Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhViệt Nam "thay áo mới" để đón "đại bàng"

Việt Nam “thay áo mới” để đón “đại bàng”


Bài toán hiện nay đối với Việt Nam không chỉ là nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài, mà còn phải nâng cả số lượng. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện “nhiệm vụ kép” này.

Nhà cung cấp thiết bị điện tử Đài Loan Foxconn đang chuyển nhà máy lắp ráp sản xuất iPad và MacBook của Apple từ Trung Quốc sang Việt Nam. (Nguồn: Somag)
Nhà cung cấp thiết bị điện tử Đài Loan Foxconn đang chuyển nhà máy lắp ráp sản xuất iPad và MacBook của Apple từ Trung Quốc sang Việt Nam. (Nguồn: Somag)

Vốn đầu tư mới tăng mạnh

Những tín hiệu khả quan của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được hé lộ, khi Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố số liệu thống kê về thu hút đầu tư nước ngoài trong 5 tháng đầu năm vào cuối tuần qua.

Tính đến ngày 20/5/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,86 tỷ USD, chỉ còn giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt hơn 5,26 tỷ USD, tăng 27,8%; vốn điều chỉnh đạt 2,28 tỷ USD, giảm 59,4%; còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 3,32 tỷ USD, tăng 67,2% so với cùng kỳ.

Như vậy, sau 5 tháng, chỉ còn vốn điều chỉnh là giảm so với cùng kỳ năm trước, còn vốn cấp mới và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đều tăng. Thậm chí, tín hiệu là khá tích cực, bởi theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, mức tăng vốn đầu tư mới sau 5 tháng đã cao hơn so với mức tăng của 4 tháng (11%). Số dự án đăng ký mới trong 5 tháng cũng tăng mạnh so với cùng kỳ (66,4%), đạt 962 dự án.

“Việc tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ và vừa tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mới”, ông Đỗ Nhất Hoàng nhận định.

Tương tự, vốn đầu tư điều chỉnh tuy vẫn giảm so với cùng kỳ (giảm 59,4%), do không có nhiều dự án điều chỉnh vốn lớn, song mức giảm đã được cải thiện hơn so với các tháng đầu năm. Số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng tăng mạnh hơn (tăng 22,8% so với cùng kỳ) thay vì tăng 19,5% trong 4 tháng, tăng 2,6% trong 3 tháng và giảm 6,3% trong 2 tháng đầu năm.

“Điều này khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam, vì vậy, họ tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu”, ông Đỗ Nhất Hoàng nói.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 5 tháng, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân ước đạt 7,56 tỷ USD – mức giảm đã cải thiện so với các thời điểm đầu năm.

Như vậy, dù vẫn đang nằm trong xu hướng chung là chậm lại, song tình hình đang dần trở nên khả quan hơn. Điều này đã thêm một lần nữa khẳng định rằng, việc thu hút đầu tư nước ngoài đang chậm lại không phải là do Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh, mà là do xu thế chung của dòng đầu tư toàn cầu.

Bất ổn kinh tế, bất ổn địa chính trị… là những điều được nhắc tới lâu nay. Và gần đây, là câu chuyện liên quan đến việc một số quốc gia sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

Chính Cục Đầu tư nước ngoài, trong báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tháng 5/2023, đã lại một lần nữa nhận định rằng, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam, thì “các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu”.

Gia tăng năng lực cạnh tranh để thu hút FDI

Dù xu thế đã được cải thiện, và dù theo như báo cáo gần đây của VinaCapital, rằng “đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục duy trì sự ổn định”, song rõ ràng, cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài đang ngày càng gay gắt. Nếu không kịp thời gia tăng năng lực cạnh tranh, Việt Nam có thể bị “hụt hơi” trong cuộc đua này.

Ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital nhấn mạnh về sự xuất hiện của hai yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Đó là Việt Nam có thể đang mất đi sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài so với Ấn Độ, Malaysia, Indonesia; Việt Nam có thể cũng sẽ bị giảm sức hấp dẫn do cơ chế mới về thuế tối thiểu toàn cầu.

Dù các khẳng định sau đó của ông Michael Kokalari đều cho thấy, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia đang tìm cách sản xuất để xuất khẩu và tìm kiếm một cơ sở sản xuất thay thế, hoặc bổ sung cho Trung Quốc trong tương lai gần, song đó vẫn là những vấn đề được cả các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách quan tâm.

