Trang chủNewsKinh tếDệt may, da giày, đồ gỗ hoạt động cầm chừng

Dệt may, da giày, đồ gỗ hoạt động cầm chừng


Đơn hàng giảm SÂU

Nói về tình hình hoạt động hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) đều có chung câu trả lời là “rất khó khăn”, “chưa có gì sáng sủa”. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong 5 tháng đầu năm nay đạt 12,32 tỉ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số khá thấp nếu so với kim ngạch cả năm 2022 vừa qua ngành dệt may mang về lên đến 44 tỉ USD. Hơn nữa, trên thực tế, con số sụt giảm của các DN đều lớn hơn mức này.

Dệt may, da giày, đồ gỗ hoạt động cầm chừng  - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp dệt may, da giày, đồ gỗ… vẫn thiếu đơn hàng, hoạt động cầm chừng

Ông Nguyễn Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công, chia sẻ doanh thu của công ty trong 5 tháng đầu năm nay giảm khoảng 20 – 25% so với cùng kỳ năm trước. Một số khách hàng hứa hẹn có thể đơn hàng sẽ nhích lên từ cuối quý 3/2023 đến đầu quý 4/2023 nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn.

“Tình hình cũng không thể dự báo được khi nào đơn hàng mới nhích lên, có lẽ cũng chỉ hy vọng đến cuối năm do phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới, nhất là ở những thị trường lớn như Mỹ và châu Âu mới có thể tính toán. Trong bối cảnh khó khăn chung, Thành Công cũng cố gắng tìm thêm khách hàng mới ở các quốc gia nằm trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và giảm những chi phí chưa cần thiết. Chúng tôi cũng làm mọi cách để có thể duy trì sản xuất, đảm bảo công việc cho người lao động bằng cách chấp nhận những đơn hàng có lợi nhuận thấp hay thậm chí không có lợi nhuận. Thật ra, nếu DN không chấp nhận làm đơn hàng giá thấp, thì ngay lập tức khách hàng có thể đặt hàng sang Bangladesh. Đây là đối thủ đáng gờm của ngành dệt may Việt Nam nhờ chi phí nhân công rẻ và đồng nội tệ cũng giảm giá mạnh”, ông Tùng cho biết.

Đồ gỗ thậm chí còn thê thảm hơn. Đại diện Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Leglor (TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết chỉ còn hoạt động cầm chừng, đã cho công nhân nghỉ bớt. Thiếu đơn hàng và giờ là thiếu vốn khiến công ty càng khó xoay xở.

Theo vị này, thông thường với ngành gỗ, đối tác nước ngoài sẽ đặt đơn hàng trước hơn 1 năm. Vì vậy, đơn hàng của năm 2023 từ cuối năm vừa qua mà không có thì đến nay rất khó để có. Doanh thu của công ty cả năm nay sẽ chỉ còn khoảng 20 – 30% so với năm 2022. Để có thể tìm được đơn hàng cho năm sau thì sắp tới công ty phải tham gia hội chợ ngành đồ gỗ sẽ diễn ra vào cuối tháng 8. Từ nay đến đó sẽ phải chuẩn bị làm hàng mẫu để giới thiệu, chào hàng với các đối tác… Nhưng tình hình khá khó khăn, đặc biệt thiếu vốn do công ty chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng nên chưa biết sẽ thực hiện như thế nào. Còn tìm kiếm thêm khách hàng mới ngay là “không thể nào”. Bởi tình hình tiêu thụ chung trên toàn thế giới đều giảm, nhất là các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, châu Âu.

Đợt khó khăn này thì công ty lớn hay nhỏ đều bị ảnh hưởng. Hiện chưa có dấu hiệu gì để DN lạc quan hơn. Chúng tôi cũng chỉ hy vọng là nhu cầu tiêu dùng của thế giới dần dần hồi phục trở lại vào cuối năm.

Ông Phạm Xuân Hồng

Hơn nữa, các đối tác lớn từ trước đến nay như Tập đoàn IKEA, Carrefour, Walmart… đều đặt hàng khắp nơi và không chỉ tiêu thụ tại Mỹ, châu Âu mà từ đó còn bán hàng đến hàng loạt quốc gia khác. Vì vậy, dù DN có tìm kiếm ở các quốc gia khu vực Trung Đông, Nam Mỹ… thì cũng không dễ có được khách hàng mới”, vị này nói thẳng.

