Trang chủNewsThời sựĐối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở...

Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại


Đối thoại Shangri-La năm 2023 vừa khẳng định vai trò, vị trí địa chiến lược của khu vực vừa cho thấy nhiều căng thẳng, thách thức an ninh đang tiềm ẩn.

Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại
Đối thoại Shangri-La khép lại với nhiều nhận thức, tuyên bố quan trọng, nhưng vẫn còn những vấn đề chưa tìm ra cách tiếp cận mới.

Đối thoại Shangri-La là diễn đàn an ninh hàng đầu của châu Á-Thái Bình Dương; nơi trao đổi, tranh luận về những thách thức an ninh cấp bách, các khác biệt và hy vọng tìm ra cách tiếp cận mới. Khủng hoảng Ukraine, xung đột Mỹ-Trung, nguy cơ tiềm ẩn ở eo biển Đài Loan, Biển Đông, bán đảo Triều Tiên, xu hướng gia tăng năng lực quân sự và các thách thức an ninh phi truyền thống toàn cầu phủ bóng hội nghị lần thứ 20 năm 2023, đậm đặc trong 7 chủ đề thảo luận chung và các cuộc tiếp xúc riêng.

Việc Nga vắng mặt, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc không gặp nhau và sự hiện diện của đoàn đại biểu Liên minh châu Âu (EU) là những sự kiện đáng chú ý. Đó là những lý do thu hút hơn 550 đại biểu từ gần 50 quốc gia trong và ngoài khu vực tham dự hội nghị.

Các nhà lãnh đạo chính phủ, Bộ Quốc phòng và chuyên gia nói gì trong 7 phiên họp toàn thể, 6 phiên thảo luận song song và nhiều cuộc gặp song phương? Họ trông đợi gì ở hội nghị? Khu vực sẽ dịch chuyển ra sao?… Là điều các quốc gia, chính khách, chuyên gia quan tâm và còn nghiền ngẫm sau hội nghị. Các vấn đề đó có thể phần nào tìm thấy trong các thông điệp của Đối thoại Shangri-La năm 2023.

Một là, thúc đẩy hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; xây dựng châu Á-Thái Bình Dương ổn định và cân bằng. Đối thoại Shangri-La năm 2023 vừa khẳng định vai trò, vị trí địa chiến lược của khu vực vừa cho thấy nhiều căng thẳng, thách thức an ninh đang tiềm ẩn. Đó là trật tự an ninh hàng hải, sự hiện diện của các cường quốc; sự phát triển của nhiều cấu trúc an ninh, thỏa thuận hợp tác an ninh ba, bốn bên và đa phương giữa Mỹ – Nhật – Ấn, Nhật – Ấn – Australia, Bộ tứ (Quad), Hiệp định đối tác an ninh Mỹ – Anh – Australia (AUKUS), hay cơ chế hợp tác tuần duyên giữa 5 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam)…

Căng thẳng, mệt mỏi vì khủng hoảng ở Ukraine; đối đầu giữa Nga và phương Tây; nguy cơ va chạm hạt nhân, xu hướng chạy đua vũ trang, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế…, khu vực không muốn có thêm một cuộc chiến địa chính trị trên không gian hợp tác phát triển của mình. Điều này thể hiện trong các bài phát biểu của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, diễn giả chính; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J.Austin; Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và nhiều đại biểu khác.

Nguyện vọng chung là động lực thúc đẩy nỗ lực hợp tác, đối thoại của khu vực, nhưng cũng bị chia rẽ, cản trở bởi sự khác biệt trong mục tiêu chiến lược, lợi ích cốt lõi, sự khác biệt trong nhận thức và hành động của một số nước, nhất là nước lớn.

Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 ở Singapore. (Nguồn: Bloomberg)

Hai là, Mỹ-Trung vừa mâu thuẫn vừa cần nhau, nhưng chưa tìm ra cách “hạ nhiệt”. Căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung là một chủ đề chính chi phối hội nghị. Thể hiện quan điểm, khẳng định vai trò, phê phán đối thủ, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác là nội dung chính trong bài phát biểu của đại diện Mỹ và Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J.Austin nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; bày tỏ quan ngại sâu sắc khi Trung Quốc không sẵn sàng tham gia nghiêm túc vào các cơ chế xử lý khủng hoảng tốt hơn giữa quân đội hai nước; có các hành động gây hấn không cần thiết…

Trong bài phát biểu về sáng kiến an ninh mới của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc không nêu đích danh, nhưng đủ rõ để cáo buộc Mỹ tăng cường chạy đua vũ trang, thiết lập các liên minh quân sự “kiểu NATO” ở châu Á Thái Bình Dương, cố ý can thiệp công việc nội bộ nước khác, đẩy khu vực vào “vòng xoáy xung đột”. Ông nhấn mạnh Mỹ không nhìn nhận đúng các mối quan ngại của Trung Quốc và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng xấu đi trong quan hệ song phương.

Vấn đề Đài Loan là một chỉ dấu quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Trung hiện nay. Ngay trước Đối thoại Shangri-La, Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) ký kết “Sáng kiến Mỹ-Đài Loan về thương mại thế kỷ XXI”. Theo Đài Loan, đây không chỉ là một sáng kiến lịch sử về kinh tế, thương mại mà có ý nghĩa biểu tượng nhiều mặt, đánh dấu một bước khởi đầu mới. Trung Quốc ra sức phản đối, coi Mỹ hỗ trợ Đài Loan tăng cường khả năng tự vệ là “hành động khủng bố”.

Dù vậy, các quốc gia cũng nhìn thấy tia hy vọng trong các bài phát biểu. Bộ trưởng Lý Thượng Phúc cho rằng Trung Quốc và Mỹ có các hệ thống và nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, điều này không nên ngăn cản hai bên tìm những điểm chung và lợi ích chung để phát triển quan hệ song phương, làm sâu sắc thêm hợp tác.

Ông Lloyd J.Austin cũng bày tỏ, cạnh tranh không bao giờ được phép chuyển thành xung đột và Mỹ không hướng đến một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Bởi họ thừa hiểu, một cuộc xung đột hoặc đối đầu nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là thảm họa không thể chịu đựng được đối với thế giới. Mỹ cũng mệt mỏi trong cuộc đối đầu với Nga, bất lợi khi đồng thời mở “hai mặt trận” với hai đối thủ lớn nhất.

Chủ nhà Singapore có chủ ý bố trí đại diện Mỹ, Trung Quốc ngồi đối diện trong cùng một bàn tiệc; phát biểu mở đầu trong các phiên họp quan trọng ngày 3, 4/6. Các đại biểu khác dành sự quan tâm lớn đến quan điểm của hai cường quốc. Nhưng sự khác biệt quan điểm rõ ràng, sự thiếu vắng lòng tin trong tuyên bố và hành động của Mỹ và Trung Quốc chưa cho thấy khả năng, cách thức để “hạ nhiệt” căng thẳng.

Các quốc gia đều mong muốn Mỹ và Trung Quốc đối thoại, tháo gỡ mâu thuẫn, căng thẳng. Một số quốc gia cũng có phần quan ngại nếu hai cường quốc thỏa hiệp theo hướng phân chia khu vực ảnh hưởng, không quan tâm đúng mức đến lợi ích, nguyện vọng chung của cộng đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, chính khách, điều này ít khả năng xảy ra.

Ba là, cách thức thúc đẩy hợp tác, duy trì hòa bình lâu dài, ổn định tại khu vực. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu, nguyện vọng chung của các quốc gia. Điểm nổi bật trong Đối thoại Shangri-La năm 2023 là các đại biểu thống nhất cao về “chìa khóa” để mở cánh cửa, thực hiện mục tiêu nêu trên.

Đó là thượng tôn luật pháp quốc tế; nỗ lực tăng cường liên lạc, đối thoại, củng cố lòng tin chiến lược; vừa hợp tác vừa cạnh tranh, xây dựng cơ chế quản lý rủi ro, ổn định, cân bằng quan hệ dựa trên các quy tắc và chuẩn mực quốc tế; đề cao trách nhiệm của các quốc gia trong và ngoài khu vực, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhấn mạnh, luật lệ áp dụng cho tất cả, các quốc gia đều bình đẳng, dù là quốc gia nhỏ nhất hay quốc gia lớn nhất. Ý kiến của ông được các đại biểu đồng tình.

