Trang chủNewsThế giớiBí quyết giúp vũ khí Hàn Quốc vươn ra thế giới

Bí quyết giúp vũ khí Hàn Quốc vươn ra thế giới


Ngành công nghiệp quốc phòng tại Hàn Quốc đang phát triển nhanh, một phần nhờ nhu cầu tăng cường năng lực quân sự trước tình hình an ninh trong khu vực, cũng như từ các nước châu Âu.

Doanh số bán vũ khí của Hàn Quốc trong năm 2022 đạt hơn 17 tỉ USD, cao hơn nhiều so với mức 7,25 tỉ USD trong năm 2021, Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng nước này cho biết. Nguồn thu của Hàn Quốc tăng lên trong lúc các nước phương Tây đang tìm kiếm nguồn vũ khí để đảm bảo an ninh sau khi viện trợ cho Ukraine và căng thẳng gia tăng tại các điểm nóng khác như Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.

Bí quyết giúp vũ khí Hàn Quốc vươn ra thế giới - Ảnh 1.

Pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc

Hợp đồng nền móng

Năm ngoái, Hàn Quốc ký hợp đồng bán vũ khí lớn nhất trong lịch sử nước này. Hợp đồng ký với Ba Lan trị giá 13,7 tỉ USD, gồm hàng trăm giàn phóng rốc két Chunmoo, xe tăng K2, pháo tự hành K9 và máy bay chiến đấu FA-50.

Theo hợp đồng, các thực thể liên doanh của các công ty Hàn Quốc và Ba Lan sẽ được thành lập để chế tạo vũ khí, bảo dưỡng máy bay và thiết lập khuôn khổ để cung cấp vũ khí cho các nước châu Âu khác trong tương lai, Giám đốc văn phòng các dự án xuất khẩu Lukasz Komorek của Tập đoàn vũ khí Ba Lan (PGZ) cho biết. Một phần vũ khí Hàn Quốc sẽ được sản xuất tại Ba Lan theo thỏa thuận cấp phép. Dự kiến 500 trong tổng số 820 xe tăng và 300 trong 672 khẩu lựu pháo sẽ được chế tạo tại các nhà máy ở Ba Lan từ năm 2026.

Các quan chức chính quyền và các công ty quốc phòng của Hàn Quốc và Ba Lan cho rằng hợp đồng đặt nền móng để họ chinh phục thị trường vũ khí châu Âu, kể cả khi xung đột tại Ukraine chấm dứt. Theo đó, Hàn Quốc sẽ cung cấp vũ khí chất lượng cao nhanh hơn các nhà cung cấp khác và Ba Lan vừa cung cấp năng lực sản xuất, vừa là kênh bán hàng vào thị trường châu Âu.

Bí quyết giúp vũ khí Hàn Quốc vươn ra thế giới - Ảnh 2.

Giàn phóng rốc két K-239 Chunmoo tại nhà máy của Hanwha Aerospace ở Changwon, Hàn Quốc

Lãnh đạo các công ty sản xuất vũ khí Hàn Quốc cho biết khả năng giao hàng nhanh là lợi thế của nước này so với các nhà cung cấp vũ khí khác. “Họ lắp ráp các bộ phận với nhau trong vài tuần hay vài tháng còn chúng tôi mất vài năm”, Reuters dẫn lời một vị quản lý ngành quốc phòng châu Âu nói.

Các quan chức Hàn Quốc cho rằng mối quan hệ gần gũi giữa quân đội và ngành công nghiệp vũ khí cho phép họ sắp xếp lại các đơn hàng trong nước để ưu tiên việc xuất khẩu.

Các quan chức Ba Lan nói yếu tố chính để họ cân nhắc ký hợp đồng là do Hàn Quốc đề nghị cung cấp vũ khí nhanh hơn hầu hết các bên khác. Hồi tháng 12.2022, 10 chiếc xe tăng K2 và 24 khẩu pháo K9 đầu tiên đã đến Ba Lan, chỉ vài tháng sau khi hợp đồng được ký và ít nhất 5 xe tăng cùng 12 khẩu pháo nữa đã được giao sau đó.

Bí quyết giúp vũ khí Hàn Quốc vươn ra thế giới - Ảnh 3.

Xe tăng K-2 trong một cuộc tập trận tại Ba Lan hồi tháng 3

Trái lại, Đức tuy là nhà sản xuất vũ khí lớn của châu Âu nhưng chưa giao cho Hungary chiếc xe tăng Leopard nào dù Budapest đặt mua từ năm 2018, theo nhà phân tích Oskar Pietrewicz của Viện Quan hệ quốc tế Ba Lan. “Mối quan tâm của các nước đối với lời mời chào từ Hàn Quốc chỉ có thể tăng lên nhờ năng lực sản xuất hạn chế của ngành quốc phòng Đức, vốn là nhà cung cấp vũ khí lớn trong khu vực”, ông Pietrewicz nói.

Tại nhà máy sản xuất pháo K9 của hãng Hanwha Aerospace tại miền nam Hàn Quốc, các robot xử lý khoảng 70% việc hàn và đóng vai trò chủ chốt để gia tăng năng suất. Giám đốc sản xuất Cha Yong-su của công ty cho biết các robot đang hoạt động trung bình 8 giờ mỗi ngày nhưng có thể làm việc không nghỉ nếu cần. “Về cơ bản, chúng tôi có thể đáp ứng bất kể số lượng đơn đặt hàng nào các bạn muốn”, ông Cha nói.

Ông Oh Kyea-hwan, một quản lý khác tại Hanwha Aerospace, nói công ty có các thỏa thuận chia sẻ công nghệ với Ấn Độ, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ nên không lo về năng suất. “Nhờ đó, tôi không cho là phải quá lo lắng về năng suất”, ông nói.

