Trang chủDestinationsThái BìnhBộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh: Hiện tượng không muốn thoát...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh: Hiện tượng không muốn thoát nghèo là có thật


Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, hiện tượng “không muốn thoát nghèo” là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố như: theo tiêu chí đã thoát nghèo nhưng cuộc sống thực tế vẫn rất khó khăn, thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 6/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực dân tộc.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Đặt câu hỏi cho Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp) cho biết, tỷ lệ thoát nghèo thời gian qua chưa đạt như mong muốn, có nhiều hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

Đại biểu cho rằng, tâm lý này thậm chí còn diễn ra khá phổ biến trên cả nước, nếu không có biện pháp xử lý sẽ khiến công tác xóa nghèo của Nhà nước không đạt hiệu quả.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh làm rõ nguyên nhân, giải pháp để đồng bào có nhận thức đồng hành thoát nghèo.

Giải trình vấn đề nêu trên, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ, ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế cho thấy hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố.

Theo đó, mặc dù theo tiêu chí là đã thoát nghèo nhưng cuộc sống thực tế của người dân ở địa bàn đó vẫn rất khó khăn. Người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

“Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội thì cơ bản là đã được đầu tư, nhưng chất lượng ở các nơi có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Người ta cũng băn khoăn, nếu thoát nghèo thì có khi mình không được hưởng các chính sách nữa. Đây là những lý do hết sức cơ bản”, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nói

Theo Bộ trưởng, để giải quyết vấn đề này thì cần phải có rất nhiều biện pháp tổng hợp, đồng thời cũng cần phải dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, vì tiêu chí giảm nghèo đã được ban hành và chấp hành trên cả nước.

“Tôi cho rằng, làm sao để đưa một hộ ra khỏi danh sách hộ nghèo thì cũng phải bảo đảm được điều kiện tối thiểu để người ta sinh sống ở vùng không phải nghèo nữa thì người ta sẽ yên tâm hơn”, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nêu quan điểm.

Hệ thống tiêu chí về giảm nghèo hiện nay còn phụ thuộc vào điều kiện của đất nước và yếu tố phát triển từng giai đoạn. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp hơn để người thoát nghèo cũng yên tâm không bị tái nghèo trở lại, bảo đảm được cuộc sống. 

Bên cạnh giải pháp về mặt kinh tế-xã hội, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho rằng cũng cần phải có giải pháp về mặt tuyên truyền, thuyết phục, vận động bà con nhân dân để bà con nhân dân hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, từ đó tự nguyện vươn lên thoát nghèo.

“Trong thực tế các địa phương cũng có rất nhiều các trường hợp tự nguyện, có khi là xin ra khỏi hộ nghèo là cũng có. Đấy là những tấm gương và những điều chúng ta cũng cần phải tập trung tuyên truyền thêm”, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nêu rõ.

Ngoài ra, người đứng đầu Ủy ban Dân tộc cho biết, hệ thống tiêu chí về giảm nghèo hiện nay còn phụ thuộc vào điều kiện của đất nước và yếu tố phát triển từng giai đoạn. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp hơn để người thoát nghèo cũng yên tâm không bị tái nghèo trở lại, bảo đảm được cuộc sống.

Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định trình độ phát triển

Trình bày nội dung chất vấn, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể, đánh giá tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhất là việc 2,4 triệu người dân không còn là đối tượng được nhà nước mua bảo hiểm y tế.

Đại biểu Dương Tấn Quân đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, việc phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung, trọng tâm, trọng điểm.

Trong quá trình phân định thuộc 2 giai đoạn này, Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì, tham mưu cho Chính phủ phối hợp các bộ, ngành để xác định các tiêu chí. Từ năm 1996 đến nay, các chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng trên tinh thần đầu tư ở vùng đặc biệt khó khăn nhất theo tiêu chí phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển.

Gần đây nhất, Nghị quyết 120 của Quốc hội đã giao Chính phủ quy định tiêu chí cụ thể để xác định địa bàn trọng tâm, trọng điểm. Trên tinh thần đó, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định số 33 để xác định tiêu chí phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển.

Trên cơ sở những tiêu chí này, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ ban hành Quyết định số 861; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc được Thủ tướng ủy quyền ban hành Quyết định số 612 phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn.

