Trang chủNewsThế giớiCăng thẳng sắc tộc châm ngòi đụng độ ở Kosovo

Căng thẳng sắc tộc châm ngòi đụng độ ở Kosovo


Mâu thuẫn âm ỉ nhiều năm qua giữa người Albania và Serbia ở Kosovo tăng nhiệt sau cuộc bầu cử thị trưởng, châm ngòi đụng độ giữa người biểu tình với lính NATO.

Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo tuần này bùng phát thành bạo lực sau khi cảnh sát Kosovo đột kích các khu vực do có người Serbia sinh sống ở miền bắc và kiểm soát các tòa nhà chính quyền địa phương.

Người gốc Serbia sau đó xuống đường biểu tình, tìm cách xông vào bên trong tòa thị chính thị trấn Zvecan hôm 29/5, dẫn đến đụng độ với cảnh sát Kosovo và lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO (KFOR), khiến hàng chục binh sĩ Hungary và Italy tham gia phái bộ bị thương.

Căng thẳng leo thang đến mức Serbia đã đặt quân đội trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và cảnh báo sẽ không đứng yên nếu người Serbia ở Kosova bị tấn công lần nữa, làm dấy lên lo ngại về cuộc xung đột mới ở Kosovo.

Kosovo là vùng lãnh thổ với dân số chủ yếu là người Albania. Khu vực này từng là một tỉnh của Serbia, nhưng tuyên bố độc lập năm 2008. Tuy nhiên, Serbia không công nhận và vẫn coi đây là một phần lãnh thổ của mình.

Khoảng 100 quốc gia đã công nhận nền độc lập của Kosovo, trong đó có Mỹ, trong khi Nga, Trung Quốc và 5 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đứng về phía Serbia. Tình trạng này đã khiến căng thẳng kéo dài và cản trở sự ổn định của vùng Balkan sau các cuộc chiến đẫm máu vào những năm 1990.





Xe cảnh sát bốc cháy trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình Serbia và cảnh sát Kosovo tại thị trấn  Zvecan ngày 26/5. Ảnh: Reuters

Xe cảnh sát bốc cháy trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình Serbia và cảnh sát Kosovo tại thị trấn Zvecan ngày 26/5. Ảnh: Reuters

Tranh chấp về Kosovo đã kéo dài hàng thế kỷ. Serbia xem khu vực này như trung tâm tôn giáo và văn hóa của họ, với nhiều tu viện Kito giáo Chính thống của Serbia đều nằm ở khu vực này. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia xem trận chiến năm 1389 chống lại người Ottoman ở Kosovo là biểu tượng của cuộc đấu tranh quốc gia.

Nhưng đa số người Albania ở Kosovo đều xem đây là quốc gia riêng của họ và cáo buộc Serbia cố tình chiếm đóng. Người Albania từng phát động cuộc nổi dậy vào năm 1998 để thoát khỏi sự cai trị của Serbia.

Chiến dịch trấn áp quyết liệt của Belgrade với phong trào nổi dậy này đã khiến NATO quyết định can thiệp bằng chiến dịch không kích năm 1999, buộc Serbia phải rút quân và nhường quyền kiểm soát Kosovo cho lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.

Kể từ đó, căng thẳng giữa chính quyền Kosovo và những người gốc Serbia sống ở miền bắc nước này không giảm bớt. Những nỗ lực của chính quyền Kosovo nhằm giành thêm quyền kiểm soát ở miền bắc thường vấp sự phản kháng mạnh mẽ từ những người gốc Serbia.

Thị trấn Mitrovica ở miền bắc Kosovo đã bị chia làm đôi, một phần do người Albania kiểm soát, phần còn lại do người Serbia nắm giữ. Miền nam Kosovo cũng có những khu vực nhỏ hơn tập trung nhiều người Serbia. Trong khi đó, miền trung Serbia cũng có hàng chục nghìn người gốc Kosovo sinh sống sau khi họ chạy trốn cùng với đợt rút quân của quân đội nước này vào năm 1999.

