Trang chủDestinationsThanh HóaNơi lưu giữ giá trị lịch sử

Nơi lưu giữ giá trị lịch sử


Thanh Hóa là một đô thị đặc biệt khi còn lưu đậm dấu tích của thời kỳ đồ đá và đồ đồng tại các di chỉ như Núi Đọ và làng cổ Đông Sơn, như nhận xét của nhà văn Lê Ngọc Minh và nhà nghiên cứu Hà Huy Tâm: Một địa chỉ lịch sử văn hóa hiếm hoi, một miền đất phát tích kỳ lạ mà thời gian càng lùi xa càng thêm nhiều hồi quang lấp lánh sắc độ. Chính điều đó đã khơi nguồn cho ý tưởng xây dựng một không gian văn hóa đặc trưng bản sắc Việt – Không gian văn hóa Việt nhằm thông qua các vật thể có giá trị lịch sử – văn hóa chân thực, để tái hiện lại những cảnh quan mang đậm dấu ấn thiên nhiên bản địa trong lòng đô thị.

Nơi lưu giữ giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo trong lòng phốDu khách tham quan Bảo tàng cổ vật Đông Sơn – Không gian văn hóa Việt. Ảnh: Hương Thảo

Tọa lạc tại phường Trường Thi, TP Thanh Hóa, Không gian văn hóa Việt có tổng diện tích khoảng hơn 24.000 m2. Nơi đây là một phức hợp các công trình kiến trúc, cảnh quan, hội tụ nhiều hiện vật, di sản văn hóa phong phú, giá trị. Đó không những là tài sản tinh thần, nguồn lực vật chất vô cùng quý giá của một vùng văn hóa rất mực căn cốt Đại Việt, mà còn là một bức thuyết minh toàn cảnh với nguồn tư liệu đầy sức cuốn hút bằng các di sản, hiện vật sinh động. Từ đó giới thiệu với những người yêu mến xứ Thanh, yêu mến lịch sử – văn hóa xứ Thanh; quảng bá với du khách bốn phương, những người muốn tìm đến xứ Thanh để tìm hiểu, nghiên cứu, để cảm nhận, khám phá ra những điều thú vị của một miền đất từ bao đời nay đã nổi tiếng với mỹ danh “địa linh nhân kiệt”.

Ngay ở khu vực cổng chính đi vào, du khách sẽ không khỏi thích thú trước sự hiện diện của ngôi nhà tranh vách đất, mô phỏng lại cuộc sống xưa của người Việt. Căn nhà được làm bởi các nguyên liệu hoàn toàn bằng thiên nhiên. Mái nhà làm từ rạ. Vách đất được nhào trộn từ rơm, đất bùn trát lên phiên tre nứa mà thành. Phía trước hiên và bên hông nhà là nơi cất giữ những công cụ lao động như máy quạt lúa, cối giã gạo, cối xay lúa. Bên trong nhà có vật dụng (bàn ghế, giường nằm) làm bằng chất liệu tre. Phía bên tay phải là gian bếp nhỏ, bên cạnh là cây rơm, con trâu, cây mít… là những hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam.

Khu trưng bày các tác phẩm điêu khắc từ gỗ với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, óc sáng tạo cùng với các ý tưởng của chủ nhân, đã làm nên những tác phẩm tuyệt vời, vô cùng giá trị để lại cho muôn đời sau. Những tác phẩm nghệ thuật thu hút ngay từ cái tên: Cửu long tranh châu; Tứ bất tử; Tứ Linh: Long – ly – quy – phụng; Thanh kỳ khả ái…

Bên cạnh các tác phẩm điêu khắc từ gỗ, khu trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đá cũng cho thấy sức hấp dẫn, quy mô và công phu, đầu tư, tâm huyết của chủ nhân kiến tạo Không gian văn hóa Việt này. Nhiều sản phẩm tinh xảo, giá trị thẩm mỹ, sưu tầm cao được chế tác từ các loại đá xanh, đá ruby, mã não, thạch anh, topaz… được khai thác từ thiên nhiên; một số sản phẩm được chế tác từ đá nguyên khối rất ấn tượng.

