Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBé gái cao thêm 22 cm sau hai năm tiêm hormone tăng...

Bé gái cao thêm 22 cm sau hai năm tiêm hormone tăng trưởng


Bé gái 10 tuổi, cao 126 cm, tương đương chiều cao trung bình của một bé gái 8 tuổi, sau hai năm điều trị bằng hormone tăng trưởng đã tăng lên 148 cm.

Theo bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao trung bình của trẻ gái 10 tuổi là 138,6 cm. Mức được xem suy dinh dưỡng về tầm vóc là 125,8 cm và mức được xem rất cao là 151,4 cm. Như vậy, bé gái trên bị suy dinh dưỡng chiều cao. Cân nặng trung bình trẻ gái tuổi này, theo WHO là 31,9, còn bé gái trên nặng 30 kg.

Bố mẹ cho biết bé thấp hơn bạn đồng trang lứa từ khi còn nhỏ, gia đình chú trọng tăng dinh dưỡng nhưng không cải thiện được chiều cao. Đến 10 tuổi, bé khám tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bác sĩ chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng, chỉ định điều trị bằng cách tiêm bổ sung hormone. Sau 24 tháng điều trị, chiều cao của bé tăng thêm 22 cm, cân nặng 41 kg.

“Chiều cao của bé trong mức trung bình so với cùng lứa tuổi”, bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết. Bé vẫn tiếp tục được điều trị bổ sung hormone tăng trưởng, theo dõi chiều cao và sự phát triển thể chất.

Đây là một trong số hàng trăm trường hợp thấp bé do thiếu hormone tăng trưởng điều trị thành công tại bệnh viện. Theo phác đồ, sau 3-6 tháng tiêm hormone, trẻ được đo lại chiều cao và xét nghiệm máu để đánh giá kết quả, điều chỉnh liều thuốc nếu cần. Trẻ đáp ứng với điều trị sẽ tăng chiều cao từ 8 đến 12 cm mỗi năm. Đến tuổi dậy thì, trẻ được đánh giá lại lần nữa để quyết định có tiếp tục bổ sung hormone hay ngưng.





Trẻ tầm soát chậm tăng chiều cao tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trẻ tầm soát chậm tăng chiều cao tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Anh, có nhiều yếu tố chi phối sự phát triển chiều cao của trẻ, bao gồm di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao, hormone tăng trưởng… Trong đó, yếu tố di truyền là không thể thay đổi. Chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng, chiếm tỷ lệ thấp, là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ chậm tăng trưởng và rất khó nhận biết.

Thông thường, trẻ mới sinh cao 48-52 cm. Trong năm đầu đời, bé tăng khoảng 20-25 cm, năm thứ hai tăng 12 cm, năm thứ ba tăng 10 cm, năm thứ 4 tăng 7 cm. Từ 4 đến 11 tuổi, trẻ sẽ tăng trung bình 4-6 cm mỗi năm. Đến tuổi dậy thì, mỗi năm bé gái tăng khoảng 6-10 cm, bé trai tăng 6,5-11 cm.Trẻ không đạt mức này nên được bác sĩ khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao sớm.

Nếu không điều trị, trẻ thiếu hormone tăng trưởng có chiều cao trung bình chỉ 135-145 cm, thấp hơn nhiều so với chiều cao tối đa có thể đạt được. Điều này ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và tâm lý của trẻ do mặc cảm, tự ti khi so với bạn bè.

Giai đoạn phù hợp để trẻ điều trị hormone tăng trưởng hiệu quả là 4-13 tuổi. “Qua thời gian này, các sụn xương của trẻ đóng lại, dùng hormone tăng trưởng không còn tác dụng”, bác sĩ Ngọc Anh phân tích.