Quá trình phân định dựa trên một số tiêu chí: xã, thôn có 15% dân số trở lên là người dân tộc thiểu số thì xác định là xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xã có tỷ lệ hộ nghèo 15% trở lên thì là xã nghèo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Hầu A Lềnh, việc phân định này làm phát sinh một vấn đề khác, đó là khi xác định được xã nghèo thì những xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 15% không còn là xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nữa. Đây là một vấn đề bất cập.

Sau khi Quyết định số 861 được phê duyệt, hơn 1.800 xã vùng đồng bào dân tộc khó khăn của giai đoạn trước đã thoát khỏi diện hộ nghèo, không còn nằm trong diện đặc biệt khó khăn nữa, do đó không được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư của giai đoạn 2016-2020 cho các địa bàn nghèo và các hộ nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, để tháo gỡ vấn đề này, tháng 9/2021, Ủy ban Dân tộc đã đánh giá tác động và đề xuất với Chính phủ. Chính phủ đã có văn bản giao các bộ, ngành điều chỉnh, sửa đổi một số quy định, thông tư có liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số.

Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Y tế sửa Nghị định 146, bổ sung, đưa các đối tượng không ở các xã đặc biệt khó khăn nhưng vẫn là các hộ dân tộc thiểu số khó khăn vào diện tiếp tục thụ hưởng chính sách. Dự thảo đang được xin ý kiến các cơ quan liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở trong đồng bào dân tộc

Với việc thực hiện Dự án 1 trong Chương trình MTQG 1719, tỉnh Lai Châu đã tập trung hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần ổn định đời sống, nhất là với những địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. ...

Lan tỏa những tấm gương điển hình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sự đóng góp của những điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tạo sức lan tỏa giá trị tinh thần to lớn, góp phần xây dựng bản, làng, cụm dân cư vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh ngày một giàu mạnh. ...

Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tập trung xây dựng công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, từ đó đời sống người dân được nâng cao. ...

Phát huy hiệu quả chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được tỉnh Bình Thuận quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh. ...

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 2%

Ngày 30/10, tại tỉnh Kiên Giang diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang đoàn kết, quyết tâm đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số góp phần phát huy lợi thế, tiềm năng để hội nhập và phát triển”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

Giải mã lý do Celadon City Tân Phú thu hút các nhà đầu tư?

Celadon City Tân Phú là dự án khu đô thị tổ hợp có quy mô khủng lên đến gần 100 ha được quy hoạch tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ khi vừa có thông tin quy hoạch, dự án đã trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản Thành phố Hồ...

Sôi nổi các hoạt động ngày chủ nhật xanh

Ngày chủ nhật xanh đã trở thành phong trào của các cấp bộ đoàn trong tỉnh với ý nghĩa chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Thông qua các hoạt động của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) góp phần từng bước hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường của mỗi cá nhân trong xã hội.Đoàn viên, thanh niên trồng cây xanh tại xã Minh Phú (Đông Hưng). ...

Công an tỉnh: Công bố quyết định thăng cấp bậc hàm, nâng lương cho cán bộ năm 2023

Chiều ngày 31/5, Công an tỉnh tổ chức lễ công bố quyết định thăng cấp bậc hàm, nâng lương cho cán bộ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an thăng cấp bậc hàm cho đồng chí Trần Văn Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

Hàng trăm người chết ở Tết té nước Songkran 2023

Hàng trăm người chết ở Tết té nước Songkran 2023 ...

Khai mạc Diễn đàn Hợp tác Ấn Độ-Các quốc đảo Thái Bình Dương

Khai mạc Diễn đàn Hợp tác Ấn Độ-Các quốc đảo Thái Bình Dương ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch...

Trung tướng Lê Quang Minh kiểm tra hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố...

(Bqp.vn) - Sáng 6/11, Đoàn công tác của Tổng cục Chính trị do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) thành phố Đà...

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân...

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 sẵn sàng khai hội từ sáng mai tại Nhà văn hóa Thanh niên

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 đã sẵn sàng chào đón người dân, du khách đến trải nghiệm không gian xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1, TP.HCM) từ sáng 9-11. ...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Mới nhất