Nhiều nỗ lực quốc tế liên tục được thực hiện để tìm kiếm sự đồng thuận của hai bên, nhưng đến nay chưa có kết quả. Các quan chức EU đã làm trung gian cho các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa Serbia và Kosovo. Hai bên đã đạt nhiều thỏa thuận trong các cuộc đàm phán, nhưng chúng hiếm khi được tuân thủ nghiêm túc.

Ý tưởng về thay đổi biên giới và hoán đổi lãnh thổ giữa Kosovo với Serbia để giải quyết xung đột đã bị nhiều nước EU từ chối vì lo ngại có thể dẫn tới phản ứng dây chuyền ở các khu vực tranh chấp khác, gây bất ổn thêm cho khu vực Balkan.

Cả Kosovo và Serbia đều được chèo lái bởi các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc, những người chưa sẵn sàng thỏa hiệp.

Tại Kosovo, Albin Kurti, cựu lãnh đạo phong trào biểu tình của sinh viên, đang nắm quyền và là người có vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán do EU làm trung gian. Ông cũng được biết đến là người ủng hộ mạnh mẽ thống nhất Kosovo với Albania và phản đối bất kỳ thỏa hiệp nào với Serbia.

Trong khi đó, Serbia được dẫn dắt bởi Tổng thống dân túy Aleksandar Vucic, cựu bộ trưởng thông tin trong suốt cuộc chiến tranh ở Kosovo. Lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan này nhấn mạnh rằng bất kỳ giải pháp nào cũng phải là thỏa hiệp lâu dài, thêm rằng đất nước của ông sẽ không đồng ý giải quyết xung đột nếu không đạt được điều gì đó.

Tình hình nóng lên từ tháng trước, khi các địa phương ở miền bắc Kosovo tổ chức bầu cử, chọn ra 4 thị trưởng mới là người Albania thay thế các quan chức Serbia đồng loạt từ chức vào tháng 11/2022. Khi các thị trưởng người Albania mới được bầu ngày 26/5 chuyển tới văn phòng của họ, người Serbia tìm cách ngăn cản, buộc cảnh sát chống bạo động Kosovo dùng hơi cay để đối phó.

Ba ngày sau, người Serbia tổ chức biểu tình trước các tòa thị chính, dẫn tới cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa họ và lực lượng gìn giữ hòa bình Kosovo cùng cảnh sát địa phương.





Vị trí vùng lãnh thổ ly khai Kosovo. Đồ họa: Britannica

Vị trí vùng lãnh thổ ly khai Kosovo. Đồ họa: Britannica

Giới chức quốc tế đang hy vọng đẩy nhanh các cuộc đàm phán và đạt được giải pháp trong những tháng tới. Cả Kosovo và Serbia phải bình thường hóa quan hệ nếu họ muốn trở thành thành viên của EU. Việc không đạt được đột phá lớn trong quá trình đàm phán đồng nghĩa tình trạng bất ổn sẽ kéo dài, khiến hai bên đối mặt nguy cơ suy giảm kinh tế và xung đột liên tục.

Bất kỳ sự can thiệp nào của quân đội Serbia tại Kosovo sẽ đồng nghĩa xảy ra đụng độ với lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở đây. Belgrade kiểm soát người Serbia ở Kosovo, trong khi Kosovo không thể trở thành thành viên Liên Hợp Quốc hay một nhà nước thực sự nếu không thể giải quyết dứt điểm tranh chấp với Serbia, theo bình luận viên Dusan Stojanovic của AP.

Thanh Tâm (Theo AP)




Source link

Cùng chủ đề

Số người thiệt mạng trong vụ sập mái hiên nhà ga ở Serbia tăng lên 15

(CLO) Các quan chức y tế cho biết một nạn nhân bị thương trong vụ sập mái hiên nhà ga xe lửa ở Serbia vào đầu tháng này đã tử vong vào Chủ nhật, nâng tổng số người chết lên 15. ...