Từ năm ngoái và kéo sang cả Kỳ họp thứ năm, Quốc hội Khóa XV, các báo cáo của Chính phủ, cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đều bày tỏ sự lo lắng về xu hướng sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt với vốn đầu tư mới. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào cuối tháng Tư vừa qua đã có cuộc đối thoại với các nhà đầu tư nước ngoài và sau đó, cách đây ít ngày, đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/5/2023 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.

Theo đó, hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương, mà một trong số đó là phải đẩy nhanh công tác lập quy hoạch; chuẩn bị các điều kiện tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư và sản xuất – kinh doanh; cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư.

Trong nhóm các nhiệm vụ, giải pháp này, đáng chú ý có việc kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư, kinh doanh, kiên quyết cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; chuẩn bị sẵn các điều kiện về đất đai, nhân lực chất lượng cao, hạ tầng…; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn làm nhà cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Thực tế, khi báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm, Cục Đầu tư nước ngoài cũng đã chỉ ra rằng, các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, như hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư như Hà Nội, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng

Trong số các địa phương này, Bắc Ninh nhiều năm nay đang nổi lên là một “thỏi nam châm” thu hút đầu tư nước ngoài. Rất nhiều tên tuổi lớn, như Samsung, Foxconn… và mới đây, là Amkor đã chọn Bắc Ninh là điểm đến.

Chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang cho biết, một trong những lý do để Bắc Ninh được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn và đánh giá cao là vì tỉnh luôn nỗ lực đồng hành, sát cánh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

“Thông điệp xuyên suốt của chúng tôi là ‘Bắc Ninh luôn sẵn sàng cùng doanh nghiệp’, sẵn sàng mặt bằng, sẵn sàng nhân lực, sẵn sàng cải cách và sẵn sàng hỗ trợ. Bắc Ninh cũng xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước, mở đường, dẫn dắt, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn”, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nói. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang, Bắc Ninh cũng luôn xác định cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính là “không có điểm dừng”, theo hướng “hỗ trợ và phục vụ”, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Bắc Ninh đang đi đúng hướng. Những giải pháp mà họ thực hiện đúng như với tinh thần Chỉ thị mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành. Nếu địa phương nào cũng có thể làm được điều đó, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục vào Việt Nam.

“Việt Nam vẫn là một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Nhưng trong bối cảnh dòng đầu tư toàn cầu đang có xu hướng giảm, trong khi nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau Covid-19 tăng cao, thì cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước đang phát triển sẽ diễn ra rất quyết liệt”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh như vậy.

Theo Bộ trưởng, để có thể đón làn sóng đầu tư mới, Việt Nam phải chuẩn bị sẵn các điều kiện, như mặt bằng sạch, hoàn thiện hạ tầng, năng lượng, nguồn cung lao động có tay nghề, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị…

“Phải chuẩn bị sẵn các gói chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới, trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng trong năm 2024, nhằm tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và hài hòa lợi ích của nhà đầu tư”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Việt Nam 'thay áo mới' để đón 'đại bàng'
Nhà máy sản xuất bán dẫn của Amkor tại Bắc Ninh sẽ đi vào vận hành vào cuối năm nay. (Nguồn: Cafe F)

Sẵn sàng để đón “đại bàng”

Khi mối lo về sự “chần chừ” của các tập đoàn lớn là hiện hữu, thì Việt Nam phải làm sao để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm dốc nguồn vốn lớn. Khi tập đoàn lớn đổ vào Việt Nam, thì cơ hội để “nâng chất” dòng vốn là rất lớn.

Chuẩn bị các gói chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới, như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề cập là điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Sau những lo lắng của nhà đầu tư và của Chính phủ, thì Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ, cũng đã nhấn mạnh việc phải khẩn trương đề xuất giải pháp, chính sách phù hợp đối với cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, trong đó có các quy định về phòng cháy, chữa cháy…

Đây chính là những vấn đề mà tại cuộc đối thoại với Thủ tướng Chính phủ hồi cuối tháng 4/2023, các nhà đầu tư nước ngoài nhắc đến rất nhiều.

Dù phải cuối năm nay, nhà máy sản xuất bán dẫn của Amkor tại Bắc Ninh mới đi vào hoạt động, nhưng ông Kim Sung Hun, Tổng giám đốc Công ty Amkor Technology Việt Nam đã không khỏi lo lắng. Chính vì thế, ông Kim Sung Hun đã đề nghị cần đưa ra các quy chuẩn rõ ràng, chi tiết hơn về phòng cháy, chữa cháy…, và đặc biệt là Chính phủ cần sớm đưa ra quyết định cũng như các biện pháp để đối phó với tịnh trạng xấu đi của môi trường đầu tư trong khi áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Bởi thế, việc Thủ tướng Chính phủ có động thái quyết liệt trong tìm ra các giải pháp để “gỡ rối” cho vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.

