697 thí sinh so với kỳ thi năm 2022. Hội đồng thi tỉnh đã bố trí 33 điểm thi chính thức (tăng 1 điểm thi so với kỳ thi năm 2022) tại 15 huyện, thị xã, thành phố, với 900 phòng thi (tăng 31 phòng thi); tổng số cán bộ làm công tác thi là trên 3.000 người, trong...

Trung Quốc kêu gọi Mỹ thực hiện thỏa thuận và tôn trọng các cam kết

17:02, 14/06/2023 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương ngày 14/6 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken, trong đó ông kêu gọi Washington thực hiện thỏa thuận giữa hai nước và tôn trọng những cam kết đã đưa ra để ngăn chặn căng thẳng giữa hai nước vượt tầm kiểm soát.  Ông Tần Cương đánh giá, kể từ đầu năm tới nay, quan hệ Trung - Mỹ đã gặp phải nhiều trở ngại....

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Nên ăn bao nhiêu nấm sẽ tốt cho sức khỏe?

Các chất dinh dưỡng có trong nấm Nấm có chứa selen và ergothioneine, là những chất chống oxy hóa mạnh. Chúng cũng chứa vitamin B và đồng, tất cả đều hỗ trợ sự phát triển của tế bào hồng cầu. Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều khoáng chất như kali, đồng, sắt và phốt pho, những chất thường không có...

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên

Tại Quyết định trên, Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án là Tổng Công ty Viglacera - CTCP. Dự án được triển khai tại xã Bảo Hưng và Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái với quy mô 54,59ha.  Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.184,33...

Ngược dòng thế giới, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

(NLĐO) - Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt tối nay nhưng giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 vẫn rất cao. ...

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm. ...

VietinBank thông báo kết quả lựa chọn thanh lý tài sản cố định

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) thông báo kết quả lựa chọn cá nhân được mua thanh lý tài sản cố định của Trung tâm Thẻ VietinBank đối với cá nhân với thông tin như sau:I. Thông tin cá nhân được lựa chọn: 1. Tên cá nhân được lựa chọn: Ông Nguyễn Xuân Trường (số CCCD: 027097002005). 2....

Mới nhất