Trang chủDestinationsTP.Hồ Chí MinhGỡ khó cho giáo dục vùng Tây Nguyên - Bài 3: Thêm...

Gỡ khó cho giáo dục vùng Tây Nguyên – Bài 3: Thêm chính sách để đảm bảo công tác dạy và học


SGGP


Công tác trong điều kiện khắc nghiệt, chế độ đãi ngộ thấp, dẫn đến tình trạng giáo viên bỏ việc… ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Hiện nay, ngành chức năng các tỉnh và Bộ GD-ĐT đang tháo gỡ vướng mắc, từng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Tây Nguyên.

* Bộ trưởng Bộ GD-ĐT NGUYỄN KIM SƠN:

Phải đủ giáo viên cả về lượng và chất

Để tháo gỡ những bất cập cho ngành giáo dục ở Tây Nguyên, mới đây, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị phát triển GD-ĐT vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6-10-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trao đổi với PV bên lề hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, một trong những nguyên tắc đó là ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên để đảm bảo quyền lợi học tập cho các em. Chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm số người hưởng lương từ nguồn ngân sách đó là chủ trương lớn trong việc cải cách bộ máy hành chính.

Tuy nhiên, mỗi địa phương cần cân nhắc, tính toán phù hợp về chỉ tiêu cho bộ máy để kiến nghị Chính phủ tháo gỡ. “Riêng Bộ GD-ĐT ủng hộ chủ trương phải đủ giáo viên, đủ cả về số lượng, cơ cấu chất lượng để đảm bảo công tác giáo dục”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Trong mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo của vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, các địa phương trong vùng tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng. Xây dựng các trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và TP Đà Lạt (Lâm Đồng), mở rộng quy mô các trường ĐH, CĐ, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Đà Lạt; tăng cường liên kết, hợp tác để đào tạo nhân lực trình độ cao, các ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển vùng.

Gỡ khó cho giáo dục vùng Tây Nguyên - Bài 3: Thêm chính sách để đảm bảo công tác dạy và học ảnh 1

Lớp học ở điểm trường buôn H’Mông, Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

* Bà TÔN THỊ NGỌC HẠNH, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông:

Bổ sung biên chế cho ngành giáo dục

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của tỉnh là số người làm việc trong cơ sở giáo dục công lập đang thiếu nhiều so với định mức quy định (toàn ngành giáo dục của tỉnh thiếu hơn 1.000 người); cơ sở vật chất chưa đáp ứng được quy định, phương tiện dạy và học còn thiếu, chưa đáp ứng được chương trình, đề án giáo dục mới…

Do đó, tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị các cấp, ngành bổ sung chỉ tiêu biên chế cho ngành giáo dục của tỉnh. Đồng thời, đề nghị Bộ GD-ĐT, các bộ, ngành trung ương tiếp tục đầu tư chương trình kiên cố hóa trường lớp để tỉnh Đắk Nông sớm đủ điều kiện về cơ sở vật chất hoàn thành Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 và Đề án phổ cập mầm non cho trẻ 3-4 tuổi.

* Bà Y NGỌC, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum:

Chính sách đặc thù để yên tâm công tác

UBND tỉnh Kon Tum đã đề nghị Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi, trong đó có cơ chế ưu đãi đặc thù để khuyến khích giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số an tâm công tác như: chính sách thu hút, chính sách tiền lương… Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề xuất Bộ Nội vụ không cắt giảm 10% số lượng người làm việc cơ học đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo theo lộ trình.

* TS MAI MINH NHẬT, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt:

Hỗ trợ sinh viên ngành sư phạm

Hiện Trường ĐH Đà Lạt đang đào tạo 12.000 sinh viên với 41 ngành khác nhau. Bên cạnh đó, trường còn đào tạo 10 ngành thạc sĩ, 6 ngành tiến sĩ đáp ứng lượng nhân lực trình độ cao cho khu vực Tây Nguyên và một số địa phương khác. Riêng về các ngành đào tạo sư phạm, Trường ĐH Đà Lạt đang có 9 ngành, đáp ứng được những ngành học cơ bản.

Hiện nay, sinh viên sư phạm đang được hưởng nhiều chế độ ưu đãi như Nghị định 116/2020/NĐ-CP hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng/sinh viên để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Với mức hỗ trợ này, sinh viên ngành sư phạm có thể yên tâm theo học.

Đối với đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số (DTTS), hiện nay, sinh viên là người đồng bào DTTS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và thuộc nhóm 16 DTTS đặc biệt ít người đang được trợ cấp 120.000 đồng/tháng/sinh viên. Việc trợ cấp này phần nào giúp sinh viên người DTTS hoàn cảnh khó khăn giảm bớt áp lực về kinh tế.

Trong giai đoạn 2016-2021, Trường ĐH Đà Lạt đã kêu gọi, vận động nguồn lực từ bên ngoài được 24 tỷ đồng để trao học bổng cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhất là sinh viên là người DTTS. Hay trong các năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhà trường đã miễn giảm học phí cho sinh viên, giúp các em yên tâm học tập trong bối cảnh khó khăn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho 3 giáo viên trường mầm non có gia đình bị ảnh hưởng nặng do bão số...

