Trang chủNewsThế giớiHình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ – Nhật – Úc


Vừa qua, ngay bên lề Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cùng Phó thủ tướng – Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Hamada Yasukazu và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez đã có cuộc hội đàm. Theo tờ Nikkei Asia, tại cuộc hội đàm, 4 bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác an ninh để thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Ảnh 1.

Tàu tuần duyên của Mỹ và Nhật tại cảng ở Manila để tham gia tập trận tuần duyên lần đầu tiên giữa 3 nước

Tuần duyên Philippines

Là lần đầu tiên 4 nước trên có cuộc hội đàm cấp bộ trưởng quốc phòng 4 bên, sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Mỹ – Nhật Bản – Úc – Philippines gần đây tăng cường hợp tác quân sự cả đa phương và song phương lẫn nhau. Từ ngày 1 – 7.6, Mỹ cùng với Nhật Bản và Philippines lần đầu tổ chức tập trận tuần duyên chung ở Biển Đông. Úc tham gia cuộc tập trận dưới vai trò quan sát viên. Hồi đầu tháng 2, Mỹ và Philippines còn tiết lộ đang xem xét điều lực lượng tuần duyên để tuần tra chung ở Biển Đông – một động thái được xem là đáp trả chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở vùng biển này. Cũng trong tháng 2, trả lời tờ Nikkei Asia khi công du Nhật Bản, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. khẳng định “bảo vệ lãnh hải” của Philippines ở Biển Đông là trọng tâm trong nỗ lực tăng cường các thỏa thuận an ninh với Mỹ và Nhật Bản. Nói về các thỏa thuận quân sự với Mỹ và Nhật, ông tuyên bố: “Chúng tôi không muốn khiêu khích, nhưng… chúng tôi cảm thấy rằng các hợp tác sẽ giúp đảm bảo tuyến hàng hải an toàn ở Biển Đông. Và hơn nữa, chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để bảo vệ chủ quyền trên biển của chúng tôi”.

Các động thái trên đặt ra câu hỏi liệu Mỹ – Nhật Bản – Úc – Philippines đang hình thành một liên minh dưới hình thức như “Bộ tứ” (Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ)? Để làm rõ vấn đề này, các chuyên gia quốc tế đã đưa ra một số nhận định khi trả lời Thanh Niên ngày 5.6.

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Ảnh 2.

Có thể hình thành nhanh hơn “Bộ tứ”

Có khả năng cao cuộc họp cấp Bộ trưởng quốc phòng 4 nước lần đầu sẽ mở đường hình thành nên “Bộ tứ” (vốn bao gồm Mỹ – Nhật – Úc – Ấn Độ) phiên bản Đông Á, vì quá trình hình thành khá giống “Bộ tứ” ban đầu, cũng bắt đầu từ một cuộc họp không chính thức và dần dần được thể chế hóa.

Không những vậy, quá trình thể chế hóa của liên minh mới có thể nhanh hơn so với quá trình hình thành “Bộ tứ” vì những lý do sau: Nhật Bản, Úc và Philippines đều là đồng minh của Mỹ; Philippines hiện cân bằng hơn và sẵn sàng tăng cường quan hệ với Mỹ; Nhật Bản, Úc và Mỹ có khả năng và sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ để Philippines nâng cao khả năng thực thi pháp luật hàng hải, hỗ trợ nhân đạo/cứu trợ thiên tai…

Vì thế, nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, khuôn khổ 4 bên Mỹ – Nhật – Úc – Philippines có thể sẽ phát triển nhanh hơn nhiều so với “Bộ tứ”.

PGS Kei Koga (Chương trình các vấn đề toàn cầu và chính sách công – Trường Khoa học xã hội – Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore)

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Ảnh 4.

Chia sẻ chung nguyện vọng

Cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng 4 bên Mỹ, Nhật Bản, Úc, Philippines lần đầu khẳng định tầm quan trọng về địa lý của Manila cũng như mạng lưới ngoại giao và quốc phòng đang mở rộng của Manila ở khu vực. Cả 4 nước đều có nguyện vọng về một chuẩn mực hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Ở góc độ nào đó, có thể kỳ vọng một “Bộ tứ” thứ hai, và dù không thể so sánh với Ấn Độ, nhưng Philippines có chỗ đứng riêng trong các liên kết ngoại giao và hiện đại hóa quân sự ngày càng rộng lớn hơn. Washington, Tokyo và Canberra đều đang hỗ trợ Manila về bảo vệ lãnh hải, hiện đại hóa quân sự để chuyển hướng sang phòng thủ bên ngoài. Có nhiều tiềm năng để hình thành một liên minh 4 bên như vậy vì 4 quốc gia đều thống nhất các chính sách đối ngoại và an ninh chung. Trong đó, Philippines đại diện cho Đông Nam Á, và sẽ có vị thế bình đẳng trong các chương trình nghị sự an ninh khác nhau trong khu vực.

