Trang chủDestinationsNinh Thuận'Bom hẹn giờ' đe dọa môi trường

‘Bom hẹn giờ’ đe dọa môi trường

Tất cả các loại nhựa, dù sử dụng một lần hay lâu hơn, đều góp phần làm tăng lượng nhựa vi mô và nano, từ đó tạo thành “quả bom hẹn giờ” để lại cho các thế hệ tương lai. Quả bom ô nhiễm này sẽ tự phát nổ nếu thế giới không hành động đủ mạnh ngay từ bây giờ.

Bảy năm sau Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21), Paris một lần nữa trở thành trung tâm của ngoại giao môi trường thế giới.

Hơn 1.000 đại biểu từ 175 quốc gia và 3.000 đại diện của các tổ chức phi chính phủ, giới công nghiệp và giới khoa học đã có mặt tại trụ sở UNESCO từ ngày 29/5-2/6 để thực hiện một sứ mệnh đầy tham vọng nhưng cũng rất cam go: đàm phán tiến tới một thỏa thuận đa phương có tính ràng buộc pháp lý về “chấm dứt ô nhiễm nhựa” vào cuối năm 2024. Đây được đánh giá là thỏa thuận toàn cầu quan trọng nhất kể từ sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.

Sau 5 ngày “gian khổ”, các nhà đàm phán cuối cùng cũng đã thông qua một nghị quyết tại phiên họp toàn thể kết thúc vào tối khuya 2/6, theo đó “Ủy ban đàm phán quốc tế (INC) đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban, với sự trợ giúp của ban thư ký, xây dựng một dự thảo phiên bản đầu tiên của hiệp ước quốc tế có tính ràng buộc về mặt pháp lý” ngay sau hội nghị này.

Rác thải nhựa tràn ngập tại Lahore, Pakistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo nghị quyết, văn bản dự thảo sẽ được xem xét tại cuộc họp lần thứ ba của INC diễn ra ở Kenya vào tháng 11 tới. Sau đó, các vòng đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra ở Canada vào tháng 4/2024 và kết thúc với một hiệp định chính thức ở Hàn Quốc vào cuối năm 2024.

Như vậy, khó có thể nói vòng đàm phán thứ hai về chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu tại Paris là thành công. Nhìn lại hội nghị, các nhà đàm phán chỉ có thể đi vào trọng tâm sau hai ngày đầu sa lầy vào vấn đề quy tắc thủ tục thông qua dự thảo hiệp định tương lai. Cho đến giờ chót, 175 quốc gia vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề có nên áp dụng hình thức bỏ phiếu theo đa số hai phần ba hay không khi không tìm được sự đồng thuận.

Tuy nhiên, vẫn có những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy không thể dẫn đến một văn bản quan trọng, nhưng ít nhất hội nghị này cũng giúp phân định các khác biệt và làm rõ những lập trường mà mỗi bên tham gia có thể sẵn sàng chấp nhận. Nó cũng đặt nền móng cho tiến trình xây dựng một văn bản dự thảo dự kiến kéo dài trong 6 tháng tới trước khi diễn ra vòng đàm phán thứ ba tại Kenya.

Điều đáng nói là lần này, “liên minh tham vọng cao” đã được củng cố thêm sức mạnh với sự góp mặt của 58 nước do Na Uy và Rwanda chủ trì, gồm các thành viên Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico, Australia và Nhật Bản… Ngược lại, Paris cũng cho thấy sự hình thành của một khối các quốc gia làm chậm tiến độ của các cuộc thảo luận. Đó chính là khối dầu khí và sản xuất nhựa, trong số đó có Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil.

Hai khối có tầm nhìn khác biệt, thậm chí trái ngược nhau, về các giải pháp toàn cầu chống ô nhiễm rác thải nhựa, tạo thành hai phe đi theo hai khuynh hướng: phe của các nước muốn bảo vệ một hệ thống ràng buộc với đa số hai phần ba và phe của những nước đối lập muốn áp đặt quy tắc đồng thuận như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hoặc phe của những quốc gia “sẵn sàng” muốn thế giới phải giảm sản xuất theo mô hình mới và phe của những nước “miễn cưỡng” chỉ muốn tái chế để giảm ô nhiễm nhựa.

Với những gì đã diễn ra, tiến trình đàm phán dường như vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi, trong khi các vấn đề gai góc nhất liên quan đến kiểm soát sản xuất, tiêu thụ, sử dụng, tái chế và nghĩa vụ tài chính… vẫn đang chờ đợi ở 3 vòng còn lại. Đó sẽ là một cuộc chiến thực sự về quan điểm giữa các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học và cả những người vận động hành lang.

Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Pháp Christophe Béchu cho rằng thách thức đặt ra cho các cuộc đàm phán tới đây là rất lớn và điều quan trọng nhất là phải đạt được một hiệp ước có tính ràng buộc, có trang bị đầy đủ các phương tiện thực thi và có thiết lập được một cơ quan chuyên môn về nhựa, giống như Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Và tất cả các nước, các nhà công nghiệp phải có nghĩa vụ thu hẹp sản xuất nhựa trước khi nghĩ tới giải pháp tăng cường tái chế.

Trên thực tế, không dễ để thuyết phục khối các nước sản xuất dầu khí và nhựa từ bỏ ý định “được thấy một văn bản hiệp ước có tham vọng chừng mực”. Dorothée Moisan, một nhà báo Pháp chuyên viết về các vấn đề môi trường, cho biết công nghiệp sản xuất nhựa có mối liên hệ mật thiết với công nghiệp dầu mỏ, khí đốt và than đá. Với doanh thu được đánh giá khoảng một nghìn tỷ USD mỗi năm, nhựa chính là “phao cứu sinh” của công nghiệp hóa dầu.

Thông thường một thùng dầu hiện nay có thể chiết xuất được khoảng 10% nhựa, nhưng thực tế đã có những công nghệ cho phép chiết xuất được 40% hoặc thậm chí 80%. Lợi nhuận từ nhựa khiến hầu hết các nhà sản xuất đều muốn tiếp tục xu hướng hiện tại, tức là tăng sản lượng đều đều mỗi năm, gấp đôi từ năm 2000 – 2019 và có thể sẽ tăng gấp ba vào năm 2060, bất kể khối lượng này sẽ nhấn chìm hành tinh trong rác thải nhựa.

Nếu phải thu hẹp sản xuất nhựa, các nước xuất dầu lửa như Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh, hoặc các nước sản xuất nhựa lớn như Trung Quốc, sẽ mất đi một nguồn thu rất lớn. Tháng 3 vừa qua, tập đoàn Saudi Aramco đã công bố khoản đầu tư 3,6 tỷ USD để phát triển một tổ hợp hóa dầu khổng lồ ở Trung Quốc. Cuối năm 2022, công ty này cũng đã ký với tập đoàn TotalEnergies của Pháp một thỏa thuận trị giá 11 tỷ USD để phát triển một dự án tương tự ở Saudi Arabia, trong đó có hai nhà máy sản xuất polyetylen, một vật liệu nhựa phổ biến nhất trên thế giới.

Theo ông Christophe Béchu, trung bình một cư dân trên hành tinh hiện nay sử dụng 60 kg nhựa mỗi năm và trong 50 năm qua, thế giới đã thải ra hơn 7 tỷ tấn nhựa. Chỉ riêng năm 2019, thế giới đã thải ra 353 triệu tấn rác nhựa, nặng bằng 35.000 tháp Eiffel, và 81% sản phẩm nhựa đã bị biến thành đồ phế thải chỉ sau chưa đầy một năm. Trong 20 năm qua, sản lượng nhựa hằng năm đã tăng hơn hai lần để đạt 460 triệu tấn và cứ đà này, khối lượng nhựa sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2060.

Nhựa gây ô nhiễm trong suốt vòng đời của nó, bởi khi “già” đi, chúng sẽ phân hủy thành nhựa vi mô và nano. Nhựa hoạt động rất khác so với tất cả các vật liệu khác mà con người đang sử dụng, bởi chúng không thể quay trở lại bất kỳ chu trình sinh địa hóa nào giúp ổn định hệ sinh thái trên Trái Đất. Tất cả các loại nhựa, dù sử dụng một lần hay lâu hơn, đều góp phần làm tăng lượng nhựa vi mô và nano, từ đó tạo thành quả bom hẹn giờ để lại cho các thế hệ tương lai. Quả bom ô nhiễm này sẽ tự phát nổ nếu thế giới không hành động đủ mạnh ngay từ bây giờ.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Phát động phong trào học ngoại ngữ, nhân rộng mô hình tự học và sử dụng ngoại ngữ

Chiều 30/12, tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ phát động phong trào học ngoại ngữ, nhân rộng các mô hình tự học, tự nâng cao trình độ, xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ. ...

Phát triển sản xuất nhuyễn thể và rong biển

Theo báo cáo của Cục Thủy sản, năm 2024, diễn tích nuôi nhuyễn thể là 57.000ha (tăng 5,5% so với năm 2022, chiếm 90% tỷ trọng diện tích nuôi biển), sản lượng 420.000 tấn (chiếm 56% sản lượng nuôi biển); diện tích trồng rong biển 16.500ha, sản lượng 155.000 tấn. Hiện cả nước có 635 cơ sở sản xuất, ương dưỡng nhuyễn thể. Năm 2024, tổng sản lượng giống nhuyễn thể sản xuất đạt hơn 190 tỷ con. Việt...