Để phát hiện trẻ có vấn đề về chiều cao, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tổ chức tầm soát miễn phí từ ngày 17/6 đến 9/7, vào mỗi cuối. Đăng ký qua hotline 0335 116 057 hoặc 0932 714 440. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Cao Phương Duy, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết đây là chương trình thường niên, từ năm 2017 đến nay đã tầm soát miễn phí hơn 2.000 trẻ, trong đó gần 200 trẻ được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng.

Lê Phương




Source link

Cùng chủ đề

Tăng chiều cao cho cô gái nhỏ nhắn với 5 kiểu giày này

Kiểu giày có gót quá cao có thể thu hút sự chú ý vào vẻ ngoài của thân...

Mất gần 150 triệu đồng chích thuốc tăng chiều cao

Không tiêm hormone tăng trưởng cho người trưởng thànhPGS.TS Trần Quang Nam, trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết hiện các bác sĩ chỉ điều trị chậm tăng trưởng ở trẻ em. Trẻ cần được theo dõi biểu đồ tăng trưởng, tình trạng dinh dưỡng, cân nặng, chiều cao. Nếu trẻ không bắt kịp biểu đồ...

Trẻ uống sữa giàu canxi sẽ có chiều cao vượt trội?

Tôi nghe nói cho con uống sữa giàu canxi sẽ giúp đạt được chiều cao vượt trội, có đúng không? (Hồng, 29 tuổi, TP HCM) Trả lời:Hiện có rất nhiều gia đình khi chọn sữa cho con thường quan tâm tiêu chí sữa giàu DHA, giàu canxi để giúp con tăng trưởng về chiều cao.Trên thực tế, quan niệm sử dụng sữa như là một biện pháp cứu cánh duy nhất để tăng chiều cao cho con em là...

Cách nào tăng chiều cao cho trẻ?

Trẻ có thể được khám chẩn đoán nguyên nhân chậm tăng chiều cao, từ đó khắc phục bằng cách bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục hoặc điều trị bằng thuốc. Bác sĩ CKI Lê Kim Huệ, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, cho biết có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề chiều cao của trẻ. Việc ứng dụng y học đúng lúc, đúng mức có thể giúp trẻ tăng chiều cao,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà

GĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. ...

Cùng chuyên mục

Tiểu đường và bệnh thận làm bệnh tim xuất hiện sớm hơn 28 năm

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận. Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu mới đây phát hiện những người cùng lúc mắc tiểu đường và bệnh thận thì bệnh tim sẽ đến sớm hơn...

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt?

Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn tiêu hóa...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến...

Những lợi ích tuyệt vời của quả cau

Hỗ trợ tiêu hóa Với hàm lượng chất xơ dồi dào, quả cau hoạt động như một "chất xúc tác" tự nhiên cho hệ tiêu hóa. Chất xơ không chỉ tạo cảm giác no mà còn kích thích nhu động ruột co bóp mạnh mẽ hơn.  Nhờ đó, thức ăn được đẩy đi một cách đều đặn, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng và lên men gây ra các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời, chất xơ...

Mới nhất

Cách nào để phân loại nhà theo cấp?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.Nhà ở được phân thành 6 loại như sau:- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng...

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương vừa có kết luận cuộc họp rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg. Trước đó, ngày 19/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp rà soát,...

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Sáng ngày 15/11/2024, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024. Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản năm 2024 có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ...

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao

Ngày 14/11, tại Lima, Pê-ru đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 35 (AMM 35). Hội nghị do Ngoại trưởng Pê-ru Elmer Schialer và Bộ trưởng Ngoại thương - Du lịch Peru Desilú León đồng chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ...

Giá vàng miếng SJC “giậm chân tại chỗ”, nhà đầu tư vàng cần lưu ý những gì?

Trong bối cảnh giá vàng miếng SJC 'giậm chân tại chỗ', nhiều nhà đầu tư vàng đứng ngồi không yên. Không biết nên mua vàng hay bán vàng thời điểm này là hợp lý. Thời điểm 11h ngày 15/11, giá vàng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng Bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết...

Mới nhất