Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếKhông nên chỉ đo lường năng lực, giá trị của trẻ qua...

Không nên chỉ đo lường năng lực, giá trị của trẻ qua điểm số, thành tích



Theo nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương, việc phụ huynh quá vui sướng với điểm số ở trường của con cho thấy, bản thân họ vẫn không thoát ra khỏi được “chủ nghĩa thành tích” và coi giáo dục là khoa cử thuần túy…

s
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, không ít bậc phụ huynh vẫn không thoát ra khỏi được “chủ nghĩa thành tích” và coi giáo dục như là khoa cử thuần túy. (Nguồn: NVCC)

Cứ mỗi khi kết thúc năm học, không ít phụ huynh rầm rộ đăng bảng điểm, giấy khen của con lên mạng xã hội. Theo ông, hiện tượng này có những hệ lụy nào?

Theo tôi, có hai hệ lụy từ việc này. Một là, làm chạnh lòng các bậc phụ huynh có con với thành tích học tập chưa tốt. Có người cảm thấy áp lực và trút áp lực đó lên con mình khi so sánh với “con hàng xóm”, “con nhà người ta”.

Hai là, việc phụ huynh quá vui sướng với điểm số ở trường như vậy cho thấy, bản thân họ vẫn không thoát ra khỏi được “chủ nghĩa thành tích” và coi giáo dục như là khoa cử thuần túy. Đây là “mảnh đất tốt” cho các bệnh như háo danh, háo bằng sinh sôi, phát triển.

Góc nhìn của ông về những áp lực thi cử, áp lực thành tích hiện nay? Những kỳ thi dường như ngày càng căng thẳng?

Cho dù khắp nơi hô hào đổi mới với cải cách thì thực sự trẻ em hiện tại đang học hành rất căng thẳng. Trong giáo dục, việc đòi hỏi người học luôn nỗ lực là cần thiết nhưng khác với việc phải gánh chịu căng thẳng. Mà ở đây, căng thẳng lại chủ yếu đến từ thi cử chứ không phải là yêu cầu nỗ lực trong khám phá, tìm tòi, biểu đạt.

Những chuyện như phải thi vào lớp 1, rồi vô vàn các cuộc thi trên mạng, mới học đã ôn đề cương… dần trở thành phổ biến. Trường học không tạo ra một không gian đa dạng mà bó hẹp vào ôn luyện để thi khiến đời sống tinh thần và trải nghiệm của học sinh trở nên nghèo nàn.

Việc đo lường giá trị của một đứa trẻ qua điểm số, những tấm giấy khen liệu có kích hoạt sự khủng hoảng, tiêu cực ở trẻ?

Con người là một thực thể-sinh vật phức tạp. Không dễ để đánh giá năng lực của cá nhân nếu chỉ dựa vào điểm số của các môn học ở trường, ngay cả khi đánh giá công tâm, khách quan. Trong khi, người ta vẫn nói, không nên đánh giá tài leo cây của một con cá. Chúng ta đều có thế mạnh, điểm yếu và khả năng trong một lĩnh vực nào đó. Điểm số, giấy khen chưa thể định nghĩa được giá trị cốt lõi của một người.

“Chuyện phải thi vào lớp 1, rồi vô vàn các cuộc thi trên mạng, mới học đã ôn đề cương… dần trở thành phổ biến. Trường học không tạo ra một không gian đa dạng mà bó hẹp vào ôn luyện để thi, khiến đời sống tinh thần và trải nghiệm của học sinh trở nên nghèo nàn”.

Theo tôi, đánh giá nên là một quá trình thay vì chỉ là một vài bài thi và cần quan tâm hơn đến việc quan sát toàn diện, nhắm đến sự tự hoàn thiện và phát triển của học sinh chứ không phải đánh giá để lấy thi đua hay phân loại học sinh như nhiều nơi đang làm.