Điểm nổi bật nhất, ấn tượng nhất và cũng mang tầm vóc lịch sử – văn hóa nhất, đó là khu Bảo tàng cổ vật Đông Sơn. Đúng như tên gọi, đây là nơi lưu giữ, trưng bày, giới thiệu hơn 1.000 hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn – một nền văn hóa rực rỡ thuộc thời đại kim khí cách đây 2.000-3.000 năm, thời kỳ văn minh đầu tiên của người Việt cổ – mốc thời gian ra đời Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Còn nhớ, những hiểu biết về nền văn hóa Đông Sơn xuất phát từ việc một người dân sinh sống ở ngôi làng cổ Đông Sơn bên dòng sông Mã (TP Thanh Hóa) tình cờ tìm thấy một số hiện vật làm bằng đồng bên hữu ngạn sông Mã. Sau đó, các hiện vật này được một viên chức thuế quan Pháp chuyên săn lùng đồ cổ là L.Pajot mua lại. Năm 1929, những hiện vật ấy được học giả người Pháp V.Golubew công bố trên toàn thế giới. Có thể nói, trong số các nền văn hóa cổ được phát hiện trên đất Việt Nam, văn hóa Đông Sơn là một trong những nền văn hóa tiêu biểu nhất, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới khảo cổ, nghiên cứu văn hóa – lịch sử.

Còn điều gì đáng tự hào hơn khi trên chính mảnh đất lần đầu tiên phát hiện ra dấu tích văn hóa Đông Sơn đã xây dựng được một khu bảo tàng ngoài công lập có quy mô khá lớn, cách trưng bày khá chuyên nghiệp. Hiện vật được trưng bày tại bảo tàng khá đa dạng, độc đáo, với nhiều chất liệu khác nhau…

Các hiện vật đồ gốm thuộc nền văn hóa Đông Sơn được lưu giữ, trưng bày ở đây gồm: đồ đun nấu (nồi, chõ, vò, bình, chậu), đồ dùng ăn uống (bát, chén, cốc) với màu sắc phớt hồng, đỏ thổ hoàng, màu xám đen… như đặc trưng không thể pha lẫn của gốm Đông Sơn vùng sông Mã, tạo tiền đề cho nghề sản xuất gốm xứ Thanh phát triển trong khoảng 10 thế kỷ sau đó.

Nơi lưu giữ giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo trong lòng phốHọc sinh tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại khu vực Bảo tàng cổ vật Đông Sơn – Không gian văn hóa Việt.

Nhắc đến văn hóa Đông Sơn không thể không nhắc đến hệ thống hiện vật bằng đồng. Tại bảo tàng có số lượng lớn hiện vật bằng đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn như: Công cụ sản xuất của người tiền sử và cổ sử như rìu xéo hình mặt trăng lưỡi liềm, dao xén, lưỡi cày hình cánh bướm…; các loại đồ dùng sinh hoạt và tín ngưỡng tâm linh như thạp đồng, bình, đỉnh, lư hương… Bên cạnh đó còn có các loại vũ khí bằng đồng như giáo, mác, dao găm, kiếm ngắn, mũi tên…

Với bộ sưu tập hơn 200 trống đồng – “mặt trời Đông Sơn” (chữ dùng của cố nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ) cho thấy quy mô, giá trị khoa học to lớn của Bảo tàng cổ vật Đông Sơn. Đây là bộ sưu tập trống đồng khá quy mô, đa dạng về loại hình, kích thước, kiểu dáng hoa văn… Trống đồng được xem là biểu tượng của nền văn hóa Đông Sơn. Trong cuốn sách “Tinh hoa văn hóa xứ Thanh”, cố nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ khi viết “Mặt trời Đông Sơn” đã miêu tả chi tiết: Mỗi chiếc trống đồng Đông Sơn là “một tác phẩm nghệ thuật, phối hợp hài hòa điêu khắc với hội họa, thể hiện cuộc sống và tâm hồn Lạc Việt với biểu tượng chim lạc, một giống chim nước to lớn, có khả năng làm chủ bầu trời, chiếm lĩnh thế giới đồng bằng, nhịp thủy triều hòa nhịp cuộc sống con người và cây lúa nước không ngừng sinh sôi, biểu tượng của nền văn minh sông Mã”.