Ngành da giày cũng tương tư. Lãnh đạo một DN nhỏ tại TP.HCM nói: Cứ nhìn vào “ông lớn” của ngành này như Công ty PouYuen Việt Nam là sẽ biết ngay “khó khăn cỡ nào”. Trong tháng 5 vừa qua, PouYuen Việt Nam đã chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 4.400 người và dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm thêm lao động trong tháng 6, đưa tổng số lao động bị nghỉ việc lên hơn 5.700 người. Vào tháng 3 vừa qua, công ty này đã giảm 2.358 người lao động. Nguyên do được đề cập ban đầu là vì tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, người dân các nước thắt chặt chi tiêu kéo theo việc sụt giảm các đơn hàng sản xuất gia công tại công ty. Do đó tình trạng DN cắt giảm lao động, số còn lại cũng giảm giờ làm, giảm thu nhập là tình hình chung và chưa biết khi nào sẽ khá hơn.

70% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, đúc kết lại về tình hình của các DN ngành này là “cầm cự, chống đỡ và chờ cơ hội”.

Ông cho hay đơn hàng của một số DN trong quý 2/2023 nhích nhẹ 10% so với quý 1/2023 do tình hình đầu năm quá ảm đạm. Mức tăng đó là không đáng kể và tính chung đơn hàng trong 5 tháng đầu năm nay vẫn đang giảm 30 – 40% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả DN đều buộc phải chạy ngược chạy xuôi để tìm đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng nhỏ, giá thấp miễn là có việc làm cho công nhân. Một số đơn vị lớn có khả năng tìm được thêm đơn hàng ở các thị trường mới như Úc,

Ả Rập Xê Út hoặc mở thêm đơn hàng nhiều chủng loại ở thị trường nội địa… Nhưng đây là những đơn hàng nhỏ nên không thể nào bù đắp lại được với mức giảm quá mạnh của hai thị trường lớn là Mỹ và châu Âu.

“Đợt khó khăn này thì công ty lớn hay nhỏ đều bị ảnh hưởng. Hiện chưa có dấu hiệu gì để DN lạc quan hơn. Chúng tôi cũng chỉ hy vọng là nhu cầu tiêu dùng của thế giới dần dần hồi phục trở lại vào cuối năm”, ông Phạm Xuân Hồng nói.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, cả nước có 95.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19.000 DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Ngược lại, số DN rút lui khỏi thị trường là 88.000 DN, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17.600 DN rút lui khỏi thị trường.

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) Lê Minh Thiện, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ 5 tháng đầu năm nay giảm gần 30%. Nếu tính riêng tháng 4 và tháng 5 thì mức giảm lên đến 60%, giảm mạnh hơn cả quý 1/2023. Lý do là trong quý đầu năm nay, nhiều DN vẫn còn đơn hàng tồn lại từ năm 2022 nên xuất khẩu chỉ giảm ít. Sau đó đơn hàng mới chưa có nên doanh số lao dốc. Về lý thuyết khi đơn hàng xuất khẩu giảm, một số đơn vị muốn tìm kiếm đơn hàng trong nước thì cũng không thể có được, bởi theo ông, thu nhập của người dân cũng giảm, thắt chặt chi tiêu. Hơn nữa, thị trường bất động sản, xây dựng đóng băng thì ngành gỗ làm sao có được đơn hàng?

Ông Thiện ước tính ngành gỗ hiện nay chỉ còn khoảng 30% DN còn cầm cự và 70% đã đóng cửa ngừng hoạt động tạm thời bởi càng làm càng thua lỗ. Do đó, kim ngạch xuất khẩu của cả ngành năm 2023 cũng sẽ giảm khoảng 60 – 70%. Cũng như nhiều ngành hàng xuất khẩu khác, ngành gỗ cũng chỉ biết hy vọng thị trường sẽ tích cực hơn từ cuối quý 3/2023 trở đi, bởi không ai có thể thay đổi được tình hình chung của thị trường thế giới. Do đó, trong thời điểm hiện nay, DN chỉ mong nhà nước có chính sách hỗ trợ kịp thời để các DN có nguồn lực còn trụ lại được. Chẳng hạn như hoàn thuế nhanh cho các DN; chính sách miễn giảm thuế, giảm lãi suất… phải được thực hiện càng nhanh càng tốt. Bởi theo ông Thiện, ví dụ việc giảm lãi suất nhưng có vài ngân hàng chỉ giảm rất ít, còn nhiều nơi vẫn giữ nguyên không hề thay đổi. Cứ như thế này thì các DN ngừng hoạt động càng nhiều, lượng công nhân bị mất việc càng ngày càng gia tăng.