Trách nhiệm trước hết và lớn nhất thuộc về Mỹ và Trung Quốc. Nhưng các quốc gia, nhất là quốc gia đang phát triển, mới nổi, có vai trò ngày càng quan trọng đối với “ngôi nhà chung”; đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.

Thực tế cho thấy các tổ chức cơ chế hợp tác tiểu khu vực giữa các quốc gia đang phát triển, mới nổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, ngoại giao, vì lợi ích riêng và chung của khu vực ngày càng phát huy vai trò, tác dụng. Cộng đồng ASEAN là một minh chứng cho xu hướng này. Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little đánh giá mối quan hệ lâu dài giữa các quốc gia nhỏ hơn là “điều giúp mọi thứ cân bằng”. Đây cũng là nhận thức của nhiều đại biểu khác.

Bốn là, trở ngại chính và câu hỏi còn bỏ ngỏ. Các quốc gia có diễn đàn để thể hiện quan điểm, đề xuất, đóng góp, nêu quan ngại và tranh luận, phản biện lập trường của quốc gia khác. Trung Quốc và Mỹ cũng đều thừa nhận, càng trao đổi nhiều, càng tránh được hiểu lầm và tính toán sai lầm có thể dẫn đến khủng hoảng hoặc xung đột.

Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt trong nhận thức về lợi ích cốt lõi, lợi ích chung và riêng. Một số nước lớn tuyên bố ủng hộ hòa bình, hợp tác và phát triển, nhưng lại muốn môi trường, xu thế đó nằm trong vòng ảnh hưởng, chịu sự chi phối và mang lại lợi ích cho mình.

Các quốc gia đều tuyên bố thượng tôn luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, nhưng lại diễn giải biện minh cho chiến lược, chính sách của mình, vận dụng nó phục vụ cho mục tiêu quốc gia, không tính đến lợi ích chính đáng của các quốc gia khác.

Cản trở lớn nhất là sự không thống nhất giữa tuyên bố và hành động, nhất là của các nước lớn. Các quốc gia khác nhận thức được vấn đề này, không muốn phải chọn bên. Nhưng làm thế nào để hóa giải được trở ngại lớn nhất lại là chuyện khó và là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

***

Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La, đoàn Việt Nam Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham dự đầy đủ các phiên họp toàn thể và nhiều cuộc gặp gỡ song phương. Qua đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao đối với các vấn đề quốc tế, khu vực; thể hiện thiện chí, mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong giải quyết những thách thức chung.

Diễn đàn Đối thoại Shangri-La năm 2023 khép lại với nhiều nhận thức, tuyên bố quan trọng, nhưng vẫn còn những vấn đề chưa tìm ra cách tiếp cận mới. Thế giới, khu vực vẫn tiếp tục vận động. Nhiều diễn đàn, hội nghị, hoạt động khác sẽ tiếp tục diễn ra, nhằm tìm cách giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ, các vấn đề nảy sinh. Mỗi sự kiện là một cột mốc trên hành trình phát triển của nhân loại.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp Tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Phát biểu trong cuộc thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang làm rõ những băn khoăn về đề xuất nâng hạn tuổi nghỉ hưu với sĩ quan theo dự thảo luật.  Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, việc nâng hạn tuổi phục vụ sẽ cho phép sĩ quan là cấp trung tá trở xuống khi nghỉ hưu, có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa...

Bộ trưởng Quốc phòng lý giải đề xuất không nâng tuổi hưu cấp tướng quân đội

Giải thích việc không nâng tuổi nghỉ hưu cấp tướng lên 62 tuổi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang chia sẻ công việc sĩ quan quân đội rất đặc biệt. ...

Ấn Độ-Singapore đối thoại quốc phòng, khẳng định sự gắn kết bền chặt

Ngày 22/10, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen đã đồng chủ trì Đối thoại Bộ trưởng Quốc phòng giữa hai nước lần thứ sáu tại New Delhi.

