Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCăn bệnh tiêu tốn gần hai tỷ đồng điều trị mỗi năm

Căn bệnh tiêu tốn gần hai tỷ đồng điều trị mỗi năm


Hà NộiBé Thân Minh Đức, 4 tuổi, mắc bệnh hiếm khiến cơ tim phì đại, phải điều trị cả đời với chi phí gần hai tỷ đồng mỗi năm.

Chăm sóc con tại Trung tâm Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền – Liệu pháp phân tử, Bệnh viện Nhi trung ương, chị Huyên, 44 tuổi, mẹ bé Đức, kể khi được một ngày tuổi, bé lờ đờ, khó thở, bỏ bú. Bác sĩ khám lâm sàng, siêu âm tim, xét nghiệm, kết hợp tiền sử gia đình, xác định bé mắc bệnh rối loạn chuyển hóa Pompe.

Rối loạn chuyển hóa thể tiêu bào (Pompe) là bệnh di truyền về rối loạn thần kinh cơ, gây tàn tật dần dần và có khả năng tử vong. Nguyên nhân do sự thiếu hụt enzym, gây tích tụ glycogen trong cơ thể, dẫn đến các tổn thương trên cơ xương, cơ hô hấp và cơ tim. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/40.000 người.

Trước khi sinh Đức, chị Huyên từng mất một đứa con cũng vì căn bệnh này. “Giờ đến lượt đứa thứ hai mắc bệnh, tôi quá sốc, tự hỏi cuộc đời sao bất hạnh vậy”, người mẹ nói, hôm 5/6.

Không có hy vọng, cộng thêm chi phí 1,7 tỷ đồng mỗi năm, phải điều trị suốt đời, chị Huyên đưa con về nhà, phó mặc số phận. Bác sĩ viện Nhi liên tục gọi điện động viên, khuyên nhủ gia đình cho con điều trị. Ban đầu, chị Huyên từ chối, sau đó đồng ý để các bác sĩ truyền enzym thay thế, khi Đức được 23 ngày tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, Phó giám đốc Trung tâm Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền – Liệu pháp phân tử, cho biết điều trị bệnh Pompe cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau như liệu pháp enzyme thay thế, hỗ trợ hô hấp, cơ tim, chế độ ăn giàu protein, L-alanine, ít tinh bột.

Trong đó, truyền enzyme thay thế là biện pháp hiệu quả nhất, giúp duy trì chức năng tim bình thường và giảm kích thước của tim, giảm tích tụ glycogen, cải thiện chức năng cơ. Enzyme do công ty Sanofi sản xuất, giá gần 300.000 USD một liệu trình trong một năm.

Năm 2019, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội quyết định chi trả 30% bảo hiểm y tế cho chi phí truyền enzyme. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân, chi phí điều trị cũng giảm đáng kể. Như bé Đức được một đơn vị tài trợ chi phí suốt đời, nhờ được chẩn đoán sớm nên tiên lượng bệnh rất tốt, bác sĩ Khánh cho hay.

Thuốc điều trị các bệnh hiếm thường có giá lên tới hàng triệu USD mỗi liều do lợi nhuận cao, chỉ nhắm đến số ít bệnh nhân, nguyên liệu đắt đỏ và sản xuất phức tạp. Ngoài liệu pháp enzyme chữa bệnh Pompe, thuốc trị teo cơ cột sống Zolgensma do hãng dược Novartis sản xuất có mức giá 2,1 triệu USD (gần 50 tỷ đồng) một liều. Kỷ lục là thuốc Hemgenix – liệu pháp gene dành cho người trưởng thành mắc bệnh máu khó đông B (Hemophilia B) – được Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hồi tháng 11/2022 có giá 3,5 triệu USD một liều.





Hai mẹ con chị Huyên tại bệnh viện, tháng 5/2023. Ảnh: Phương Thảo

Hai mẹ con chị Huyên tại bệnh viện, tháng 5/2023. Ảnh: Phương Thảo

Từ năm 2014 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện 52 trẻ rối loạn chuyển hóa Pompe, điều trị 25 trường hợp. Trước đó, không có ca nào được chẩn đoán xác định với đúng tên bệnh Pompe, mà chỉ được chẩn đoán là bệnh cơ tim phì đại và yếu cơ gốc chi, không rõ nguyên nhân.

Bệnh Pompe được chia làm hai thể, gồm thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và thể khởi phát muộn (thiếu niên hoặc người trưởng thành). Đối với thể ở trẻ nhỏ, các biểu hiện xuất hiện lâm sàng trước hai tuổi, gây yếu cơ, nuốt kém, lưỡi dày, gan to và bệnh cơ tim phì đại khiến trẻ bị suy hô hấp hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ thường tử vong trước một tuổi nếu không được điều trị.

Triệu chứng của bệnh Pompe khó phát hiện. Khi xuất hiện dấu hiệu rõ ràng thì bệnh đã nặng. Vì vậy, bác sĩ khuyên phụ huynh đặc biệt lưu tâm nếu trẻ khò khè, tím quanh môi khi bú, yếu cơ, chậm vận động. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ tăng tỷ lệ sống sót cho trẻ.

Như bé Đức, do điều trị đúng phác đồ, thời điểm, hiện các cơ, vách tim đỡ dày và phì đại, vận động tốt, hoạt bát hơn. “Dù con phải truyền enzym suốt đời, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ, buông trôi sự sống của con”, chị Huyên nói.

