Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcVì sao người ở vùng nhiệt đới khó thích nghi với ngưỡng...

Vì sao người ở vùng nhiệt đới khó thích nghi với ngưỡng 40°C


Nghiên cứu của Đại học Bristol cho thấy độ ẩm cao hơn sẽ khiến tốc độ bay hơi của mồ hôi trên da giảm đi, góp phần khiến cơ thể khó xử lý stress nhiệt.





Nắng nóng và độ ẩm cao khiến người dân Bangkok mệt mỏi dưới sóng nhiệt. Ảnh: Pavel V.Khon

Nắng nóng và độ ẩm cao khiến người dân Bangkok mệt mỏi dưới sóng nhiệt. Ảnh: Pavel V.Khon

Năm nay, trước cả khi mùa nóng ở Bắc bán cầu bắt đầu, những kỷ lục nhiệt độ liên tiếp bị phá vỡ. Ví dụ, nhiệt độ tháng 4 ở Tây Ban Nha (38,8 độ C) vượt ngoài mức thông thường, ngay cả vào đỉnh mùa hè. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á bị thiêu đốt bởi đợt nắng nóng kéo dài. Các nước như Việt Nam và Thái Lan ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong lịch sử (44 và 45 độ C). Tại Singapore, nhiệt độ cán mốc 37 độ C. Ở Trung Quốc, Thượng Hải trải qua nhiệt độ tháng 5 cao nhất trong hơn một thế kỷ (36,7 độ C).

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ cao trở nên phổ biến hơn, nhưng nắng nóng có thể tạo ra tác động rất khác nhau tùy theo những yếu tố như độ ẩm và mức độ chuẩn bị đối phó sóng nhiệt ở một khu vực. Đợt nắng nóng gần đây ở Đông Nam Á có thể được nhớ đến với mức độ “stress” nhiệt, căng thẳng do nhiệt gây ra cho cơ thể. Stress nhiệt chủ yếu do nhiệt độ gây ra, nhưng các tác nhân khác liên quan đến thời tiết như độ ẩm, bức xạ và gió cũng rất quan trọng, theo Yahoo.

Cơ thể con người thu nhiệt từ không khí xung quanh, từ Mặt Trời hoặc quá trình như tiêu hoá và tập thể dục. Để đối phó với điều này, cơ thể cần giải tỏa một lượng nhiệt trực tiếp vào không khí và thông qua hơi thở. Nhưng phần lớn nhiệt bị thất thoát qua đổ mồ hôi, vì khi mồ hôi trên bề mặt da bay hơi, nó sẽ lấy năng lượng từ da và không khí xung quanh cơ thể dưới dạng ẩn nhiệt.

Các yếu tố khí tượng tác động tới toàn bộ quá trình trên. Ví dụ, không có bóng râm sẽ khiến cơ thể tiếp xúc với nhiệt trực tiếp từ ánh sáng Mặt Trời, trong khi độ ẩm cao hơn sẽ khiến tốc độ bay hơi của mồ hôi trên da giảm đi. Chính vì nguyên nhân này, đợt nắng nóng vừa qua ở Đông Nam Á rất nguy hiểm bởi đây vốn là khu vực vô cùng ẩm ướt trên thế giới.

Tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và thể trạng cá nhân có thể khiến một số người dễ bị “stress” nhiệt hơn. Tuy nhiên, stress nhiệt có thể đạt đến giới hạn mà tất cả mọi người, ngay cả những người khỏe mạnh và thích nghi tốt, cũng không thể sống sót ngay cả khi gắng sức ở mức vừa phải.

Một cách để đánh giá mức độ stress nhiệt gọi là nhiệt độ cầu ướt (WBGT), chỉ số thể hiện sự căng thẳng nhiệt mà cá nhân phải tiếp xúc. Điều kiện nắng gắt tương đương với nhiệt độ xấp xỉ 39 độ C kết hợp độ ẩm tương đối 50%. Giới hạn đó nhiều khả năng sẽ bị vượt qua ở một số nơi trong đợt nắng nóng gần đây trên khắp Đông Nam Á.

Ở những nơi ít ẩm ướt hơn xa vùng nhiệt đới, độ ẩm thấp hơn, kéo theo WBGT cũng thấp hơn và ít nguy hiểm hơn nhiều. Đợt nắng nóng tháng 4 ở Tây Ban Nha với nhiệt độ tối đa 38,8 độ C có giá trị WBGT chỉ khoảng 30 độ C. Trong đợt nắng nóng năm 2022 tại Anh, nhiệt độ vượt 40 độ C, độ ẩm dưới 20% và giá trị WBGT khoảng 32 độ C.

