Trang chủNewsThế giớiLý do Trung Quốc từ chối đối thoại với Mỹ tại Shangri-La

Lý do Trung Quốc từ chối đối thoại với Mỹ tại Shangri-La


Việc Trung Quốc từ chối cuộc gặp cấp bộ trưởng quốc phòng với Mỹ bên lề Đối thoại Shangri-La có thể phản ánh lo ngại của Bắc Kinh về hiện diện của Washington ở khu vực.

Khi trinh sát cơ RC-135 Mỹ ngày 26/5 hoạt động trong không phận quốc tế trên Biển Đông, tiêm kích J-16 của Trung Quốc đã bay cắt mặt ở khoảng cách hơn 120 m, gây ra vùng nhiễu động không khí, theo Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương quân đội Mỹ (INDOPACOM). Đây là cuộc chạm mặt căng thẳng mới nhất giữa hai cường quốc quân sự, dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang.

Trong tiệc tối mở đầu diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore tối 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã bước đến chỗ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và bắt tay rồi trao đổi ngắn, song hai người không dự định tổ chức cuộc gặp chính thức.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gặp Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bắt tay và trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc ở tiệc khai mạc Đối thoại Shangri-La 2023 tại Singapore, đêm 2/6. Video: Twitter/Yaroslav Trofimov

Các quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối đề nghị về cuộc gặp, trong khi ông Austin tuần trước cảnh báo hiểu lầm “có thể vượt tầm kiểm soát” vì quân đội hai nước không liên lạc.

Việc từ chối các kênh tiếp xúc với Washington phản ánh nỗi lo lắng của Bắc Kinh về hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực, cũng như quyết tâm khiến Mỹ cảm nhận được rủi ro từ các hoạt động đó, theo giới phân tích chính trị và quân sự.

Trong cuộc họp báo ngày 31/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng Mỹ là bên có lỗi trong vụ chạm mặt giữa trinh sát cơ RC-135 và tiêm kích J-16.

“Việc Mỹ thường xuyên điều tàu chiến, máy bay để giám sát ở phạm vi gần với Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng an ninh quốc gia của chúng tôi”, bà Mao nói. “Các hoạt động khiêu khích, nguy hiểm của Mỹ là nguyên nhân các vấn đề an ninh trên biển”.

Wang Yiwei, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết nước này từng trao đổi, đàm phán với Mỹ sau vụ va chạm giữa máy bay hai nước ngoài khơi đảo Hải Nam năm 2001. Vụ va chạm khiến phi công tiêm kích Trung Quốc thiệt mạng, toàn bộ phi hành đoàn trên trinh sát cơ Mỹ bị bắt khi hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, sau đó được trao trả cho Washington.

“Nếu Trung Quốc chấp nhận đối thoại và hợp tác với Mỹ, Washington sau đó có thể tiếp tục chơi trò chơi nguy hiểm này”, giáo sư Wang nói. Truyền thông nhà nước và các học giả Trung Quốc cũng thường xuyên cho rằng nguy cơ va chạm tăng lên do “hoạt động do thám tầm gần của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng thường xuyên”.





Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc. Ảnh: AP

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc. Ảnh: AP

Cách tiếp cận lạnh nhạt của Trung Quốc trong quan hệ với quân đội Mỹ khác hẳn thái độ sẵn sàng hợp tác trong những vấn đề khác. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đã thảo luận về thương mại và đầu tư trong cuộc gặp cấp nội các đầu tiên của hai bên ở Washington kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Trước đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị đã gặp nhau tại Vienna để đàm phán về khôi phục mối quan hệ lao dốc của hai nước.

Trong nhiệm kỳ của ông Biden, Mỹ ngày càng quan tâm đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Washington liên tục chỉ trích Bắc Kinh có những hành động quyết liệt ở khu vực, trong đó có Biển Đông, khi Trung Quốc thúc đẩy yêu sách phi pháp ở vùng biển này, bất chấp phán quyết của tòa quốc tế.

Washington gần đây tăng cường thực hiện các hoạt động trinh sát và tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông. Mỹ cũng đạt thỏa thuận mở rộng quyền tiếp cận các căn cứ ở những nước đồng minh như Philippines và Australia.

Việc Trung Quốc ngần ngại đối thoại về quốc phòng với Mỹ thể hiện sự bối rối của Bắc Kinh trước những kết quả của Washington trong nỗ lực tăng cường hiện diện ở châu Á, theo Michael Green, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Sydney.

Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cũng cho rằng Trung Quốc đang cảm thấy bất an trước ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

“Tôi nghĩ Trung Quốc nhận thấy có nhiều đòn bẩy hơn về kinh tế, nên họ sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán cấp cao. Nhưng về mặt an ninh, bạn có thể thấy những hạn chế vì họ thiếu những đòn bẩy như vậy”, ông nói.

Theo chuyên gia Green, những vụ chạm trán như của tiêm kích J-16 với máy bay RC-135 trên Biển Đông tuần trước là một phần trong tính toán của Trung Quốc nhằm làm xói mòn khả năng hoạt động của Mỹ và đồng minh trong khu vực.

“PLA dường như muốn đặt quân đội Mỹ vào trạng thái căng thẳng khi hoạt động trong khu vực, dù điều này gây ra rủi ro lớn. Tôi nghĩ Trung Quốc nhận định họ có thể xử lý rủi ro đó tốt hơn Mỹ”, ông nói.

Để giảm thiểu rủi ro tính toán sai lầm, Washington đã tìm cách thúc đẩy các kênh liên lạc đáng tin cậy hơn giữa quân đội hai nước trong trường hợp khủng hoảng, gồm các đường dây nóng như Mỹ từng duy trì với Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối những nỗ lực đó.

“Quan điểm của họ về các kênh liên lạc này không giống như người Nga và Liên Xô trước đây. Họ thấy chúng mang tính chính trị nhiều hơn hiệu quả thực tế”, Drew Thompson, cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách vấn đề Trung Quốc và hiện là nhà nghiên cứu tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nói.

Trung Quốc có quan điểm tương tự với các cuộc gặp cấp cao, khi không coi đây là cách thức hiệu quả để đàm phán, theo Thompson.

Tiêm kích Trung Quốc áp sát máy bay trinh sát Mỹ

Tiêm kích Trung Quốc bay qua đầu máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ. Video: ABC News

PLA nói họ coi trọng việc liên lạc với các đối tác Mỹ, nhưng cáo buộc Washington làm xói mòn lòng tin giữa hai bên. Trung Quốc chỉ trích các lệnh trừng phạt mà Washington áp với ông Lý Thượng Phúc vào năm 2018, khi ông phụ trách bộ phận mua sắm vũ khí của quân đội Trung Quốc và ký hợp đồng mua tiêm kích Su-35 cùng tên lửa S-400 từ Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 tại Nhật Bản tháng trước nói rằng ông đã xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt đó nhằm tạo điều kiện cho cuộc gặp của bộ trưởng quốc phòng hai nước, nhưng cuối cùng vẫn giữ nguyên.

“Mỹ chính là bên chịu trách nhiệm cho những khó khăn trong nỗ lực đối thoại của quân đội hai nước. Một mặt Mỹ tuyên bố muốn tăng cường liên lạc, nhưng mặt khác họ bỏ qua những lo ngại của Trung Quốc và tạo ra những trở ngại làm suy yếu nghiêm trọng sự tin tưởng giữa hai quân đội”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi nói ngày 31/5.

Thanh Tâm (Theo WSJ)




Source link

Cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ – Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách...

Dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong quý II/2024

Mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất dự báo thuộc về LPBank (LPB) với mức tăng 146% so với cùng kỳ, do mức nền thấp vào quý II/2023. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng 12,8% so với đầu năm nhờ tiếp tục đẩy mạnh cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp.Mức tăng lớn thứ 2 dự báo thuộc về VPBank (VPB) với dự báo tăng trưởng tín dụng hết quý II/2024 đạt 11,5%. Theo đó, lợi...

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang: Cơ hội và rủi ro với Việt Nam

Mỹ đang cân nhắc việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt sang Mỹ ngày càng rộng mở. Tuy nhiên, Mỹ cũng sẽ kiểm soát gắt gao hơn nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đến từ Việt Nam. Mỹ áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc Ngày 14/5, Nhà Trắng ra thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định tăng mạnh thuế đối với nhiều mặt hàng...

Mỹ – Trung đối thoại để giải quyết bất đồng

Theo Tân Hoa xã, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang ở thăm Bắc Kinh. Phát biểu mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Vương Nghị nhận định quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang “bắt đầu ổn định” sau hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Ngày 8/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Mới nhất