Trang chủDestinationsĐắk LắkKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tạo hành lang pháp...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng


20:24, 05/06/2023

Chiều 5/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết phải sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.

Theo đó, việc xây dựng dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về tổ chức tín dụng; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.





Đại biểu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 1. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 1. Ảnh: quochoi.vn

Cũng theo các đại biểu, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, theo các đại biểu dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới chỉ tập trung nhiều vào xử lý những vấn đề bất cập chủ yếu trong công tác quản lý nhà nước, các nội dung về tăng cường năng lực quản trị, điều hành của các ngân hàng cũng như đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cần được hoàn thiện thêm, nhất là để phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, cần quan tâm hơn đến việc thúc đẩy phát triển thị trường ngân hàng bền vững, hiệu quả; nâng cao khả năng cạnh tranh.

Liên quan về tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, một số ý kiến đại biểu chỉ ra rằng, dự thảo Luật có nội dung liên quan đến nhiều luật khác, trong đó có một số luật đang trình Quốc hội cho ý kiến như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… Và các luật trình Quốc hội xem xét thông qua như Luật Giao dịch điện tử, Luật Hợp tác xã, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng….

Do đó, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tính khả thi, khắc phục tối đa những vướng mắc trong áp dụng, triển khai thực hiện quy định của Luật, các đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát dự thảo Luật với quy định tại các luật liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật.

Đồng thời, cần rà soát các quy định có liên quan tại các FTA khác như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để bảo đảm sự tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Một số ý kiến cũng cho rằng, quy định về “người có liên quan” tại dự thảo Luật chưa thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán có thể dẫn đến vướng mắc trong triển khai thực hiện.





Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: quochoi.vn
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: quochoi.vn

Trên thực tế, sự chưa thống nhất này rất có thể sẽ phát sinh trường hợp người kê khai không biết mình có quan hệ với những người liên quan như con riêng của vợ hoặc chồng; anh, chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha…

Do đó, các đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát hoàn thiện quy định này và các quy định về hạn chế đối với từng đối tượng người có liên quan để bảo đảm quyền lợi của người dân trong việc tham gia các hoạt động kinh tế cũng như tránh tình trạng vô tình rơi vào các quy định cấm này.

Về nội dung ngân hàng chính sách, có ý kiến đại biểu nêu rõ, việc quy định về ngân hàng chính sách tại dự thảo Luật là cần thiết nhằm xác định rõ ràng địa vị pháp lý, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động, phát triển bền vững các ngân hàng này.

Tuy nhiên một số ngân hàng chính sách có những đặc thù riêng và thực hiện những nội dung, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các nguyên tắc như mục tiêu, mô hình hoạt động, quản trị, điều hành, cơ chế quản lý tài chính, các chỉ tiêu an toàn vốn, tổ chức lại, giải thể… để Chính phủ có cơ sở quy định chi tiết; bổ sung, hoàn thiện các quy định về ngân hàng chính sách, bảo đảm không vướng mắc và đủ căn cứ pháp lý khi triển khai thực hiện.

Tham gia thảo luận tại Tổ 13, đại biểu Lưu Văn Đức, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đề nghị, tại Điều 2 (Điều khoản áp dụng) cần cân nhắc, bổ sung quy định áp dụng đối với các tổ chức liên quan đến: tư vấn tài chính, mua bán, xử lý nợ xấu. Vì thực chất các tổ chức này cũng thực hiện một, hoặc một số công đoạn hoạt động của tổ chức tín dụng.

Liên quan đến quy định về giải thích từ ngữ, đại biểu tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị cần bổ sung thêm các khái niệm về: tư vấn tài chính, công ty tư vấn tài chính, xử lý nợ xấu. Theo đại biểu, trong dự thảo Luật mặc dù đã có các nội dung này, nhưng chưa được giải thích, làm rõ.

Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng, Ngân hàng chính sách xã hội là một loại hình Ngân hàng do Nhà nước thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ cho người nghèo và các dối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Vì vậy, nếu thực hiện xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng áp dụng như các tổ chức tín dụng thương mại trong dự thảo Luật là chưa phù hợp. Do đó, nên giao cho Chính phủ xây dựng cơ chế riêng, đặc thù, phù hợp với đối tượng là hộ nghèo, đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa để thực hiện nội dung này…

Hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số

Thảo luận về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước. Theo đó, các ý kiến cho rằng, việc sửa đổi nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.





Đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ 10 thảo luận về các dự án Luật. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ 10 thảo luận về các dự án luật. Ảnh: quochoi.vn

Đồng thời, hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân.

Cũng theo các đại biểu, Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, các cơ quan quản lý có liên quan; tham khảo pháp luật và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tài nguyên nước; …

Tuy nhiên, để hoàn thiện dự thảo các đại biểu lưu ý, cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu hoàn thiện một số nội dung cụ thể đảm bảo tính khả thi, hiệu quả khi dự luật được thông qua.

Đại biểu cho rằng, việc đầu tư xây dựng dự án trong đó có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, đời sống của nhân dân cơ bản thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường.

Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu việc lồng ghép thực hiện thủ tục “Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước” quy định tại khoản 7 Điều 44 của Dự thảo Luật với thủ tục “Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường” quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu tư cho chủ dự án.

Bên cạnh đó, đề nghị rà soát, hoàn thiện, bổ sung quy định cụ thể ngay trong Luật này về phân cấp thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo hạn ngạch khai thác, hạn ngạch sử dụng nước.

Về quản lý nguồn nước theo lưu vực sông, đại biểu cho rằng, cần có công cụ quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông cũng như đề nghị bổ sung trách nhiệm của các bộ ngành, tổ chức lưu vực sông và các bên liên quan trong xác định dòng chảy tối thiểu.

Đại biểu cũng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức lưu vực sông, đặc biệt là chức năng về điều tra, đánh giá trữ lượng nước, lập quy hoạch; điều hòa khai thác, sử dụng nước; giám sát khai thác, sử dụng nước, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái… để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước lưu vực sông.

Ngoài ra, hiện nay nguồn lực hoạt động của Hội đồng lưu vực sông còn khiếm tốn nên đề nghị cần quy định nguồn lực để bố trí hoạt động hiệu quả hơn. Mặt khác, trong dự án Luật nên có quy định rõ hơn về hoạt động quản lý nước ở lưu vực sông một cách linh hoạt, hiệu quả hơn…

Lan Anh (tổng hợp)

 





Source link

Cùng chủ đề

Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư

Vừa qua, Green i-Park và Tập đoàn Thương mại và Đầu tư Next Group đã ký kết thỏa thuận hợp tác, một bước tiến mới trong xúc tiến đầu tư và phát triển bền vững Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1). Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tưVừa qua, Green i-Park và Tập đoàn Thương mại và Đầu tư Next Group đã ký kết thỏa thuận hợp tác,...

VN-Index tăng phiên thứ hai, vượt 1.240 điểm

Dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán vẫn duy trì ở mức thấp, nhưng nhờ lực cầu ở một số mã trụ như FPT, DXG, VPB, HPG nên chỉ số VN-Index có phiên tăng thứ hai liên tiếp, vượt 1.240 điểm. Dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán vẫn duy trì ở mức thấp, nhưng nhờ lực cầu ở một số mã trụ như FPT, DXG, VPB, HPG nên chỉ số VN-Index có phiên tăng thứ hai liên...

82% doanh nghiệp Việt dự kiến tăng lương trong năm 2025

Khảo sát lương năm 2025 mà Tập đoàn Tư vấn tuyển dụng Robert Walters công bố ngày 26-11 cho thấy trong 84 doanh nghiệp được hỏi, có đến 82% cho hay sẽ điều chỉnh, tăng lương trong năm tới. Tăng lương để thu hút...

Doanh nghiệp cho người lao động tiêm vắc xin sốt xuất huyết

Chỉ trong 3 tháng, hơn 50 cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức đã liên hệ Hệ thống tiêm chủng VNVC để tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho người lao động. ...