Các nhà khoa học ở Đại học Bristol, Anh, sử dụng dữ liệu khí hậu để lập bản đồ thể hiện stress nhiệt trên toàn thế giới. Nghiên cứu nêu bật các khu vực có nguy cơ vượt quá ngưỡng WBGT cao nhất là những điểm nóng bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Đông Nam Á, bán đảo Arab, châu Phi xích đạo, Nam Mỹ xích đạo và Australia. Ở những vùng này, tần suất vượt quá ngưỡng stress nhiệt tăng lên cùng với hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Trên thực tế, hầu hết mọi người vốn dễ tổn thương dưới ngưỡng có thể sống sót. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể thấy số lượng lớn người tử vong trong các đợt nắng nóng ở những nơi mát mẻ. Ngoài ra, phân tích toàn cầu thường không nắm bắt được những yếu tố cực đoan cục bộ do quá trình vi khí hậu gây ra. Ví dụ, một khu dân cư trong thành phố có thể giữ nhiệt hiệu quả hơn khu vực xung quanh, được thông khí nhờ gió biển mát mẻ, hoặc nằm trong “bóng mưa” của một ngọn đồi địa phương, khiến khu vực đó ít ẩm hơn.

Vùng nhiệt đới thường chứng kiến nhiệt độ ít thay đổi hơn. Chẳng hạn, Singapore gần như nằm trên đường xích đạo và nhiệt độ tối đa khoảng 32 độ C quanh năm, trong khi nhiệt độ tối đa điển hình ở London vào giữa mùa hè chỉ là 24 độ C. Tuy nhiên, London lại ghi nhận nhiệt độ kỷ lục cao hơn (40 độ C so với 37 độ C ở Singapore).

Do các khu vực như Đông Nam Á luôn có stress nhiệt cao, có thể người dân sẽ thích nghi tốt để đối phó với nắng nóng. Báo cáo ban đầu cho thấy stress nhiệt cao của đợt nắng nóng gần đây dẫn tới rất ít trường hợp tử vong trực tiếp. Tuy nhiên, chưa có báo cáo chính xác về số trường hợp tử vong do nguyên nhân gián tiếp. Ngay cả khi không có biến đổi khí hậu, biến động thời tiết tự nhiên có thể tạo ra những đợt nắng nóng phá vỡ kỷ lục địa phương, thậm chí gần đạt đến giới hạn sinh lý.

An Khang (Theo Yahoo)




Source link

Cùng chủ đề

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người

Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi...

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Không khí lạnh tăng cường mạnh vào cuối tháng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20/11-29/11), miền Bắc duy trì hình thái ngày nắng, đêm không mưa, đêm và sáng trời rét, sau tăng nhiệt trước khi đón không khí lạnh mạnh vào cuối tháng. Trung Bộ mưa lớn cục bộ. Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có nhận định tình hình thời tiết trong 10 ngày tới (20-29/11). Theo đó, không khí lạnh tăng cường lệch Đông sau có...

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trở thành… công cụ hỗ trợ điều trị ung thư

DNVN - Salmonella, loại vi khuẩn thường được biết đến với các ca ngộ độc thực phẩm, nay được các nhà khoa học phát hiện có khả năng hỗ trợ chống lại ung thư đại tràng. ...

Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM nỗ lực ‘truyền lửa’ đam mê nghiên cứu công nghệ

Với lòng nhiệt thành với nghề “trồng người”, Ths. Nguyễn Thanh Tùng (Trường Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH) không ngừng tìm kiếm những phương pháp khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu ở sinh viên. Nhiệt huyết tìm tòi, đổi mới và đóng góp những giá trị cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Ths. Nguyễn Thanh Tùng - giảng viên bộ môn Công nghệ phần mềm, Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 19/11: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 19/11, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-34 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 54%, mật độ mây 20%.Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM đều có chỉ số tia UV chạm ngưỡng nguy cơ gây hại cao.Thời tiết các tỉnh Nam Bộ ngày 19/11/2024Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

ChatGPT và những hệ quả tiêu cực phát triển năng lực cho sinh viên

Hiện nay, việc sử dụng ChatGPT trong học tập đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng sinh viên, mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ cá nhân hóa học tập và xử lý thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng công cụ này đang gây ra những lo ngại về sự suy giảm khả năng tư duy, sáng tạo và kỹ năng mềm, những yếu tố thiết yếu cho sự phát...

