Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường nghề dè dặt tăng học phí, sợ khó tuyển sinh

Trường nghề dè dặt tăng học phí, sợ khó tuyển sinh


CHỦ YẾU HỌC SINH NGHÈO THEO HỌC

Học phí (HP) trường trung cấp, CĐ công lập từ vài trăm ngàn tới 1 triệu đồng/tháng nên hệ thống giáo dục nghề nghiệp được xem là nơi lựa chọn của rất nhiều học sinh (HS) có hoàn cảnh khó khăn theo học.

Bà Phạm Quang Trang Thủy, Hiệu trưởng Trường trung cấp Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương, cho biết: “Do mặt bằng HP chung của trường nghề rất thấp nên nếu tăng nhiều sẽ rất khó thu hút tuyển sinh. Đầu năm học 2022 – 2023, trường thu HP 12 triệu đồng/năm, tuy nhiên sau đó Chính phủ ra nghị quyết không tăng HP nên trường quay trở lại mức mọi năm là 8,2 triệu đồng”.

Theo bà Thủy, số lượng HS theo học tại trường chủ yếu là tốt nghiệp THCS được nhà nước hỗ trợ HP. Số lượng tốt nghiệp THPT vào trường rất ít, nên năm học tới nếu trường thu HP mức 12 triệu đồng/năm thì ngân sách của trường cũng không tăng bao nhiêu.

Tại Trường trung cấp Việt Giao, năm học tới sẽ không tăng HP, không những thế còn tạo điều kiện cho phụ huynh và HS bằng cách chia nhỏ ra đóng thành nhiều lần. HS nào đóng trọn gói sẽ được giảm 20%. Được biết mức HP hiện tại của trường là 14,3 – 14,8 triệu đồng/năm học tùy ngành.

Trường nghề dè dặt tăng học phí, sợ khó tuyển sinh  - Ảnh 1.

Mặt bằng học phí của các trường nghề rất thấp, các trường không dám tăng hoặc tăng cũng rất dè dặt vì sợ khó tuyển sinh

Thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường trung cấp Việt Giao, chia sẻ: “Mấy năm nay, càng ngày càng có nhiều hoàn cảnh khó khăn đi học nên trường không tăng HP để giảm bớt gánh nặng cho các em”.

Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn năm học 2023 – 2024 cũng sẽ không tăng HP. Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Hiện nay nhân lực du lịch đang rất thiếu, trong khi đó những năm dịch khiến cho kinh tế khó khăn, nhiều gia đình vất vả. Chính vì thế trường quyết định 2 năm liên tiếp không tăng HP để hỗ trợ người học, mang cơ hội học nghề đến cho nhiều thí sinh hơn. Mặc dù biết là khó khăn nhưng trường sẽ tự cân đối để làm sao không ảnh hưởng đến chất lượng. Hiện HP của trường giữ mức 11 – 12 triệu đồng/học kỳ”.

PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, cũng thông tin: “Nghị định 81 cho phép năm 2023 thu 12.480.000 đồng/năm nhưng trường chỉ thu 10.000.000 đồng/năm, 2024 là hơn 13 triệu đồng/năm nhưng trường sẽ chỉ thu 11.200.000 đồng/năm. Giáo dục nghề nghiệp đa số chỉ HS có hoàn cảnh khó khăn mới theo học nên trường cũng không dám tăng nhiều mà chỉ một chút để bù phần trượt giá. Ngoài ra cũng muốn đầu tư thêm cơ sở vật chất và thu nhập tăng thêm cho giảng viên”.

Thạc sĩ Bùi Mạnh Tuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Công thương TP.HCM, cho rằng trường đang rất dè dặt, cân nhắc trong việc tăng hay không tăng HP, và nghiêng về hướng không tăng. “Tình hình kinh tế khó khăn, không tăng để chia sẻ gánh nặng với người học và để tuyển sinh được ổn định. Tuy nhiên, trường nào cơ sở vật chất còn chưa tốt thì sẽ không đủ kinh phí để đầu tư”, thạc sĩ Tuân nêu.

Trường nghề dè dặt tăng học phí, sợ khó tuyển sinh - Ảnh 2.

Giáo dục nghề nghiệp đa số là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên các trường cũng không dám tăng học phí nhiều

NỖI LO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Hiện nay các trường nghề công lập dù tăng hay không tăng HP thì hằng năm vẫn được nhà nước chi đầu tư và chi thường xuyên hàng chục tỉ đồng tùy trường. Trong khi đó trường ngoài công lập không có khoản nào nên không tăng HP ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đào tạo và đầu tư.

Theo thạc sĩ Quỳnh Xuân, với mức HP thấp và không tăng, việc đầu tư vào cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên trường phải tự cân đối mặc dù gặp nhiều khó khăn.

“Tôi muốn đề xuất một vấn đề nhỏ và hoàn toàn có thể thực hiện được, đó là vấn đề đào tạo giảng viên. Lâu nay giảng viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng chính sách đào tạo trong và ngoài nước, trong khi giảng viên trường ngoài công lập không được tham gia bất cứ chương trình đào tạo nào, vẫn phải tự bỏ kinh phí”, thạc sĩ Quỳnh Xuân chia sẻ.