Tính tương thích cao

Một lợi thế khác của Hàn Quốc là vũ khí của họ có tính tương thích cao với các vũ khí của Mỹ và châu Âu.

Lựu pháo tự hành K9 sử dụng đạn 155 mm theo chuẩn của NATO, có hệ thống kiểm soát hỏa lực được vi tính hóa, được thiết kế để dễ dàng tích hợp vào các mạng lưới chỉ huy và kiểm soát, đồng thời có năng lực có thể so sánh với những loại pháo đắt tiền hơn của phương Tây. Ấn Độ và Úc đang sử dụng loại pháo này.

Bí quyết giúp vũ khí Hàn Quốc vươn ra thế giới - Ảnh 4.

Kỹ sư làm việc trong khẩu pháo tự hành K-9 tại nhà máy của Hanwha Aerospace tại Changwon, Hàn Quốc

“Cộng hòa Czech, Romania, Slovakia, Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và các nước khác từng chỉ nghĩ đến việc mua sắm quốc phòng tại châu Âu, nhưng giờ họ biết rõ rằng có thể mua sản phẩm với giá thấp và được giao nhanh chóng từ các công ty Hàn Quốc”, ông Oh nói.

Hiện tại, Hàn Quốc là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ ba cho NATO và các nước thành viên của liên minh này, chiếm 4,9% lượng mua sắm của họ, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển). Tuy nhiên, con số này còn thấp hơn rất nhiều so với Mỹ (65%) và Pháp (8,6%).

Hanwha Aerospace chiếm 55% thị phần lựu pháo toàn cầu và được ước tính tăng lên 68% nhờ hợp đồng với Ba Lan, theo nghiên cứu của công ty NH Research & Securities.

Trong khi đó, thị trường châu Á chiếm 63% lượng xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc từ 2018-2022, theo SIPRI. Các đơn hàng được ký kết giữa lúc khu vực đang tăng cường trang bị do những lo ngại an ninh và cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài với CHDCND Triều Tiên cũng duy trì các dây chuyền sản xuất của Hàn Quốc và vũ khí của họ liên tục được phát triển, thử nghiệm và nâng cấp dưới áp lực cao, Phó chủ tịch Cho Woo-rae phụ trách kinh doanh và chiến lược toàn cầu của hãng quốc phòng Korea Aerospace Industries cho biết.

Hiện nay, Hàn Quốc đang phát triển chiến đấu cơ KFX với Indonesia và các lãnh đạo Ba Lan cũng đã thể hiện sự quan tâm. Malaysia năm nay mua số chiến đấu cơ FA-50 trị giá gần 1 tỉ USD và Hàn Quốc cũng đang tìm cách giành hợp đồng 12 tỉ USD để bán xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới cho Úc. “Các nước châu Á coi chúng tôi là đối tác rất hấp dẫn cho các thỏa thuận quốc phòng, khi chúng tôi đều tìm cách đề phòng những căng thẳng đang gia tăng”, một nhà ngoại giao tại Seoul nói.



Source link

Cùng chủ đề

Mỹ đặt căn cứ tên lửa ở Ba Lan

"Phải mất thời gian, nhưng nó sẽ chứng minh cho quyết tâm địa chiến lược của Mỹ. Liên minh Ba Lan - Mỹ rất mạnh mẽ, bất kể ai nắm quyền ở Warsaw và Washington", Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố.Căn cứ tên lửa của Mỹ tọa lạc tại thị trấn Redzikowo gần bờ biển Baltic. Ba Lan cho biết căn cứ này tượng trưng cho thực tế liên minh quân sự của họ với...

Kiev: Ba Lan có lợi nếu bắn rơi tên lửa Nga trên không phận Ukraine

(Dân trí) - Ukraine cho rằng việc Ba Lan giúp Kiev bắn rơi tên lửa Nga cũng sẽ mang lại lợi ích cho Warsaw. Bộ Ngoại giao Ukraine đã bày tỏ sự bất bình với Phó Thủ tướng Ba Lan Krzysztof Gawkowski vì những tuyên bố mà họ gọi là "vô căn cứ" và "không thể chấp nhận được", sau khi ông Gawkowski cho rằng Kiev dường như muốn kéo Warsaw vào một cuộc chiến với Nga.Ukraine nhận định, Warsaw...

Đài phát thanh Ba Lan đuổi hàng chục phóng viên, thay bằng AI

Đài phát thanh OFF Radio Kraków tại Ba Lan gây tranh cãi khi sa thải các nhà báo của mình để sử dụng 'người dẫn chương trình' AI. Ông cho biết thêm, tính đến sáng 23-10, đã có hơn 15.000 người đã ký vào...

Đài phát thanh Ba Lan sa thải nhà báo để thay bằng ‘người dẫn chương trình’ AI

(CLO) Một đài phát thanh Ba Lan đã gây ra tranh cãi sau khi sa thải các nhà báo để thay thế bằng "người dẫn chương trình" do AI tạo ra. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ khiến lưng dễ bị đau mỏi kéo dài, thậm chí dẫn đến những tổn thương như thoái hóa đĩa đệm....

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama

Một nhân viên Mật vụ Mỹ bị cáo buộc đã đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Barack Obama ở bang Hawaii khi vị cựu lãnh đạo đi vắng. ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Mới nhất

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho...

Vingroup tách VinFast, lập công ty vốn gần 2.500 tỉ đồng

Động thái tách Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast được hội đồng quản trị Vingroup thực hiện ngay sau khi cam kết hỗ trợ về tài chính cho thương hiệu xe điện này. ...

Mới nhất