Cô giáo Yên Bái không son phấn vẫn đẹp kiên cường trong lấm lem bùn đất

(Dân trí) - Cô Hoàng Minh Diệp - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Minh Chuẩn, Yên Bái - vẫn chưa hết bất ngờ khi bức ảnh ăn mì gói giữa bùn lầy được chia sẻ khắp mạng xã hội. Trường Tiểu học và THCS Minh Chuẩn nằm bên bờ sông Chảy, thuộc thôn Khau Nàng, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trường gồm có 3 cấp học từ mầm non tới THCS. Cô Hoàng Minh...

Đề xuất mới về phụ cấp thâm niên, tiền lương giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nhiều chính sách về tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.Một trong những chính sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trong dự án luật là quy định về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo.Tại Dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý...

Sóng to, gió lớn trên Biển Đông: Cảnh báo thời tiết nguy hiểm ở nhiều nơi

Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh gây sóng to, gió lớn trên Biển Đông. Trên đất liền mưa giông diện rộng trên khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ đồng thời cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai vượt báo động 1. Chiều 14.9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra hàng loạt cảnh báo thời tiết nguy hiểm ở nhiều khu vực trên cả nước. Đáng chú ý, dải hội tụ...

Sở Giáo dục lên tiếng về tài liệu giúp ‘nghìn thầy cô vào biên chế’ bán trên mạng

Thời gian qua, một trang Facebook có tên "Tài liệu thi viên chức giáo dục Quảng Ngãi" đã liên tục đăng tải nhiều bài viết về kế hoạch tuyển dụng giáo viên của tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời trang này cũng đăng bán tài liệu ôn thi tuyển giáo viên. Theo nội dung quảng cáo, tài liệu bám sát cấu trúc đề thi của tỉnh, hỗ trợ 24/24 đến ngày thi và đã giúp cho hàng nghìn thầy cô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024: Âm vang miền duyên hải

Tối 16-9, tại Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TPHCM) diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024, chủ đề “Nghinh Ông Cần Giờ - Âm vang miền duyên hải” và Lễ mừng công Ngư dân Cần Giờ. Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức, Sở VH-TT TPHCM và UBND huyện Cần Giờ phối hợp thực hiện. Đến...

Bộ Y tế yêu cầu nhiều bệnh viện sẵn sàng chi viện hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 16-9, Bộ Y tế có công văn gửi sở y tế 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc các trường đại học y, dược và bệnh viện tại các tỉnh, thành phố có điều kiện...

Nâng cao kỹ năng cho tổ công nghệ số cộng đồng

Chiều 16-9, Sở TT-TT TPHCM phối hợp với Cục chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT-TT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho thành viên tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn TPHCM. Theo ông Đặng Tiến Đạt, đại diện Cục chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT-TT), hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức trong...

Năm 2024: Tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,8%-7%

Theo Bộ KH-ĐT, tăng trưởng GDP cả năm dự kiến đạt 6,8%-7%. Chỉ tiêu quan trọng duy nhất dự báo không đạt mục tiêu đề ra là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (dự kiến 4.647 USD, mục tiêu đề ra là 4.700-4.730 USD). Theo dự thảo báo cáo của Bộ KH-ĐT chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội, bất chấp những khó khăn, thách thức rất lớn, dự báo...

Đắk Lắk truy thu tiền phụ cấp của hàng ngàn giáo viên do chi sai

Hơn 3 năm chi trả tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhiều địa phương ở Đắk Lắk phát hiện đã chi vượt mức quy định nên tiến hành truy thu lại... Tại thị xã Buôn Hồ, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã thanh tra và phát hiện địa phương này chi trả sai tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên đã gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn các nhà đầu tư công nghệ cao

Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, với dân số hơn 10 triệu người, đóng góp tới 25% GDP và 30% nguồn thu ngân sách, là thành phố có năng suất lao động cao nhất Việt Nam, nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành, với hệ thống giáo dục thông minh, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghệ cao...

Bình Phước: Bé gái chào đời trong “bọc điều” hiếm gặp

Khuya ngày 15-6, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, chiều cùng ngày, bệnh viện thực hiện một ca sinh hiếm gặp, em bé chào đời còn nguyên bọc ối (bọc điều).Công an Quảng Ngãi giúp sản phụ bị nhà xe bỏ rơiSản phụ đẻ rớt con trong phòng tắm, sức khỏe đã ổn địnhCứu sống thai nhi “chui” ra ổ bụng do sản phụ...

Vinh danh nghệ thuật gốm Chăm và khai mạc Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm 2023

SGGPO 15/06/2023 23:02 Tối 15-6, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ VH-TT-DL long trọng tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch nước...

Quảng Ngãi: Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường xuống cấp

SGGPO 15/06/2023 21:38 Quần thể Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường được công nhận Di tích quốc gia từ năm 1982 tại địa bàn xã Bình Hải và xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều điểm di tích tại xã Bình Hòa không được tu dưỡng, sửa chữa, trông coi đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Trên tuyến đường bê tông giữa những cánh đồng lúa,...

Quảng Bình: Bắt giữ một người nhận 2,7 tỷ đồng chạy án

SGGPO 15/06/2023 18:55 Ngày 15-6, ông Lê Hồng Việt, Chủ tịch UBND xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) xác nhận trên địa bàn có một người bị cơ quan chức năng bắt giữ vì môi giới chạy án. Theo đó, Cục Điều tra hình sự VKSND Tối cao đã cử người vào xã Quảng Phương, đọc lệnh bắt giữ đối với ông Nguyễn Đức Thuận (SN 1974, trú thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương), giám...

Mới nhất

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường...

Mới nhất