Bài toán trường nghề HP thấp dẫn đến cơ sở vật chất và giảng viên khó được đầu tư mạnh, có thể ảnh hưởng chất lượng đào tạo, từ đó lại khó thu hút tuyển sinh, khiến lãnh đạo các trường đau đầu, nhất là trường ngoài công lập. 

Đề nghị sớm đổi từ cơ chế cấp phát ngân sách sang đặt hàng

Tiến sĩ Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, nhận định: “Ngân sách đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp không có các trường ngoài công lập, cả chi đầu tư lẫn chi thường xuyên. Cần thực hiện theo Chỉ thị 21 của Ban Bí thư bằng cách có cơ chế đặt hàng và nhà nước sẽ chi ngân sách cho các trường đã đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp mà không phân biệt công tư. Chẳng hạn trường tôi có 300 sinh viên tốt nghiệp được doanh nghiệp tuyển dụng thì nhà nước sẽ chi ngân sách đào tạo cho 300 em này, có thể là một phần, giống như trường công vẫn được chi thường xuyên khoảng 7 triệu đồng mỗi em”.

Chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Bí thư đã nêu “Chuyển nhanh cơ chế cấp phát ngân sách sang đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công – tư nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực, địa bàn mà khu vực ngoài công lập có thể tham gia; bảo đảm chính sách bình đẳng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập”.

Theo tiến sĩ Hải, nếu thực hiện đúng như chỉ thị, các trường nghề ngoài công lập mới có thêm ngân sách đầu tư vào cơ sở vật chất, giảng viên, chất lượng đào tạo để thu hút tuyển sinh. “Nếu để các trường phải trông chờ hoàn toàn vào nguồn thu HP vốn đã rất thấp và không thể tăng vì hầu hết người học đều có hoàn cảnh khó khăn, thì rất khó để tồn tại và phát triển”, thạc sĩ Hải nhìn nhận.



Source link

Cùng chủ đề

Bê bối nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu, thầy giáo làm hộ bài

TRUNG QUỐC - Ban tổ chức (BTC) Toán học toàn cầu xác nhận, Khương Bình (17 tuổi) - nữ sinh học trung cấp nghề gian lận để lọt vào chung kết cuộc thi. Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong...

9 điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

NDO - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 với chủ đề: Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp: Gương mẫu - Sáng tạo - Số hóa - Hội nhập do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức từ ngày 4 đến ngày 10/11 tại tỉnh Quảng Ninh. Chiều 30/10, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao...

Có đi ngược với khuyến khích phân luồng?

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp...

Phụ cấp cho y bác sĩ sẽ tăng trong thời gian tới?

Y tế được xem là lĩnh vực quan trọng hàng đầu và là một trong những nghề cao quý bậc nhất trong xã hội. Những y bác sĩ đang được hưởng những chế độ chính sách ra sao và thời gian tới liệu...

Muốn rán gà ngon, có cần học nấu ăn?

Từ chuyến xuất ngoại không thành công của một cầu thủ, câu ‘Gà kia ai rán mà giòn' bỗng nhiên trở thành trào lưu gây bão trên mạng xã hội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 4: Lo ngại bất ổn hậu bầu cử

Song hành sự hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là sự lo lắng về rủi ro bất ổn nếu phía cựu Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả chung cuộc. "Nếu kết quả được công bố là ông Trump thua cuộc, ông ấy sẽ bác bỏ kết quả, đồng thời bằng mọi cách có thể nhằm đảo ngược kết quả. Năm 2020, ông Trump đã từng làm như thế và lần này khó...

Bị phản vệ do tự dùng nhiều loại thuốc

Sau 5 ngày dùng thuốc do gia đình tự mua để trị ho, bé trai nhập viện do đau bụng dữ dội, nổi ban đỏ toàn thân. ...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội-văn hóa-chính trị-tự nhiên. Ngày 31/10/2024 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng...

Một con đường đá cổ xưa kỳ lạ nối Lào Cai với Lai Châu, la liệt cây cổ thụ hình thù kỳ dị trong...

Một con đường lát đá có tuổi đời hàng thế kỷ kéo dài từ huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) tới TP Lai Châu (tỉnh Lai Châu) đã trở thành điểm...

Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và việc thi hành Hiến pháp

(Dân trí) - Phiên thảo luận hội trường về kinh tế - xã hội; tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia... ở Quốc hội sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp. Sáng 4/10, Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 8....

Đại gia Đặng Thành Tâm ‘găm’ 9.500 tỷ, chờ cú hích đầu tư của nhà ông Trump

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm thu lãi lớn từ kinh doanh khu công nghiệp và lãi tiền gửi ngân hàng nhưng cũng đang nợ khủng. Ông lớn bất động sản công nghiệp đang có dự án nhiều tiềm năng với gia đình ông Donald Trump. Lãi tăng mạnh, nắm 9.500 tỷ đồng Tổng...

Ngỡ ngàng vườn hoa cúc bướm ‘nhuộm vàng’ bãi giữa sông Hồng

Du khách nô nức đổ về cánh đồng hoa cúc bướm dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) để chụp ảnh sống ảo những ngày thu tháng 11. Những ngày cuối thu, một khu vực nhỏ gần bãi giữa dưới chân cầu Long Biên trở thành địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ đến check-in nhờ...

Mới nhất