Trang chủNewsThế giớiTác động của vụ vỡ đập Kherson tới chiến sự Nga -...

Tác động của vụ vỡ đập Kherson tới chiến sự Nga – Ukraine


Vụ vỡ đập Kakhovka trên sông Dnieper được cho là sẽ cản trở cơ hội phản công của Ukraine, nhưng cũng tạo ra nhiều bất lợi cho lực lượng Nga.

Đập thủy điện Kakhovka trên sông Dnieper, thuộc khu vực Nga kiểm soát ở tỉnh Kherson, bị phá hủy một phần sau vụ nổ ngày 6/6, khiến 18 tỷ mét khối nước tràn xuống các thị trấn và khu vực đất canh tác ở hạ lưu, buộc hàng nghìn dân thường phải sơ tán. Nga và Ukraine đều cho rằng đây là cuộc tấn công có chủ ý và quy trách nhiệm lẫn nhau.





Khu vực đập Nova Kakhovka bị vỡ ở vùng Kherson, miền nam Ukraine, hôm 6/6. Ảnh: Reuters

Khu vực đập Nova Kakhovka bị vỡ ở vùng Kherson, miền nam Ukraine, hôm 6/6. Ảnh: Reuters

Thảm họa vỡ đập xảy ra đúng thời điểm Ukraine chuẩn bị phát động chiến dịch phản công mùa xuân được mong đợi từ lâu và tiềm ẩn làm phức tạp thêm bước tiến của lực lượng nước này, dù Kiev chưa tiết lộ kế hoạch tấn công theo hướng nào, giới chuyên gia cho hay.

“Hãy nhớ rằng Nga đang ở thế phòng thủ chiến lược và Ukraine đang ở thế tấn công, nên trong ngắn hạn, vụ vỡ đập chắc chắn là một lợi thế cho Nga”, Ben Barry, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), trụ sở tại London, Anh, nhận xét. “Người Nga sẽ có được lợi thế cho đến khi nước rút, bởi tình hình thực địa sẽ khiến Ukraine gặp khó khăn hơn khi tấn công qua sông”.

Natalia Humeniuk, phát ngôn viên bộ chỉ huy quân sự miền nam Ukraine, cáo buộc lực lượng Nga đã cài thuốc nổ phá con đập nhằm ngăn cản “chiến dịch vượt sông Dnieper mà họ lo sợ”. Trợ lý Tổng thống Ukraine Mykhaylo Podolyak cũng cho rằng lực lượng Nga phá hủy đập để “gây trở ngại cho cuộc phản công của lực lượng vũ trang Ukraine”.

Sông Dnieper ngăn đôi vùng kiểm soát của Nga và Ukraine ở tỉnh Kherson. Quân đội Ukraine đang kiểm soát khu vực bờ tây của sông, còn bờ đông do lực lượng Nga chiếm giữ. Con sông này khá rộng và quân đội Ukraine có rất ít địa điểm thuận lợi có thể vượt sông để phản công.

Khi đập Kakhovka vỡ và sông Dnieper mở rộng ra nhiều lần, chiến dịch vượt sông sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn, theo Dan Sabbagh, chuyên gia quốc phòng và an ninh của Guardian. Các vị trí phòng thủ của Nga ở bờ đông sông đều được xây dựng ở nhiều điểm cao, giúp họ không bị ngập và có khả năng ngăn chặn lực lượng Ukraine vượt sông tốt hơn.

Maciej Matysiak, chuyên gia an ninh tại tổ chức tư vấn Stratpoints, cựu phó giám đốc cơ quan phản gián quân đội Ba Lan, cho rằng nước lũ tràn vào khu vực sẽ ngăn cản việc sử dụng vũ khí hạng nặng như xe tăng trong ít nhất một tháng.

“Nó tạo ra một vị trí phòng thủ rất tốt cho Nga, những người đang chờ đợi cuộc phản công của Ukraine”, ông nói thêm.

