Trang chủDestinationsThái BìnhSửa đổi Luật Căn cước công dân: Đề xuất cấp thẻ căn...

Sửa đổi Luật Căn cước công dân: Đề xuất cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi


Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi; tuy nhiên, việc cấp thẻ cho nhóm đối tượng này sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật tại phiên họp chiều 2/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Chiều 2/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư

Bộ trưởng nêu rõ, hiện nay, các quy định của Luật Căn cước công dân về việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân còn chưa được đầy đủ, bao quát.

Luật Căn cước công dân mới chỉ tập trung vào việc quản lý công dân qua Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua thẻ căn cước công dân mà chưa có quy định về tài khoản định danh điện tử đối với tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử.

Do đó, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, cần thiết phải sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.

Việc sửa đổi Luật Căn cước công dân nhằm mục đích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư…

Theo Bộ trưởng, trong quá trình lập đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chính phủ đã thống nhất thông qua 4 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật; trong đó, bao gồm cả chính sách về việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch và căn cước công dân điện tử (tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam). 

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Để cụ thể hóa các chính sách nêu trên trong dự thảo Luật được đầy đủ, chặt chẽ, bảo đảm tính bao quát và phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, Chính phủ đã chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ “Luật Căn cước công dân (sửa đổi)” thành “Luật Căn cước”.

Dự án Luật Căn cước được xây dựng trên quan điểm: tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn cho công tác quản lý căn cước; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ tùy thân của người dân; phục vụ chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số…

Dự thảo Luật gồm 7 Chương, 46 Điều, quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng luật; yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ căn cước, giá trị sử dụng của thẻ căn cước; độ tuổi đổi thẻ căn cước; căn cước điện tử, danh tính điện tử của công dân Việt Nam; trách nhiệm quản lý nhà nước về căn cước…

Thay đổi tên gọi thành “thẻ căn cước”

Trình bày một số nội dung cơ bản của dự thảo Luật, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Dự thảo Luật đã bổ sung một Điều về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam; quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người này.

Về các hành vi nghiêm cấm, dự thảo Luật cơ bản được giữ nguyên như quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014; trong đó có chỉnh lý, bổ sung nội dung nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước cho phù hợp với định hướng quản lý căn cước tại dự thảo Luật.

Các đại biểu dự phiên họp chiều 2/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ “thẻ căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú…

“Việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, những thẻ căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

Cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trong thời hạn 7 ngày làm việc

Về người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số. Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

Về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước, dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho người dân trong thời hạn 7 ngày làm việc (đây là quy định chung, áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú của người dân như Luật Căn cước công dân năm 2014).

Đặc biệt, dự thảo Luật bổ sung nội dung mới là căn cước điện tử, theo đó quy định mỗi công dân chỉ có 1 căn cước điện tử là tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. Việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử phải sử dụng căn cước điện tử. Căn cước điện tử được sử dụng để thực hiện các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của người dân.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Thẻ căn cước tích hợp ADN thế nào?

Thẻ căn cước tích hợp ADN là một cải tiến công nghệ, trong đó thông tin di truyền của một cá nhân được mã hóa và lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số trên thẻ căn cước. ADN, với bản chất là duy nhất đối với từng người, có thể cung cấp một phương thức nhận diện vô cùng chính xác, vượt xa các phương pháp nhận diện truyền thống như dấu vân tay hay hình ảnh khuôn mặt.Nghị...

Có bắt buộc lấy ADN khi làm căn cước?

Ngày 27/11/2023, Quốc hội Khóa XV chính thức thông qua Luật Căn cước và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.Vậy, việc thu nhập ADN để làm thẻ Căn cước sẽ được thực hiện thế nào?Tại điểm d, khoản 1, Điều 16, Luật Căn cước số 26/2023/QH15 quy định về việc thu thập AND, giọng nói như sau: “Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi:- Người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ...

Đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước cần mang giấy tờ gì?

Việc chuyển đổi từ căn cước công dân sang thẻ căn cước công dân là một bước đi quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý dân cư và nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ công. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra suôn sẻ, người dân cần nắm rõ những giấy tờ cần chuẩn bị. Ngày 1/7, luật Căn cước 2023 chính thức có...

Thẻ căn cước khác gì với căn cước công dân?

Khái niệm "căn cước" tạo ra không ít thắc mắc và nhầm lẫn khi có sự xuất hiện của cả thẻ căn cước và căn cước công dân. Cụ thể, ngày 27/11/2023, Quốc hội ban hành Luật Căn cước số 26/2023/QH15, chính thức đổi tên giấy tờ tùy thân là thẻ căn cước công dân (CCCD) thành thẻ căn cước và sẽ áp dụng từ 01/7/2024. Việc thay đổi này theo Bộ Công an là phù hợp với thông lệ của...

Khi đổi sang thẻ căn cước thì những giấy tờ sử dụng thông tin từ CMND, CCCD có phải thay đổi không?

Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

Giải mã lý do Celadon City Tân Phú thu hút các nhà đầu tư?

Celadon City Tân Phú là dự án khu đô thị tổ hợp có quy mô khủng lên đến gần 100 ha được quy hoạch tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ khi vừa có thông tin quy hoạch, dự án đã trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản Thành phố Hồ...

Sôi nổi các hoạt động ngày chủ nhật xanh

Ngày chủ nhật xanh đã trở thành phong trào của các cấp bộ đoàn trong tỉnh với ý nghĩa chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Thông qua các hoạt động của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) góp phần từng bước hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường của mỗi cá nhân trong xã hội.Đoàn viên, thanh niên trồng cây xanh tại xã Minh Phú (Đông Hưng). ...

Philippines: Chiếc phà chở 120 người bất ngờ bốc cháy trên biển

Philippines: Chiếc phà chở 120 người bất ngờ bốc cháy trên biển ...

Hàng trăm người chết ở Tết té nước Songkran 2023

Hàng trăm người chết ở Tết té nước Songkran 2023 ...

Việt Nam có thể “thanh toán” hoàn toàn ung thư cổ tử cung vào năm 2025

Việc đầu tư toàn diện vào chương trình tiêm chủng HPV, sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang lại những lợi ích to lớn về KT-XH, góp phần loại bỏ căn bệnh này.Ảnh minh họa. Đây là kết luận từ Nghiên cứu về hiệu quả đầu tư tiêm chủng HPV tại Việt...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương,...

Bản tin Mặt trận sáng 9/11

Bản tin Mặt trận sáng 9/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc; Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết; Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và...

cát nạo vét sông Cỏ Cò dùng để đắp đập ngăn mặn

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn thống nhất chủ trương sử dụng cát nạo vét từ Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện năm 2025. UBND thị xã Điện Bàn và Ban Quản lý...

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Mới nhất