Thúy Quỳnh




Source link

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội nêu lý do bệnh viện không dám nhận thực hiện tự chủ

Đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích, các bệnh viện lớn ở Trung ương không dám nhận thực hiện tự chủ, thà rằng cứ để cho người bệnh chen chúc còn hơn phải đi vay vốn đầu tư xây dựng, để rồi người bệnh phải trả cả chi phí này. ...

Bệnh nhân bảo hiểm y tế được hoàn tiền khi phải tự mua thuốc

Trong tình huống bệnh viện không cung ứng, việc hoàn tiền cho bệnh nhân bảo hiểm y tế khi tự mua được thực hiện với một số thuốc, thiết bị y tế, được áp dụng từ 1.1.2025. ...

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

NDO - Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ. Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng...

Chuyển công an điều tra vụ phòng khám chui có bác sĩ giả

Ngày 22-10, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết UBND tỉnh Gia Lai đã thống nhất với đề xuất của Sở Y tế tỉnh này về việc chuyển hồ sơ phòng khám chui có bác sĩ giả tại số 75 Nguyễn Tất Thành (TP Pleiku) sang cơ quan điều tra.Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai giao Công an tỉnh chủ trì,...

Bệnh nhân bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài: Đừng đổ trách nhiệm lên người bệnh

Một phụ huynh từng bức xúc về việc học sinh thuộc nhóm bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) thế nhưng khi điều trị bệnh thì "đụng đâu thiếu đó". Hay người bệnh ung thư phải tự đi mua dây truyền dù BHYT vẫn đóng đủ. Những chi phí thuốc, vật tư lẽ ra được BHYT chi trả thì người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. Việt Nam đã chính thức bước...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi phức tạp

BV Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P, 7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi. ...

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy ‘giải oan’ cho bệnh nhân mắc Wilson bị chẩn đoán nhầm tâm thần nhiều năm

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa 'giải oan' cho một bệnh nhân nữ mắc bệnh Wilson hiếm gặp nhưng bị chẩn đoán nhầm thành tâm thần phân liệt nhiều năm. TS.BS Lê Hữu Phước - phó khoa viêm gan, Bệnh viện Chợ...

Cùng chuyên mục

Biến chứng do tự peel da, lột da làm đẹp tại nhà

NDO - Tin vào quảng cáo “đắp mặt nạ phân hủy nám, nhả nắng sáng da” tại cơ sở thẩm mỹ không uy tín, không ít chị em phụ nữ gặp những biến chứng về da nặng nề. Chị H.N.K. (45 tuổi), được quảng cáo sản phẩm mặt nạ thoa có tác dụng “xóa thâm nám, tái tạo, trẻ hóa da” nên mua. Theo hướng dẫn, lần đầu thoa chị lưu kem trên da 1 đêm....

Thực phẩm bổ sung i ốt có gây bướu cổ, ung thư tuyến giáp?

Trước thông tin dùng thực phẩm bổ sung i ốt làm gia tăng bệnh về tuyến giáp do thừa vi chất này, Bộ Y tế đã giải thích về tình trạng bệnh tật liên quan sử dụng sản phẩm bổ sung i ốt. ...

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy ‘giải oan’ cho bệnh nhân mắc Wilson bị chẩn đoán nhầm tâm thần nhiều năm

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa 'giải oan' cho một bệnh nhân nữ mắc bệnh Wilson hiếm gặp nhưng bị chẩn đoán nhầm thành tâm thần phân liệt nhiều năm. TS.BS Lê Hữu Phước - phó khoa viêm gan, Bệnh viện Chợ...

20 trẻ mầm non ở Lai Châu phải cấp cứu nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột

Các cháu được lấy mẫu máu, phân loại để rửa dạ dày, chụp X-Quang, lấy dịch gửi về Trung ương làm xét nghiệm… Hiện sức khỏe các cháu cơ bản ổn định. Theo thông tin ban đầu của phóng viên TTXVN tại Lai Châu, vào khoảng 9 giờ ngày 5/11, có 20 trẻ mầm non của một trường học tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường phải cấp cứu ở Bệnh viện...

Người cao tuổi ngủ trưa 90 phút hay 30 phút sẽ minh mẫn hơn?

Ông Zhang, một người cao tuổi, trước đây rất minh mẫn và hoạt bát. Thế nhưng, gần đây, ông thường xuyên quên đồ đạc, thậm chí còn bị lạc đường. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận rằng, thói quen ngủ trưa quá lâu của ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.Một cuộc khảo sát kéo dài 5 năm, theo dõi 3.000 người cao tuổi trên 60 tuổi ở...

Mới nhất

Trợ lý của ông Netanyahu bị bắt vì rò rỉ thông tin tình báo

(CLO) Cảnh sát Israel đã bắt giữ Eliezer Feldstein, trợ lý thân cận của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, vì cáo buộc rò rỉ thông tin mật cho truyền thông nước ngoài....

Mèo Vạc (Hà Giang): Khởi sắc ở xã biên giới Thượng Phùng

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc,...

Tiền ảo Pi lại “hầm hập” sau thời gian im ắng

(NLĐO)- Sau thời gian im ắng, các hội nhóm liên quan tiền ảo Pi trên mạng xã hội lại nhộn nhịp với các trò khoe tiền,...

Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp bình ổn giá cho thị trường, đặc biệt là chuẩn bị đủ...

Thông tư 68 cải thiện tâm lý thị trường và lực mua của nhà đầu tư

Giám đốc Khối Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT - ông Barry Weisblatt David đánh giá tác động trực tiếp từ chính Thông tư 68 sẽ có phạm vi này khá nhỏ. Tuy nhiên, gián tiếp, quy định mới cải thiện khả năng nâng hạng thị trường. Thông tư 68 cải thiện tâm lý thị trường và...

Mới nhất