Điều gì xảy ra nếu có người chết trong vũ trụ?

Cách xử lý khi có người qua đời trong vũ trụ phụ thuộc vào khoảng cách với Trái Đất và nhiều yếu tố khác. Phi hành gia cần mặc đồ bảo hộ ở ngoài tàu vũ trụ. Ảnh: Live Science Từ khi khám phá vũ trụ bắt đầu cách đây hơn 60 năm, 20 người đã thiệt mạng, bao gồm 14 người trong thảm kịch tàu con thoi của NASA năm 1986 và 2003, 3 nhà du hành trong nhiệm...

8 vật thể lớn nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học phát hiện một số loại thiên thể đồ sộ nhất trong vũ trụ, từ hành tinh tới siêu cụm thiên hà. Hành tinh lớn nhất: ROXs 42Bb Mô phỏng hành tinh ROXs 42 Bb. Ảnh: NASA Sao Mộc, hành tinh lớn hơn Trái Đất 11 lần về bán kính, là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. ROXs 42Bb là hành tinh lớn nhất tìm thấy trong vũ trụ. Nó có khối lượng gấp 9 lần...

Tại sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tách đôi?

Nơi Thái Bình Dương và Đại Tây Dương giao nhau có một đường ngăn cách với màu nước khác biệt ở hai phía do chênh lệch về độ mặn, nhiệt độ, thành phần hóa học của nước biển. Nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương ở eo biển Beagle tại Tierra del Fuego, Chile. Ảnh: Dea Theo Nadín Ramírez, nhà hải dương học ở Đại học Concepción tại Chile, nước biển Thái Bình Dương và Đại...

Cùng chuyên mục

Hiện thực hóa các mục tiêu Đảng, Nhà nước đặt ra là nhiệm vụ của thế hệ trẻ

NDO - Sáng 22/11, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt các nhà khoa học trẻ được nhận Giải thưởng Khuê Văn Các năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên Giải thưởng được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức, với đối tượng là các nhà khoa học trẻ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Phát biểu ý kiến...

Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn

NDO - Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) ra đời năm 2004 gắn với nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy ứng dụng, triển khai khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đến nay, công tác nghiên cứu ứng dụng, triển khai đã được đẩy mạnh, có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chiều 22/11, Ban Ứng...

Số lượng sinh viên được tuyển thẳng vào Viettel làm việc đạt kỷ lục

Chương trình Thực tập sinh tài năng (Viettel Digital Talent) mùa bốn vừa khép lại với hơn 101 sinh viên xuất sắc được tuyển dụng chính thức vào làm việc tại Viettel. Bắt đầu từ năm 2021, sau 4 mùa chương trình đã đào tạo hơn 700 sinh viên trong và ngoài nước, hơn 250 sinh viên tốt nghiệp từ Viettel Digital Talent vẫn đang làm việc tại các đơn vị trong Tập...

TP.HCM thử nghiệm đưa AI vào giáo dục

Một trong hai giải pháp là phát hiện lỗ hổng kiến thức của học sinh, trên cơ sở đó AI sẽ đề xuất những nội dung học sinh cần bồi dưỡng. "Hiện nay, chúng tôi đang trong giai đoạn thu thập và tích hợp...

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc. Ngành thép Hàn Quốc cũng không mấy lạc quan khi ngày 19-11 POSCO, tập đoàn thép hàng đầu...

Mới nhất

Ấn Độ mong muốn hợp tác với các trường đào tạo y khoa Việt Nam

Ngày 22-11, Trường đại học Y Dược Cần Thơ đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 dành cho sinh viên nước ngoài. Năm học này có 100 sinh viên đến từ Ấn Độ theo học ngành y khoa tại trường. ...

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8

Tại cuộc họp, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025 được làm rõ, đồng thời điều chỉnh các chỉ tiêu tăng trưởng để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. ...

Dự kiến nhiều ưu đãi riêng đối với giáo viên mầm non

Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới liên quan về lương, phụ cấp với giáo viên mầm non. Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra thêm nhiều đề xuất ưu đãi về lương, phụ cấp với giáo viên mầm non. Ảnh: Anh Thư Dự kiến mới về chính sách tiền lương Ngày 20.11 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận...

Hiện thực hóa các mục tiêu Đảng, Nhà nước đặt ra là nhiệm vụ của thế hệ trẻ

NDO - Sáng 22/11, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt các nhà khoa học trẻ được nhận Giải thưởng Khuê Văn Các năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên Giải thưởng được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức, với đối tượng là...

Mới nhất