Ca-na-đa khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam

Vụ việc được điều tra theo Đạo luật các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), dựa trên cáo buộc lẩn tránh thuế từ Việt Nam đối với phán quyết của Tòa án thương mại quốc tế Ca-na-đa (CITT) ban hành ngày 18 tháng 02 năm 2022 trong vụ việc Điều tra số NQ-2021-005 về việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

“Lên trời hái sao” – thế giới trong veo, ngọt lành của trẻ thơ

08:13, 12/05/2023 Sáng tác được một tác phẩm văn học hay đã khó, viết được một tác phẩm hay cho trẻ thơ còn khó gấp nhiều lần, song nhà thơ Đỗ Toàn Diện (Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk) đã làm được điều đó với tập thơ “Lên trời hái sao”. Bằng ngôn từ thật trong trẻo, nhà thơ đã “vẽ” các em là nhân vật trung tâm đang ngắm nhìn thế giới, đặt ra bao câu hỏi mang...

Không để bệnh dại bùng phát

07:53, 17/05/2023 Hiện nay, thời tiết nắng nóng đang là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh dại trên chó, mèo, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gia tăng bệnh dại ở người. Các ngành chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm khống chế, không để bệnh dại bùng phát. Liên tiếp các ca mắc và tử vong do dại Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, trong 2 năm trở lại...

Phát triển du lịch: Cần thấu hiểu du khách!

08:36, 28/05/2023 Tình trạng du khách tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng sau khi dịch bệnh COVID-19 đã đi qua, đang đặt câu hỏi bức thiết với ngành du lịch các địa phương miền Trung – Tây Nguyên: Liệu những sản phẩm dịch vụ du lịch lâu nay có thực sự đáp ứng nhu cầu của du khách? Phải chăng, cần có một cuộc cải cách nghiêm túc hơn trong hoạt động du lịch của các tỉnh thành? Thực tế...

Khoa học và Công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

16:35, 31/05/2023 Sáng 31/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2023), 45 năm Ngày thành lập Sở Khoa học và Công nghệ (6/6/1978 – 6/6/2023). Tham dự Lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Các đại biểu tham dự...

Câu lạc bộ bóng đá Đắk Lắk sẵn sàng cho mục tiêu thăng hạng

08:02, 01/06/2023 Câu lạc bộ (CLB) bóng đá Đắk Lắk đã chính thức bước vào tranh tài tại Giải hạng Nhì quốc gia 2023 với mục tiêu trở lại V.League 2 sau một năm rớt hạng. Thầy trò Huấn luyện viên (HLV) Trần Phi Ái đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc chiến giành tấm vé thăng hạng. Mùa giải 2022, sau 10 mùa bóng góp mặt ở Giải bóng đá hạng Nhất quốc gia, CLB bóng đá...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

An Giang mang cá tra, mật thốt nốt… đến TP.HCM để quảng bá, ‘trải chiếu’ mời gọi đầu tư

Nhiều nông, đặc sản là thế mạnh như cá tra, lúa gạo, đường mật thốt nốt, trái cây... đã được tỉnh An Giang mang đến hội nghị để trưng bày, xúc tiến, mời gọi đầu tư. ...

Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản khởi sắc, VN-Index tăng tiếp hơn 7 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 26/11, thị trường khởi sắc ngay từ khi mở cửa, trong đó các nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán giao dịch khá tích cực với sắc xanh gần như phủ kín. Nhóm cổ phiếu trụ cột VN30 có đến 26 mã tăng nhưng đa số chỉ tăng...

Quảng Ngãi “chạy nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều khó khăn cản trở giải ngân vốn đầu tư công Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Quảng Ngãi là hơn 6.900 tỷ đồng. Số vốn này bố trí đầu tư 49 dự án chuyển tiếp, 2 dự án chuẩn bị đầu tư, 29 dự án khởi công mới. Đến nay, tỉnh đã phân khai cho...

Tạo bước tiến chiến lược cải thiện hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước chủ đạo

PV: Nhiều doanh nghiệp kiến nghị rằng tại Điều 9 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ của dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần bổ sung thêm ý kiến: “Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then...

Mới nhất