Khu vực trưng bày đồ minh khí thuộc văn hóa Đông Sơn cũng là một trong những điểm nhấn, thu hút không thể bỏ qua khi đến với Bảo tàng cổ vật Đông Sơn. Đồ minh khí là mô hình thu nhỏ của các vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân lúc bấy giờ, dùng để tùy táng theo người chết. Đồ minh khí được lưu giữ, trưng bày ở Bảo tàng cổ vật Đông Sơn là các loại trống đồng kích cỡ, hình dạng khác nhau, phần nào phản ánh đời sống tâm linh của người Việt, cơ cấu tổ chức, phân chia giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ. “Ghé thăm Bảo tàng cổ vật Đông Sơn nói riêng, Không gian văn hóa Việt nói chung, du khách như đang bước vào hành trình ngược dòng lịch sử, về với cội nguồn văn hóa xứ Thanh. Chỉ nói riêng về Bảo tàng cổ vật Đông Sơn sẽ thấy, từ bao tâm huyết, tiềm lực đầu tư của chủ nhân nơi đây, đến các yếu tố hiện vật riêng biệt đã khẳng định chiều sâu lịch sử – văn hóa, vai trò và vị thế của xứ Thanh trong tiến trình lịch sử dân tộc”, nhà nghiên cứu văn hóa Hà Huy Tâm chia sẻ.

Với giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan lắng đọng trong hệ thống hiện vật được trưng bày, Không gian văn hóa Việt đã được công nhận là điểm du lịch, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh du lịch, văn hóa TP Thanh Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Bài và ảnh: Thảo Linh



Nguồn

Cùng chủ đề

Cồng chiêng Tây Nguyên – Kết nối miền di sản

Trưng bày chuyên đề "Cồng chiêng Tây Nguyên - Kết nối vùng di sản" là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Đồng thời, là nhịp cầu kết nối văn hóa Tây Nguyên đến vùng đất Phú Thọ, góp phần...

Lễ hội áo dài 2024

Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức cũng đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho lễ hội năm nay. Được bắt đầu triển khai từ tháng 8 với rất nhiều các hoạt động thiết thực, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà...

Giữ gìn nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của đồng bào người Mông ở Sa Pa (Lào Cai

Từ nhiều đời nay, người Mông ở Sa Pa (Lào Cai) luôn ý thức rất cao trong việc bảo vệ văn hóa truyền thống, trong đó có kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong. Bằng chất liệu từ thiên nhiên, qua bàn tay khéo léo của các bà, các...

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ cúng bến nước huyện Lắk

Với lịch sử hình thành gần 100 năm, huyện Lắk gắn với nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc người M'nông, Ê đê… vùng đất này có nhiều văn hóa đặc sắc, nhiều phong tục tập quán và giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp....

Lan tỏa văn hóa đọc qua Hội sách Hà Nội lần thứ IX

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là "Thành phố vì hòa bình".Một số chương trình tiêu biểu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

 David Beckham đã mở đường cho các “viện dưỡng lão” bóng đá như thế nào?

Lionel Messi cùng hàng loạt các ngôi sao khác đã, đang và sẽ chuyển đến các giải đấu như MLS, giải VĐQG Ả Rập Saudi hay thậm chí là Australia. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi tự bao giờ và làm thế nào các giải đấu này trở thành các "viện dưỡng lão" của bóng đá Châu Âu? Liệu đây có phải là những phương án duy nhất để "dưỡng già" với các cầu thủ ở...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uống nước nhớ nguồn”

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023), tối 16-8, Đoàn Nghệ thuật 19-5 thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”.Chương trình được bắt đầu với ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.Đông đảo...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Lập hội đồng xét kỷ luật hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh

Bên cạnh đó, lãnh đạo trường này còn bị phát hiện nhiều vi phạm về tài chính. Trong đó có việc chi vượt quy định nhiều khoản; chi tiếp khách nhưng lại không có biên bản làm việc trước đó.Thu tiền lao...

Học sinh tiểu học tư thục ở TPHCM được hỗ trợ học phí

Sở GD-ĐT TPHCM hôm nay (11/10) cho biết học sinh tiểu học trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập sẽ được hỗ trợ học phí trong năm học 2024-2025. Mức hỗ trợ nhóm 1 là 60.000 đồng/tháng/học sinh, nhóm 2 là 30.000 đồng/tháng/học sinh. Trong đó, nhóm 1 là học sinh ở TP Thủ Đức...

Ống hút từ lá khô của các cô gái trẻ cạnh tranh giá với ống hút nhựa

Từng xem video cảnh ống hút nhựa cắm vào mũi rùa biển, nhóm bạn trẻ trăn trở tìm cách làm ống hút từ lá dừa, lá chuối thay thế.   Thanh Trúc và Thanh Duyên (từ trái sang) giới thiệu ống hút làm từ lá dừa, lá chuối - Ảnh: CÔNG TRIỆU Mất một năm rưỡi lên ý tưởng và thực nghiệm, ống...

Mới nhất