Sức tàn phá ở hạ lưu sau khi đập Kherson vỡ

Sức tàn phá của vụ vỡ đập với hạ lưu sông Dnieper. Video: RusVesna

Theo Nico Lange, chuyên gia tại Diễn đàn An ninh Munich, việc phá hủy con đập có thể giúp Nga có thêm thời gian để sắp xếp lại hệ thống phòng thủ, đồng thời tước đi một số lựa chọn cho cuộc phản công dự kiến của Ukraine. Phương án băng qua sông Dnieper rộng lớn dọc theo mặt trận tại Kherson giờ đây sẽ trở nên bất khả thi.

Kiev vẫn giữ kín về nơi họ sẽ tập trung phản công, nhưng các chuyên gia quân sự từ lâu cho rằng một trong những mục tiêu chính của họ là cắt đứt hành lang trên đất liền nối Nga với bán đảo Crimea. Vụ vỡ đập sẽ cản trở đáng kể kế hoạch này.

Marina Miron, nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London, gọi sự việc là một “bước ngoặt” trong cuộc chiến, nhưng lưu ý rằng cả Nga và Ukraine đều có động cơ để làm nổ tung con đập.

“Đối với Nga, lý do làm điều đó rõ ràng là để ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine và buộc Kiev tập trung nguồn lực để sơ tán dân thường ở Kherson. Bên cạnh đó, nước lũ sau khi rút đi sẽ tạo nên các đầm lầy trong khu vực, khiến Ukraine không thể sử dụng lực lượng bộ binh cơ giới để tiến công”, bà giải thích.

Với Ukraine, phá đập cũng có thể là cách để đánh lạc hướng quân đội Nga trong lúc họ chuẩn bị tiến hành phản công. Một lợi thế khác đối với Kiev là lũ lụt cũng có thể cuốn trôi các công sự và bãi mìn do lực lượng Moskva thiết lập trong khu vực.





Người phụ nữ bế thú cưng khi mực nước dâng cao bên trong nhà của bà ở Kherson hôm 6/6. Ảnh: AP

Người phụ nữ bế thú cưng khi mực nước dâng cao bên trong nhà của bà ở Kherson hôm 6/6. Ảnh: AP

Nhưng theo Patricia Lewis, chuyên gia về an ninh quốc tế tại viện nghiên cứu Chatham House, Anh, tình hình hiện nay có lợi cho Nga nhiều hơn là Ukraine.

“Với Nga, bạn có thể nhìn thấy lợi ích tức thì của vụ vỡ đập là nó giúp họ chặn đứng khả năng tấn công của Ukraine”, bà cho hay. “Trong trường hợp họ phải rút khỏi Kherson vì lý do nào đó, Ukraine sẽ phải tốn nhiều nguồn lực khắc phục hậu quả vụ vỡ đập”.

Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời các chuyên gia nước này cho hay con đập và nhà máy thủy điện Kakhova đã bị phá hủy hoàn toàn sau vụ nổ, khiến nó chỉ có thể “xây lại từ đầu” mà không có biện pháp nào có thể khắc phục.

Giới chức Nga cho hay lũ lụt đã nhấn chìm các ngôi làng và thị trấn xung quanh thành phố Kherson, cảnh báo rằng con kênh chính cung cấp nước cho bán đảo Crimea đang nhận được ít nước hơn.

Thiệt hại đối với môi trường và ngành nông nghiệp Ukraine, một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, cũng có thể rất nghiêm trọng, gây thêm căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Giá lúa mì đã tăng hơn 3% vào ngày 6/6, sau khi vụ vỡ đập xảy ra.

“Vụ vỡ đập sẽ tác động tới chúng ta không chỉ vài tuần hay vài tháng mà trong thời gian rất dài”, Bộ trưởng Môi trường Ukraine Ruslan Strilets cho biết, thêm rằng ít nhất 150 tấn dầu từ nhà máy thủy điện đã rò rỉ vào sông Dnieper, gây thiệt hại về môi trường ước tính khoảng 54 triệu USD.

