Trang chủDestinationsQuảng NamDi sản văn khắc Chăm tại Quảng Nam | BÁO QUẢNG NAM...

Di sản văn khắc Chăm tại Quảng Nam | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(VHQN) – Trước đây hay nói “văn bia” hay “bi ký”, nay các nhà nghiên cứu dùng chữ “văn khắc”, chỉ chung các văn bản khắc trên đá, gỗ, kim loại, đất nung. Di sản văn khắc Chăm là nguồn tư liệu quan trọng để biết về lịch sử cổ đại vùng đất Quảng Nam nói riêng và về đất nước Champa một thời nói chung. 

Chiều ở Mỹ Sơn. Ảnh: L.T.K
Chiều ở Mỹ Sơn. Ảnh: L.T.K

Phần lớn văn khắc Chăm còn lại đến ngày nay là trên các tấm bia đá hoặc trụ đá ở các đền tháp, một số ít ở các vách đá tự nhiên, hoặc trên các trang trí kiến trúc và vật dụng bằng kim loại. Văn khắc Chăm đã được tìm thấy nhiều nơi ở miền Trung Việt Nam, trong đó phần lớn nằm ở địa bàn Quảng Nam.

Văn khắc Chăm được các học giả Pháp sưu tập, phiên âm (chuyển ra chữ la-tinh) và dịch ra tiếng Pháp từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Năm 1923, G. Coedes xuất bản tại Hà Nội tập “Danh mục thống kê tổng quát văn khắc Chăm và Cambodge”, đánh số thứ tự cùng với ký hiệu C cho văn khắc Chăm, tổng cộng gồm 170 đơn vị, từ C1 đến C 170; trong đó có 72 văn bia tìm thấy ở Quảng Nam, 25 ở Ninh Thuận, 18 ở Bình Định và 17 ở Khánh Hòa. Cho đến nay số lượng văn khắc Chăm được phát hiện lên đến 247.

Văn khắc Chăm sử dụng kiểu chữ Brāhmī – là hệ thống chữ viết được hình thành vào thế kỷ 3 trước Công nguyên ở Ấn Độ, được gọi là Brāhmī lipi, nghĩa là “hệ thống chữ viết của thần Brāhmī”, người Việt dịch là “chữ Phạn” (cũng với ý nghĩa là chữ của Phạn Thiên/Phạm Thiên/Brāhmī).

Hệ thống chữ viết này được dùng để ghi tiếng Sanskrit ở Ấn Độ, sau đó được sử dụng để ghi các thứ tiếng ở Đông Nam Á, trong có tiếng Chăm cổ. Từ thế kỷ 8 về sau, hệ thống chữ Brāhmī được các địa phương cải biến dần trở thành chữ viết của các thứ tiếng khác nhau.

Các trụ đá và bia đá có văn khắc ở di tích Mỹ Sơn.
Các trụ đá và bia đá có văn khắc ở di tích Mỹ Sơn.

Việc khắc bia thường gắn liền với xây dựng đền tháp, nội dung chủ yếu là những lời ngợi ca thần linh và các vị vua, ghi các vật phẩm dâng cúng và cuối cùng thường là lời ban tặng công đức cho những ai giữ gìn, hoặc lời răn đe những ai phá hủy các đền tháp, lễ vật.

Văn khắc Chăm cung cấp cho chúng ta những thông tin về niên đại, về vương triều và địa danh của đất nước Champa xưa, đồng thời phản ánh phần nào đời sống xã hội, tín ngưỡng đương thời mà về độ tin cậy, không tài liệu nào có thể vượt qua được.

Rải rác ở các văn khắc có nhắc đến những cuộc xung đột giữa các vùng của Champa với nhau hoặc với các nước lân cận. Đó là những thông tin quý báu để tái hiện bức tranh lịch sử, văn hóa không chỉ của vùng Quảng Nam mà liên quan cả khu vực bán đảo Đông Dương trong thiên niên kỷ đầu sau công nguyên.

Ngoài một số văn khắc Chăm tìm thấy ở Quảng Nam đã được các nhà khảo cổ người Pháp đưa về Hà Nội, nay đang bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, còn khá nhiều văn khắc Chăm đang nằm lại ở địa bàn Quảng Nam.