Khi tuyệt đối hóa đánh giá để phân loại, xếp hạng… nhà trường, giáo viên, phụ huynh sẽ đẩy trẻ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Trong cuộc cạnh tranh đó, đội thắng sẽ thấy mình ưu việt và trở nên chủ quan, phù phiếm, còn đội thua sẽ trở nên tự ti và mặc cảm. Tất nhiên, cả hai đều thể hiện sự thất bại của giáo dục vốn phải hướng vào sự tự hoàn thiện và coi trọng hợp tác.

Đừng đẩy trẻ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt mang tên thành tích
Đừng đẩy trẻ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt mang tên thành tích. (Nguồn: VOV)

Thực tế hiện nay, nhiều trẻ đang học để thi, học để lấy thành tích, học theo nguyện vọng của cha mẹ và theo đánh giá của xã hội. Vậy theo ông, giải pháp nào để giảm gánh nặng thành tích đối với trẻ?

Nếu động lực học tập nằm ở bên ngoài như sức ép, kỳ vọng của cha mẹ, lương, thưởng trong tương lai (như hứa hẹn) thì khi sức ép giảm hoặc không còn, học sinh, thanh niên sẽ không học nữa hoặc chỉ học cho có, học để đối phó.

Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đã dịch và viết khoảng 90 cuốn sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa. Một số cuốn tiêu biểu như:

– Sách dịch: Cải cách giáo dục Việt Nam, Phẩm cách quốc gia, Hạnh phúc với cuộc sống thường ngày…

– Sách viết: Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Môn sử không chán như em tưởng, Đường xa nghĩ về giáo dục Việt Nam, Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam…

Giải thưởng: Giải Sách Hay 2020 dành cho cuốn Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản.

Động lực học tập lành mạnh phải nằm ở bên trong đó là tìm kiếm sự vui vẻ, hạnh phúc khi khám phá cái mới, cái mình chưa biết, hoàn thiện được bản thân. Nghe thì trừu tượng nhưng bản chất của việc học là như vậy.

Rất tiếc ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thay vì nuôi dưỡng điều này, do kỳ vọng và nỗi bất an của người lớn, trẻ bị ép học phi lý với áp lực lớn.

Không khó để nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ ngồi ăn bánh mỳ ngay trên xe người mẹ để kịp ca học thêm tối, hoặc những đứa trẻ ngủ gật trên xe…

Kết quả là, trẻ học chỉ vì áp lực mà không vì niềm vui. Vậy nên, đỗ đại học là hết học, hết thi hết học, lấy xong bằng hết học. Khi học như vậy rất khó để chúng ta có thể có được thành tựu đỉnh cao dù có tố chất để làm điều đó.

Trách nhiệm của gia đình đến đâu trong chuyện này để góp phần bảo đảm quyền trẻ em, thưa ông?

Có thể nói, thành tích của con rất đáng trân trọng nhưng nên tiếp nhận nó với thái độ điềm tĩnh. Giáo dục là chuyện lâu dài và các con số không thể hiện được hết khả năng cũng như đánh giá chính xác năng lực. Con người luôn chứa đựng yếu tố bất ngờ liên quan đến sự tập trung, động lực, cảm hứng, sự nỗ lực và giác ngộ.

Quan trọng là hướng con vào tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, biết chia sẻ và hợp tác cùng mọi người xung quanh như các bạn học cùng, chơi cùng… Làm sao để con có thể không tập không ngừng không phải để đáp ứng các kỳ thi, không màng điểm số. Đó cũng là một trong những điều chúng ta có thể làm để bảo đảm và thúc đẩy quyền trẻ em.

Xin cảm ơn ông!