“Nó thực sự là một con đập rất lớn, một trong những hồ chứa lớn nhất thế giới”, Mohammad Heidarzadeh, kỹ sư xây dựng tại Đại học Bath ở Anh, nói. “Dựa trên kinh nghiệm về các sự cố tương tự trên thế giới, một khu vực rất lớn sẽ bị ảnh hưởng và những vật liệu nguy hiểm phân tán khắp khu vực sẽ ảnh hưởng đến năng suất ngành nông nghiệp”.

Heidarzadeh cho hay có thể phải mất nhiều năm mới dọn sạch được lượng bùn do nước lũ để lại tại hạ lưu Kherson.





Vị trí đập thủy điện Kakhovka. Đồ họa: DW

Vị trí đập thủy điện Kakhovka. Đồ họa: DW

Khi cả Nga lẫn Ukraine đều có một số lợi ích lẫn bất lợi nhất định từ vụ vỡ đập, giới phân tích cho rằng không nên vội vàng đổ lỗi cho bất kỳ bên nào hay quy kết vụ vỡ đập là kết quả của hành động cố ý.

Đập Kakhovka do lực lượng Nga kiểm soát, nhưng từ lâu không được tu bổ do chiến sự kéo dài, khiến kết cấu thân đập có thể dần suy yếu sau các cuộc giao tranh và tự vỡ.

“Còn quá sớm để đưa ra kết luận”, Michael Kofman, giám đốc nghiên cứu về Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân, trụ sở ở Arlington, Mỹ, nói. “Rốt cuộc, về lâu dài, thảm họa này không có lợi cho ai cả”.

Vũ Hoàng (Theo Reuters, WSJ)




Source link

Cùng chủ đề

Nga tấn công hai thành phố lớn Ukraine, giao tranh ác liệt ở Kherson

Tại vùng ngoại ô Obolon của Kiev, chính quyền quân sự địa phương cho biết các mảnh vỡ từ tên lửa Nga rơi xuống đã gây ra hỏa hoạn và làm hư hại ban công của một tòa nhà chung cư 14 tầng vào Chủ nhật. ...

Dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong quý II/2024

Mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất dự báo thuộc về LPBank (LPB) với mức tăng 146% so với cùng kỳ, do mức nền thấp vào quý II/2023. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng 12,8% so với đầu năm nhờ tiếp tục đẩy mạnh cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp.Mức tăng lớn thứ 2 dự báo thuộc về VPBank (VPB) với dự báo tăng trưởng tín dụng hết quý II/2024 đạt 11,5%. Theo đó, lợi...

Bom dẫn đường KAB Nga phá huỷ trung tâm kiểm soát quân sự của Ukraine

Theo AVP, cuộc không kích bằng 4 quả bom dẫn đường thế hệ mới KAB của Nga đã phá huỷ một trung tâm kiểm soát quân sự của Ukraine nằm ở hữu ngạn sông Dnieper, vùng Kherson. Theo thông tin từ các nguồn quân sự, cuộc tấn công được thực hiện với độ chính xác cao. Hình ảnh mà các nhà báo của AVP có được cho thấy khoảnh khắc cuộc tấn công chính xác của Nga. Kết...

Anh nói Nga bị ảnh hưởng lớn sau vụ “3 máy bay Su-34 bị Ukraine bắn hạ”

Bộ Quốc phòng Anh công bố đánh giá tình báo, nhận định Nga dường như đang mất ưu thế trên không ở Ukraine so với giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.Anh cho rằng, sau khi Ukraine tuyên bố bắn rơi 3 chiếc Su-34 của Nga trong ngày 22/12, Moscow đã giảm hoạt động của lực lượng không quân vì lo ngại bị thiệt hại về máy bay chiến đấu.Ngày 24/12, Ukraine tiếp tục tuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mới nhất

Mới nhất