Riêng ở di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên), hiện thống kê được 36 văn khắc, trong đó có các bản văn khắc còn khá nguyên vẹn và cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử và văn hóa Champa.

Văn khắc ký hiệu C 89 (hiện bảo quản tại phòng trưng bày của Khu di tích Mỹ Sơn) lập năm 1088/1089, sử dụng tiếng Chăm cổ, ghi công đức của vua Jaya Indravarmadeva trong việc tái thiết xứ sở Champa sau khi bị chiến tranh tàn phá.

Văn khắc ký hiệu C 100 (lập năm 1157/1158), đang còn ở vị trí nguyên trạng tại khu tháp G, sử dụng chữ Sanskrit và Chăm cổ, ghi công đức của vua Jaya Harivarmadeva, người đã chiến thắng các nước láng giềng và dâng cúng thần Siva một ngôi tháp cùng với các cánh đồng trong khu vực.

Ngoài số lượng lớn văn khắc còn lại ở di tích Mỹ Sơn, hiện còn có một số văn khắc nằm rải rác ở các di tích khác, như văn khắc C 66 ở khu di tích Đồng Dương (Thăng Bình), văn khắc C 140 ở di tích Hương Quế (Quế Sơn) và một số văn khắc mới được phát hiện gần đây.

Đặc biệt, dọc theo bờ nam của sông Thu Bồn có một số văn khắc trên vách đá tự nhiên, cung cấp thông tin về các mốc địa giới mà các vị vua Champa đã “hiến tặng” thần Siva để có được sự bảo hộ của thần linh cho xứ sở và vương quyền.

Mặc dù phần lớn văn khắc Chăm ở Quảng Nam đã được các học giả người Pháp đầu thế kỷ 20 tổ chức phiên âm và dịch thuật, tuy nhiên, do nội dung văn khắc Chăm gắn với việc phụng sự thần linh, phong cách ngôn ngữ cô đọng, nhiều điển tích, ẩn dụ, thậm xưng; nhiều nét chữ đã bị mòn vỡ; cho nên việc phiên dịch văn khắc Chăm cần được tiếp tục khảo đính.

Trước hết, cần có sự kiểm kê, bảo quản tốt nguồn di sản tư liệu quý giá này và tổ chức giới thiệu nội dung, phục vụ nghiên cứu khoa học cũng như nhu cầu tìm hiểu lịch sử của đại chúng. Lập hồ sơ để xếp hạng cho bộ sưu tập văn khắc Chăm ở Quảng Nam cũng là một việc đáng làm nhằm tăng cường sự quan tâm của cộng đồng đối với loại hình di sản tư liệu đặc biệt này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Biết ơn, khắc ghi sự hy sinh to lớn cho đất mẹ Việt Nam ‘nở hoa độc lập, kết trái tự do’

Trong lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, đại diện cựu chiến binh Việt Nam và thế hệ trẻ đã có những chia sẻ niềm tự hào bề dày truyền thống 80 năm của QĐND Việt Nam anh hùng; thể hiện sự khắc ghi, biết ơn sâu sắc những công lao, sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ,...

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Trong 2 ngày 19 và 20/12, Phòng Dân tộc thị xã Ayun Pa (UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2024.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền...

Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất

Trong 29 khu đất dự kiến đưa ra đấu thầu trong 2 năm 2025 và 2026, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đề cập mới có Dự án Khu đô thị Cát Hải là đang thẩm định hồ sơ để phê duyệt chủ trương đầu tư. Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đấtTrong 29 khu đất dự kiến đưa ra đấu thầu trong 2 năm 2025...

80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam: Xây dựng ‘thế trận lòng dân’ vững chắc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 2 cá nhân thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh; trao Huy chương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Núi Thành có 31 sản phẩm OCOP

(QNO) - Trong năm 2024, huyện Núi Thành có 5 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) được UBND tỉnh công nhận đạt hạng 3 sao. Như vậy đến nay, toàn huyện Núi Thành có 31 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm OCOP 4 sao. Chương trình OCOP tiếp tục được địa phương quan tâm, hỗ trợ. Các chủ thể OCOP triển khai chương trình đạt hiệu quả. Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sau...