“Thuế tối thiểu toàn cầu khó có khả năng cản trở dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, do thực tế là các ưu đãi về thuế không phải là điểm thu hút chính để thành lập nhà máy ở Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi tin rằng, Chính phủ Việt Nam giống như các chính phủ khác trong khu vực, sẽ tìm ra giải pháp thay thế về cơ bản để cân bằng các nghĩa vụ về thuế khi thuế tối thiểu toàn cầu được triển khai”, ông Michael Kokalari nói.

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô cập nhật tháng 5/2023, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã nhắc đến sự sụt giảm của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả vốn giải ngân, trong những tháng qua. Tuy nhiên, theo WB, việc này có thể xuất phát từ “sự thận trọng của các nhà đầu tư do những bất ổn toàn cầu gây ra”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm. Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm. Chính phủ dự kiến thu hút đầu tư nước ngoài năm...

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ sau 10 tháng năm 2024

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ sau 10 tháng năm 2024 ...

Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng đạt gần 27,26 tỷ USD, chỉ còn tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý, vốn đăng ký mới đã giảm so với cùng kỳ năm 2023. Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lạiTổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng đạt...

Thái Bình ‘hút’ đầu tư FDI lĩnh vực năng lượng sạch

Theo tin từ UBND tỉnh Thái Bình, sáng 28/10, Tổng Công ty Điện lực Hàn Quốc KDN và Tập đoàn Hoban của Hàn Quốc đã có buổi xúc tiến đầu tư trực tiếp với lãnh đạo tỉnh.Tập đoàn Hoban (thành lập năm 1989) là một trong những tập đoàn đa ngành lớn của Hàn Quốc, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng tại Hàn Quốc. Tập đoàn hiện đứng top 30 trong bảng xếp hạng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban Kinh tế-xã hội đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Baoquocte.vn. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân gần hơn với khu vực đô thị.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Cùng chuyên mục

Cà phê Việt rất ngon, lại đang ‘một mình một chợ’ nên có thể tự tin vào giá

Cà phê Robusta Việt Nam được khách hàng rất ưa chuộng vì có vị ngon hơn hẳn các nước, chưa kể thời điểm này chúng ta gần như 'một mình một chợ' vì các nước chưa thu hoạch. Do đó có cơ sở để tin vào mức giá tốt. ...

Những giải pháp hay giúp ‘thức dậy’ những mùa vàng

Nhằm vượt qua các thách thức và thành công với nghề nông, rất nhiều nông dân giỏi đã mạnh dạn ứng dụng những giải pháp hay trong canh tác để giúp "thức dậy" những mùa vàng và góp phần đắc lực cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. ...

Kỳ vọng lực cầu cổ phiếu gia tăng

(NLĐO) – Trong phiên ngày 13-11, tuy thị trường có nhiều nhịp trồi sụt nhưng nhờ lực cầu cổ phiếu nóng lên nên cuối phiên vẫn tăng điểm ...

Hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu Thiên Nam (TNA)

Trước khi nhận lệnh huỷ niêm yết, cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thép này cũng đang bị đình chỉ giao dịch từ 16/9. Trước khi nhận lệnh huỷ niêm yết, cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thép này cũng đang bị đình chỉ giao dịch từ 16/9. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu TNA...

Coi chừng mua trúng vé máy bay ‘siêu rẻ’ nhưng ‘siêu dỏm’ dịp Tết

Lợi dụng nhu cầu tăng cao dịp cuối năm, nhiều trang web giả mạo rao bán vé máy bay với mức giá 'siêu rẻ'. Các đối tượng lừa đảo sử dụng đủ chiêu trò từ mạo danh hãng bay đến việc gửi mã đặt chỗ giả để lấy tiền cọc rồi biến mất. ...

Mới nhất

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Công tác giải quyết thủ tục hành chính được triển khai đúng quy định, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính được quan tâm đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai đồng...

Khảo sát thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024

Ngày 13/11, tại Trường Đại học Vinh, Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã làm việc với các Sở GDĐT và cơ sở giáo dục đại học khu vực miền Trung...

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bị kỷ luật khiển trách

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhiệm kỳ 2015 - 2020, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và một số lãnh đạo cấp dưới. ...

Mới nhất