Xây dựng khu vực biên giới Việt – Lào hòa bình, ổn định, hợp tác

Làm việc với tỉnh Sơn La, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh việc xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác; không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Lào. XEM VIDEO: Sáng 22/10, tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La. Thời gian...

Xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác Việt – Lào

Làm việc với tỉnh Sơn La, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh việc xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác; không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Lào. XEM VIDEO: Sáng 22/10, tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La. Thời gian...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Theo chuyên gia y học cổ truyền, chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn. Chạy bộ giúp cơ thể sản sinh ra hormone dopamin và serotonin, giúp chúng ta thấy hạnh phúc và điều hòa nội tiết tốt hơn. (Nguồn: Health) ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Kết tội kẻ sát hại 2 hướng dẫn viên người Việt ở Las Vegas năm 2018

(CLO) Một bồi thẩm đoàn đã kết tội một người đàn ông đột nhập vào một phòng tại khách sạn-sòng bạc ở Las Vegas Strip và cướp rồi giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hồi tháng 6 năm 2018. ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào ăn sáng làm việc

Sáng 9-10, Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào có buổi ăn sáng làm việc ở Vientiane. Lãnh đạo ba nước nhất trí tìm giải pháp phát triển các cơ chế hợp tác song phương, ba nước theo hướng hiệu quả, thực chất hơn.   Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Vientiane sáng 9-10 - Ảnh: DƯƠNG GIANG Sáng 9-10, nhân dịp tham dự...

Cùng chuyên mục

Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

(ĐCSVN) - Ở nhóm chính sách 2, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Tóm tắt tờ trình Dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, dự thảo Luật được tiếp thu, rà soát,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 - 8/11/2024. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp...

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi. Theo thống kê của Ban tổ chức, Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 2 (tháng 10) tiếp tục có sự tham gia của nhiều đơn vị trong toàn ngành Công Thương. Trong đó, Ban tổ chức đã tiếp...

Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích

Một số người dân ở huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) phát hiện thi thể trong kè chắn sóng, nghi là nam du khách bị mất tích khi chèo sup vào tuần trước cùng 5 người khác. Chiều 3/11, một số người khi đi trên bờ kè Lăng Cô, thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh (huyện đảo Phú Quý) phát hiện thi thể mắc kẹt trong hốc đá. Sự việc sau đó được trình báo đến cơ quan chức...

Kết quả bầu cử Mỹ có thể quyết định cuộc xung đột Nga

(CLO) Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia này, mà nó còn có tác động tới nhiều vấn đề trên thế giới, đặc biệt cuộc chiến ở Ukraine. ...

Mới nhất

Hai bức tranh chính sách Trump – Harris

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chuẩn bị tới giờ G, cùng điểm qua những nét nổi bật trong chính sách của hai ứng viên Donald Trump (đảng Cộng hòa) và Kamala Harris (đảng Dân chủ). Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/hai-buc-tranh-chinh-sach-trump-harris-185241101152623341.htm

Vĩnh Phúc: ‘Gỡ khó’ cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng

(PLVN) - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Khắc Hiếu yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, không để doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt mà thiếu vốn. 03/11/2024 20:39 Đại diện doanh nghiệp đề nghị ngành Ngân...

Công bố quy chế bù trừ và thanh toán mới, gỡ nút thắt “pre-funding” cho tổ chức ngoại

Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đã được thay mới, chuẩn bị cho phiên giao dịch ngày 4/11 khi Thông tư 68 chính thức có hiệu lực. Công bố quy chế bù trừ và thanh toán mới, gỡ nút...

Sau cơn mưa lớn hàng giờ, người dân TP.Bảo Lộc lội bì bõm vì ngập nặng

Hàng chục căn nhà của người dân phường 2 (TP.Bảo Lộc) đã bị ngập nặng, nhiều cây xanh bị ngã đổ sau trận mưa lớn khoảng 1 giờ đồng hồ trên địa bàn. ...

Bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi phức tạp

BV Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P, 7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi. ...

Mới nhất