Tuyển Việt Nam hẹn gặp Thái Lan ở chung kết để thỏa lòng người hâm mộ

Sau chiến thắng trước Singapore ở bán kết ASEAN Cup 2024, tuyển Việt Nam là đội đầu tiên có vé vào chơi trận chung kết. Xuân Son và Tiến Linh đều ghi bàn ở trận bán kết lượt đi và về trước Singapore. Ảnh: Minh Dân Tuyển Việt Nam đã có lợi thế dẫn trước 2 bàn sau trận lượt đi và được dự đoán tiếp tục thắng trên sân Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ở lượt về. Thế nhưng, việc...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Kế hoạch thực...

(MPI) - Ngày 24/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 3058/QĐ-BKHĐT về Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   Ảnh minh họa. Nguồn:...

Dịch vụ ăn uống, chờ xuất nhập cảnh vẫn ám ảnh du khách đi, đến Tân Sơn Nhất

Đó là những vấn đề nổi cộm mà phần lớn ý kiến bạn đọc phản ánh về dịch vụ, cơ sở hạ tầng ở sân bay Tân Sơn Nhất. Bạn đọc kiến nghị lãnh đạo sân bay lắng nghe để có những điều chỉnh cần thiết sớm nhất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Phát hành Cuốn ‘Nhật ký trong tù’ nhân kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt và phát hành Cuốn "Nhật ký trong tù" (bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn). Đây là một ấn phẩm đặc sắc dành cho bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Khởi động thị trường sách và đồ dùng học tập năm học mới

Vừa mới bắt đầu kỳ nghỉ hè, nhiều phụ huynh, học sinh (HS) đã rộn ràng mua sắm sách, vở, đồng phục, đồ dùng học tập... chuẩn bị năm học mới 2023-2024 cho con em, khiến cho thị trường trở nên sôi động.

Bảo An: Tai nạn đuối nước thương tâm làm 3 cháu nhỏ tử vong

Ngày 25/5, tại khu phố 1, phường Bảo An (Tp. Phan Rang – Tháp Chàm) xảy ra vụ tai nạn đuối nước thương tâm khiến 3 cháu nhỏ tử vong.

‘Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh: 100 năm sau’

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 30/6, tại Viện Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Tổng hợp St-Peterburg đã diễn ra Hội thảo quốc tế với chủ đề “Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh: 100 năm sau”. Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân đến LB Nga.

Cảnh đẹp suối Lồ Ồ

(NTO) Suối Lồ Ồ, ở thôn Cầu Gãy, xã Vĩnh Hải (Ninh Hải) được tạo thành bởi những thác nước trên núi cao đổ xuống tạo thành “hồ” nước dưới chân suối. Đến suối Lồ Ồ, du khách được ngâm mình trong dòng suối mát lạnh chung quanh là vách đá và đón nhận nguồn nước từ trên thác cao đổ xuống rả rích tựa như được massage thiên nhiên rất khoan khoái. Ngoài ra, du...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Kate tại tháp Pô Klông Garai

Theo Chăm lịch, vào ngày đầu tiên của tháng 7, tất cả các khu vực đền tháp Chăm của tỉnh Ninh Thuận đều tổ chức lễ rước y trang từ các làng lên đền tháp để làm lễ. Ninh Thuận có 3 khu vực đền tháp được người Chăm theo đạo Bàlamôn thờ cúng hàng năm, trong đó tháp Po Klong Garai (Phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm) được coi là có lợi thế địa lý...

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Mới nhất

Thành lập Trung tâm đào tạo báo Tuổi Trẻ

(CLO) Ngày 30/12, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ có thông báo về việc thành lập Trung tâm đào tạo báo Tuổi Trẻ, trung tâm được thành lập trên cơ sở...

Nghệ nhân ở Hội An luôn tay đan móc đèn lồng rực rỡ để kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Những ngày cuối năm, nhiều cơ sở sản xuất đèn lồng ở Hội An lại tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025. Từ lâu nghề làm đèn lồng Hội An (Quảng Nam) đã tạo sinh kế cho nhiều người dân địa phương nơi đây. Những chiếc đèn lồng chứa đựng...

Án chung thân cho hai ‘sát thủ nhí’ sau nhiều tranh cãi ở Trung Quốc

(CLO) Ngày 30/12, tòa án Trung Quốc đã tuyên án chung thân hai thiếu niên vì tội giết bạn cùng lớp, khép lại vụ án gây tranh cãi trên toàn quốc...

Cùng Saigon Special đếm ngược lễ hội countdown tại TP Thủ Đức

Hưởng ứng tinh thần đưa TP. Thủ Đức trở thành một điểm hẹn văn hóa đặc biệt đón...

Tổng thống Yoon Suk Yeol có nguy cơ bị bắt giữ

Ngày 30/12, cảnh sát Hàn Quốc cho biết, nhóm điều tra liên ngành đang yêu cầu ban hành lệnh khám xét đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng như lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo.

Mới nhất