Source link

Cùng chủ đề

Thống đốc NHNN: Cân nhắc can thiệp thị trường vàng, khó giảm tiếp lãi suất

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 8. Theo Thống đốc, thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, để tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, trên cơ sở tình hình can thiệp thời gian qua, căn cứ các...

Doanh nghiệp dệt may với cuộc đua “xanh hoá

Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản xuất. Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản...

Có gì đặc biệt mà xuất khẩu ớt vào 2 thị trường Lào và Trung Quốc tăng?

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), gần 10 tháng năm nay Việt Nam xuất khẩu ớt mang về 22 triệu USD. Trong đó hiện nay Lào là thị trường xuất khẩu đứng đầu của Việt Nam, sau đó đến Trung Quốc. ...

Xuất khẩu dệt may tăng tốc

Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. ...

Nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là ai?

Với kim ngạch xuất khẩu hơn 520 triệu USD, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) đã vượt lên trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam. Còn Tập đoàn Trung Nguyên chỉ xếp hạng thứ 16 trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) đã vượt lên thành nhà xuất khẩu cà phê số 1 Việt Nam với 10% thị phần - Ảnh: TẤN LỰC Ngày 29-10,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ nhận bằng cử nhân đào tạo quốc tế

29 sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ được Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Malaysia (MUST) trao bằng cử nhân quản trị kinh doanh thuộc chương trình liên kết đào tạo quốc tế. ...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Cùng chuyên mục

Bước đi nào cho nhà đầu tư trong biến động giá vàng?

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đầy biến động và triển vọng suy thoái kinh tế Mỹ năm 2024, vàng lại nổi lên như một kênh đầu tư trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, những đợt tăng giá mạnh và giảm sâu đột ngột gần đây đã khiến nhà đầu tư trong nước trở nên dè dặt hơn với kim loại quý này. Sự linh hoạt của cơ quan quản lý và chiến lược đầu...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội...

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững. Sơn La hiện có trên 350.000 ha đất nông nghiệp. Tận dụng lợi thế về khí hậu, đất đai, các địa phương đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu nông sản theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản...

Vụ đấu giá mỏ cát 1,2 tỷ lên 370 tỷ, Chủ tịch Quảng Nam lệnh tiếp tục điều tra

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu rà soát lại quy trình, thủ tục thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi thông đồng, thao túng, làm nhiễu loạn thị trường nhằm trục lợi. Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng tại cuộc họp về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong...

Vietnam Airlines hợp tác quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Trung Quốc

(ĐCSVN) - Tại “Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 08/11/2024, Vietnam Airlines đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác song phương với công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology. ...

Mới nhất

Quốc Cường Gia Lai rút kháng cao, đồng ý trả 2.882 tỉ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

(NLĐO) - Quốc Cường Gia Lai từng kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan phán quyết buộc công ty trả cho bà Trương Mỹ Lan...

Tước vương miện hoa hậu Panama sau khi bị loại khỏi Miss Universe 2024

Tổ chức Miss Universe Panama vừa thông báo tước bỏ ngôi vị hoa hậu của Italy Mora, sau khi cô bất ngờ bị loại khỏi cuộc thi Miss Universe ở Mexico vì vi phạm quy chế. Theo Hola!, quyết định này được đưa ra sau khi Italy Mora liên tục vi phạm hợp đồng với Tổ chức Hoa hậu Panama. "Việc...

Phong tỏa DN huy động vốn trả lãi 50%: Nợ hơn 7.500 người, gốc hơn 3.700 tỷ đồng

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Công ty GFDI ở Đà Nẵng mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỷ đồng. Chiều 8/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng đã thông báo thông tin liên quan đến vụ việc tại Công ty TNHH...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Mới nhất