Gần 40 gian hàng sản phẩm OCOP, làng nghề trưng bày tại Hội nghị du lịch nông thôn quốc tế

(QNO) - Bên lề Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn đang diễn ra tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An (Thăng Bình) sáng nay (10/12), gần 40 gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm du lịch, làng nghề, làng du lịch Quảng Nam và một số địa phương trong cả nước cũng được giới thiệu đến đại biểu, du khách. Các sản phẩm của Quảng Nam gồm:...

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP trên địa bàn TP.Hội An tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trong năm 2024. Trong đó, nổi bật là chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dấu ấn bản địa trong sản phẩm Năm 2024, trên địa bàn Hội An có 7 sản phẩm được công nhận đạt...

Chổi đót của HTX Nông nghiệp – thương mại Nhất Tuấn hướng đến 4 sao OCOP

HTX Nông nghiệp - Thương mại Nhất Tuấn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên) chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm chổi đót, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh và góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Hơn 15 năm qua, bà Phan Thị Xuân ở xã Duy Sơn gắn bó với cơ sở sản xuất chổi đốt Nhất Tuấn, nay là HTX Nông nghiệp - Thương mại Nhất Tuấn. Trước đây, gia...

Thăng Bình kỳ vọng lớn vào sản phẩm OCOP

QUANG VIỆT Phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng chuỗi giá trị, huyện Thăng Bình kỳ vọng khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều hình thức hỗ trợ Thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP huyện Thăng Bình đã phối hợp, tham mưu cấp ủy, chính quyền thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất - kinh...

Bài đọc nhiều

Khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương ở Trà Dương | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sau nhiều năm thử nghiệm nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau, đến nay anh Nguyễn Trung Dũng (Trà Dương, Bắc Trà My) đã thực hiện thành công ý tưởng khởi nghiệp nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao. ...

Lá chanh giúp giải cảm, trị ho và có nhiều lợi ích cho sức khỏe | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Lá chanh có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hoá nên khá hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng da. ...

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Hướng thoát nghèo ở Đông Giang | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Mở hướng thoát nghèo, huyện Đông Giang đã và đang chú trọng triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp để người dân địa phương được đào tạo nghề, tìm việc làm ổn định nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. ...

Đồng hành với người dân bị ảnh hưởng thiên tai | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Hành trình cứu trợ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do bão lũ tiếp tục được các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh triển khai thông qua dự án “Cứu trợ khẩn cấp các tỉnh bị ảnh hưởng do bão và lũ tháng 10 năm 2022 tại Việt...

Đội nữ Trường Tiểu học Ngô Quyền và nam Trường Tiểu học Phan Thanh đoạt giải nhất môn bóng đá | BÁO QUẢNG NAM...

(QNO) - Sau hai ngày (31/3 và 1/4) thi đấu, vòng bán kết và chung kết môn bóng đá giải thể thao cấp thành phố năm học 2022 - 2023 do Phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ tổ chức đã khép lại với chức vô địch thuộc về đội nữ Trường tiểu...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Mới nhất

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. ...

Mỹ: Ăn hàu sống, ít nhất 80 người nhiễm Novovirus

Một sự kiện tôn vinh các nhà hàng hàng đầu ở Los Angeles đã khiến ít nhất 80 người bị bệnh do bùng phát Norovirus liên quan đến hàu sống, Sở Y tế công cộng quận Los Angeles xác nhận với ABC News. ...

Lớp học ‘ánh sáng xanh’ của thầy giáo trẻ

Khi các em còn cần, tôi sẽ còn dạy, cho dù lớp chỉ có một trò. Riêng với lớp học ‘Ánh sáng xanh’ không có ai giàu, nghèo, giỏi, dở, các em như nhau và...

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại Núi Bà Đen ở Tây Ninh

Dưới hệ thống ánh sáng lấp lánh được tạo nên từ hơn 3.500 ngọn đèn led được tạo hình bởi các biểu tượng Phật giáo an yên, đỉnh Núi Bà Đen trở thành một thiên đường của các trải nghiệm đêm linh thiêng.Khám phá các công trình văn hóa tâm linh độc đáo trên núi Bà ĐenKhai mạc Tuần...

Đưa du lịch thành một trong những ngành đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 19/12, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thi hành Luật Du...

Mới nhất