Điểm danh những địa điểm nổi tiếng xuất hiện trong phim bom tấn Hollywood

Những địa điểm này mang đến vẻ đẹp đặc trưng và tạo dấu ấn khó quên cho mỗi...

Serbia chuẩn bị tái áp dụng nghĩa vụ quân sự bắt buộc

Ông ca ngợi đây là bước quan trọng để tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước. Chính phủ Serbia tuyên bố sẽ thành lập một nhóm làm việc để khởi động quá trình này. Theo kế hoạch, nam giới ở...

Phó Thủ tướng Serbia nói về “sự tinh tế” của ông Putin

Phó Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok hôm 4/9. Đáng chú ý, cuộc gặp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Belgrade ký thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale...

Serbia bác tin sẽ chuyển tiêm kích MiG-29 cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Bratislav Gasic phủ nhận thông tin rằng quốc gia vùng Balkan có thể chuyển các máy bay phản lực chiến đấu MiG-29 của họ cho Ukraine sau thỏa thuận mua 12 máy bay phản lực chiến đấu Rafale từ Pháp."Bộ trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến. ...

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cứng rắn tới chính quyền Syria mới lẫn Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để đảm bảo an ninh của nước này nếu chính quyền Syria mới không thể giải quyết mối quan ngại về nhóm người Kurd mà...

Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng “vạ miệng” với ông Trump

Chính trị gia kỳ cựu Công đảng Anh Peter Mandelson, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Mỹ, gặp phản ứng vì từng có những nhận xét không hay về Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc...

Ukraine đã tấn công bằng máy bay không người lái lớn (UAV) vào thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến 1.000km, ngày 21/12, gây thiệt hại cho các tòa nhà dân cư và tạm thời đóng cửa sân bay.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Cùng chuyên mục

Mỹ bắt hành khách mang pháo nổ, vũ khí trong hành lý xách tay

Cơ quan quản lý An ninh Giao thông Mỹ (TSA) từng ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm khó đỡ, nhưng vụ vừa diễn ra trong lúc lục soát hành lý xách tay ở sân bay quốc tế Los Angeles (bang California) hoàn...

Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì “ảo tưởng” về Ukraine, Panama đáp trả...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo

Đảng đối lập Hàn Quốc đe dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo nếu ông không phê chuẩn dự luật khởi động cuộc điều tra đặc biệt đối với Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol về vụ ban bố thiết...

Ba nước Sahel đồng lòng “dứt áo ra đi” khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ngày 22/12, Mali, Niger và Burkina Faso bác bỏ thời hạn do Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.

Quân đội Philippines “nhắm” thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.

Mới nhất

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội… Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành...

Trải nghiệm ưu đãi mùa lễ hội khi săn vé máy bay từ Vietjet

Kinhtedothi - Tưng bừng mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mang đến ưu đãi giảm giá 10% hạng vé Eco (*) khi đặt vé nhóm đông người từ 3 đến 5 khách (**). Để nhận được khuyến mãi hấp dẫn, hành khách có thể truy cập và đặt vé tại website www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air...

Chợ Bến Thành, dinh Độc Lập: vài mét vuông có chục ‘nàng thơ’ chụp ảnh Tết sớm

Chợ Bến Thành, dinh Độc Lập, Bưu điện thành phố, hồ Con Rùa... trở thành những điểm hút giới trẻ check-in Tết sớm ở TP.HCM. ...

Có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh không còn là chuyện lạ ở Quảng Nam

Việc bệnh nhân mắc 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh mới được hưởng chính sách tưởng chừng như là chuyện lạ nhưng người dân phản ánh xảy ra ở nhiều địa phương tại Quảng Nam. ...

6.482 thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 diễn ra từ ngày 24-26/12/2024. ...

Mới nhất