Đầu tháng 5/2021, khi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong nhiều ý kiến chỉ đạo, định hướng cho giáo dục, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh mong muốn ngành giáo dục cần phải “Học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Trước chỉ đạo này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, ngành giáo dục sẽ tập trung thực hiện tốt những định hướng quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo. Trong đó, có yêu cầu giáo dục cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, học thật hay thực học, xét về phương diện nội dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng lực thực, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho công việc, cho mưu sinh, cho đời, cho đất nước.
Thực học là tránh việc học những cái ra đời không dùng vào việc gì, còn cái cần thì không được học. Thực học đồng nghĩa với việc nền giáo dục thiết thực, hữu dụng, có thực chất, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn chặt với đời sống. Khi đó, danh vị, học hàm, bằng cấp là phù hợp và phản ánh đúng thực lực của người học.





Nguồn

Cùng chủ đề

WVI hỗ trợ xã miền núi Quảng Trị nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và bảo vệ trẻ em

UBND tỉnh Quảng Trị vừa qua đã có Quyết định số 2566/QĐ-UBND về việc phê duyệt văn kiện Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và bảo vệ trẻ em bằng phương pháp Montessori tại Chương trình vùng Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị do tổ chức World Vision International (WVI) tài trợ. Dự án có Tổng vốn viện trợ không hoàn lại thực hiện 64.761 USD, tương đương gần 1,6 tỷ đồng...

Na Uy cấm trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng mạng xã hội

Chính phủ Na Uy vừa tăng độ tuổi tối thiểu mà trẻ em nước này được sử dụng mạng xã hội từ 13 lên 15 nhằm bảo vệ chúng khỏi ‘sức mạnh của các thuật toán’.

Gần 67% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM rảnh từ 2 – 4 giờ mỗi ngày

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát Đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.Sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh để sử...

Từ mẩu tin trên báo, người đàn ông dành 30 năm giúp đỡ trẻ bụi đời

Mẩu thông tin tuyển dụng in trên mảnh giấy báo bọc ngoài gói xôi khiến Ths Trần Minh Hải tò mò. Anh thấy mình đồng cảm với trẻ bụi đời và quyết định làm công việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Đồng cảm Các vấn đề liên quan đến quyền được phát triển của trẻ em là một trong những mối quan tâm chính của pháp luật quốc tế, cũng như pháp luật Việt Nam. Hiện nay tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Giá vàng ngừng “thoái lui”, nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024 "xoay mình" bật tăng nhờ hoạt động mua vào các nhà đầu tư, vượt trên mốc 2.600 USD/ounce. Chuyên gia nhận định: "Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư muốn mua tích trữ hay đầu tư cũng khá tốt".

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban Kinh tế-xã hội đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

Cùng chuyên mục

Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao

Trong mỗi giải đấu thể thao, dù là phong trào hay chuyên nghiệp đội ngũ y tế luôn luôn có để hỗ trợ các vận động viên không may dính chấn thương khi thi đấu. Vậy làm thế nào để phát huy hết năng lực của đội ngũ y tế? ...

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh...

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ khiến lưng dễ bị đau mỏi kéo dài, thậm chí dẫn đến những tổn thương như thoái hóa đĩa đệm....

Bài học đắt giá và hướng giải quyết

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyếtNhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. ...

Mới nhất

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc,...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Các nội dung liên quan đến Dự án...

Hoàng Thùy gợi cảm, MC Hoàng Oanh cao 1,68m tự tin diễn thời trang

Show thời trang SR Celebrating Local Pride mùa thứ 8 quy tụ dàn sao gồm người mẫu Hoàng Thùy, Miss Cosmo 2024 Ketut Permata Juliastrid, á hậu Karnruethai Tassabut... Chi Pu sắc sảo, thanh lịch khi làm 'giám đốc'Tại buổi diễn thời trang "SR Celebrating Local Pride" lần thứ 7, ca sĩ Chi Pu gây ấn tượng với vẻ đẹp...

Nên đi khám trầm cảm ở đâu để được chẩn đoán đúng?

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và sức khỏe. Để được chẩn đoán đúng từ đó có quy trình điều trị tích cực,...

Bộ ủng hộ tỉnh Bình Định đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát

Báo cáo Thủ tướng và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Giao thông vận tải bày tỏ ủng hộ việc giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát. ...

Mới nhất