TS Chester B.Cabalza (Chủ tịch Tổ chức nghiên cứu phát triển quốc tế và hợp tác an ninh, Philippines)

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Ảnh 6.

Nỗ lực của chính phủ Tổng thống Marcos Jr.

Bốn quốc gia này đã hợp tác song phương với nhau trong một thời gian. Gần đây, chính quyền của Tổng thống Marcos Jr. nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh và đầu tư với Nhật Bản, Mỹ và Úc. Đó chính là yếu tố quan trọng để khiến cho khả năng liên minh 4 bên trở nên khả thi. Và tất nhiên tác động không nhỏ là do chính hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như trong khu vực.

So với “Bộ tứ” thì liên minh này nếu hình thành sẽ khác cả về địa lý lẫn mô hình. “Bộ tứ” không phải chỉ bao gồm các đồng minh theo hiệp ước như giữa 4 nước Mỹ, Úc, Nhật Bản và Philippines. Và tầm hoạt động của liên minh 4 nước nếu có sẽ chủ yếu xoay quanh vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tất nhiên, ngoài các khác biệt trên, cả “Bộ tứ” lẫn liên minh 4 nước trên nếu có thì đều được thúc đẩy từ mối quan tâm chung.

GS John Blaxland (Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược, Đại học Quốc gia Úc)

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Ảnh 8.

Củng cố khả năng răn đe

Hiện đã có một liên minh giữa Mỹ và Philippines, nhưng tôi nghĩ Nhật Bản sẽ khó tham gia một liên minh chính thức khác bởi vì người dân Nhật Bản khó đồng ý. Tuy nhiên, thực tế là Mỹ – Nhật Bản – Philippines đang mở rộng hợp tác và hợp tác quân sự nhằm củng cố khả năng răn đe trước hành vi hung hăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Hợp tác 3 bên này gửi đi thông điệp Bắc Kinh phải đối mặt với sự kháng cự ngày càng tăng.

Các cuộc tập trận quân sự trên biển với sự tham gia của Mỹ – Nhật – Úc – Philippines có thể sẽ sớm diễn ra. Việc Lực lượng phòng vệ trên không và Lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản tham gia tập trận ở Philippines sẽ phức tạp hơn về mặt chính trị, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng thì có thể Tokyo sẽ điều động Lực lượng phòng vệ trên không tập trận với lực lượng không quân của Mỹ, Philippines và Úc ở Philippines trong thời gian tới. Và Tokyo cũng có thể điều động Lực lượng phòng vệ trên bộ tham gia tập trận quy mô nhỏ nếu dư luận Nhật Bản đồng thuận.

Bắc Kinh không thể đổ lỗi cho những diễn biến trên. Cả Philippines và Úc ngày càng lo ngại Trung Quốc. Một nguyên tắc chung là các quốc gia thường có xu hướng phối hợp với nhau để chống lại mối đe dọa chung.

Cựu đại tá hải quân Mỹ Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii Thái Bình Dương)

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Ảnh 10.

Philippines muốn có thêm “đòn bẩy”

Việc Philippines tham gia hợp tác quốc phòng 3 bên Mỹ – Nhật – Úc dưới thời Tổng thống Marcos Jr. phản ánh những lo ngại ngày càng tăng của Manila về hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Marcos Jr. đã thay đổi cách tiếp cận so với người tiền nhiệm, không còn nhân nhượng với Bắc Kinh mà chuyển sang thân cận với Washington. Theo quan điểm của Mỹ và Nhật Bản, việc tiếp cận các căn cứ ở Philippines nhằm thúc đẩy các hoạt động ở xa còn nhằm đề phòng rủi ro nổ ra xung đột trong khu vực, đặc biệt ở eo biển Đài Loan.

Manila nhiều khả năng sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự từ Washington, Tokyo và Canberra để nâng cấp khả năng quân sự của Philippines, muốn hướng tới ngăn chặn Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng không muốn kích động Bắc Kinh. Điển hình, chính quyền của Tổng thống Marcos Jr. đã khẳng định quyền tiếp cận mới của Mỹ đối với các căn cứ của Philippines không thể được sử dụng cho mục đích tấn công, điển hình như nếu xung đột ở eo biển Đài Loan nổ ra. Sử dụng các mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn như một đòn bẩy, Tổng thống Marcos Jr. đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận thăm dò chung với Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ở Biển Đông với điều khoản thuận lợi hơn cho Philippines.

GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản; Học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore)



Source link

Cùng chủ đề

Mưa lớn ở miền Trung khả năng kết thúc sớm hơn dự báo

Từ 9/11, mưa lớn ở miền Trung sẽ giảm dần thay vì kéo dài như dự báo trước đó. Cơn bão mới xuất hiện ở Philippines mạnh dần lên trong những ngày tới, các chuyên gia nhận định khả năng chi phối đến đợt mưa này. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (4/11), ở khu vực từ Nam Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi...

Tuyển Việt Nam cần dè chừng tiền vệ chạy nhanh nhất Bundesliga

Gerrit Holtmann thi đấu cho VfL Bochum tại Bundesliga mùa giải 2024/2025. Tuy nhiên, tuyển thủ Philippines chỉ là "kép phụ". Anh được tung vào sân từ băng ghế dự bị trong trận đấu gặp Frankfurt ở vòng 9. Bất chấp việc đội nhà nhận thất bại nặng nề 2-7, Gerrit Holtmann vẫn đi vào lịch sử giải đấu.Pha nước rút của tiền vệ sinh năm 1995 đạt vận tốc 36,74 km/h - anh trở thành người chạy...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Việt Nam vẫn đang giữ vững ngôi đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Thương vụ Việt Nam tại Philippines dẫn thông tin thống kê từ Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo. Con số này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 (trong 10 tháng cùng kỳ năm 2023, Philippines nhập khẩu 2,84 tấn gạo), và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2023 của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Về dinh dưỡng, trứng gà khác trứng cút thế nào?

'Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và có nhiều loại khác nhau. Xét về hàm lượng dinh dưỡng thì trứng gà và trứng cút có những điểm mạnh riêng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe...

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Bài đọc nhiều

Houthi tiếp tục nhắm vào tàu thuyền có liên kết với Israel

Nhóm Houthi ở Yemen thông báo rằng họ sẽ duy trì lệnh phong tỏa tàu thuyền liên quan Israel để phản ứng trước 'thông tin tình báo' về việc các công ty vận tải biển của Tel Aviv bán tài sản cho các...

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.

Nhà ngoại cảm dự đoán năm 2024 của ông Trump và Biden

MỹLá bài tarot của ông Trump cho thấy một năm bầu cử đáng ngại, còn lá bài của ông Biden thể hiện ông "có rất nhiều tiền". Jesse Watters, người dẫn chương trình kênh truyền hình cánh hữu Fox News của Mỹ, tuần trước hỏi Paula Roberts, nhà ngoại cảm người Anh, về năm 2024 của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump."Trước đây, khi tôi hỏi bà ấy về ông Trump, bà chỉ nói mùa thu năm nay sẽ...

Hằng số và biến số

Khẳng định những “hằng số” giữa vô vàn “biến số” là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ vào ngày 21/9 tại Wilmington, Delaware (Mỹ). Bình luận của Báo Thế giới và Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào vào gần nửa đêm hôm 3/11, tạo ra những luồng dung nham dữ dội và buộc chính quyền phải sơ tán một số ngôi làng gần đó, các quan chức nước này cho biết.

Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel “đoạn tuyệt” với một cơ quan LHQ, các ứng viên “trắng đêm” trước ngày bầu cử...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Ngày 3/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar Assad chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.

Tổng thống Ukraine trách móc việc “khoanh tay đứng nhìn”, Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng phàn nàn về thông tin quân đội Triều Tiên được triển khai đến Nga, trong khi Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi tránh "quốc tế hóa" cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 không chỉ bầu tổng thống

Trong năm nay, cử tri Mỹ ngoài việc chọn ai trong 2 ứng viên Donald Trump và Kamala Harris trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo, họ còn bầu ra các ghế nghị sĩ quốc hội. ...

Mới nhất

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 600-1.000 đồng/lít, kg đối...

Tín hiệu thuận để đầu tư sớm đường cất hạ cánh số 3, Sân bay Long Thành

Việc đầu tư đường cất hạ cánh số 3 trị giá khoảng 3.455 tỷ đồng ngay trong giai đoạn I sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo thuận lợi cho quá trình vận hành khai thác “siêu công trình” Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tín hiệu thuận để đầu tư sớm đường cất hạ cánh...

Xu thế TOD đang lên ngôi

TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị dựa trên hệ thống giao thông công cộng, đã trở thành xu hướng trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đang chú trọng phát triển theo mô hình này, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. TOD (Transit Oriented Development) là...

Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Tập trung vào quản lý rủi ro, kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhắm vào phân khúc premium so với thị trường, doanh thu 9 tháng đầu năm của Nafoods Group (HOSE: NAF) sụt giảm nhưng biên lãi gộp cải thiện mạnh so với cùng kỳ. Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận...

Asia Group với biến động cổ đông lớn trước thềm niêm yết

Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh nghiệp cơ bản khi giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, bởi đơn vị là đối tác của hàng loạt doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh...

Mới nhất