Trang chủNewsThế giớiChiến thuật giúp ông Erdogan nắm quyền sang thập kỷ thứ ba

Chiến thuật giúp ông Erdogan nắm quyền sang thập kỷ thứ ba


Tổng thống Erdogan thực hiện chính sách dân túy và đường lối đối ngoại độc lập để tái đắc cử, dù có thể khiến quan hệ với phương Tây thêm căng thẳng.

“Một lần nữa cán cân quyền lực thế giới sẽ được định hình lại. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có sức mạnh và quyền lực vô song trong trật tự toàn cầu”, đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói với đám đông người ủng hộ tại Ankara ngày 28/5, sau khi ông được xác định là người chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng hai, sau khi đánh bại đối thủ Kemal Kilicdaroglu.

Ông Erdogan, 69 tuổi, bắt đầu lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003 với tư cách Thủ tướng, sau đó là Tổng thống. Với chiến thắng lần này, ông sẽ nắm quyền trong ít nhất 25 năm liên tục. Là lãnh đạo tại vị lâu nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã chứng minh được sức hấp dẫn của thương hiệu chính trị cá nhân đối với hàng triệu người ủng hộ.

“Ông ấy bình tĩnh khi đối mặt áp lực. Ông ấy biết mình đang làm gì và thể hiện mình sẽ là người chịu trách nhiệm. Điều đó thu hút hầu hết cử tri, đặc biệt là người dân Thổ Nhĩ Kỳ”, Jim Jeffrey, cựu đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, nói.





Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại dinh tổng thống Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/5. Ảnh: AP

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại dinh tổng thống Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/5. Ảnh: AP

Erdogan đã vượt qua các đối thủ thuộc phong trào Hồi giáo ở Istanbul để trở thành thị trưởng thành phố vào những năm 1990. Được ca ngợi vì đã mang lại những dịch vụ thiết yếu như nước sinh hoạt và khí đốt cho người nghèo, ông Erdogan trở thành Thủ tướng và thúc đẩy sự bùng nổ kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ, đưa hàng triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu và thúc đẩy tham vọng biến đất nước này thành cường quốc.

Cuộc bầu cử năm nay là thử thách chính trị khó khăn nhất với ông Erdogan sau hai thập kỷ cầm quyền. Theo đuổi tham vọng tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, ông Erdogan đã gây áp lực với ngân hàng trung ương để cắt giảm lãi suất bất chấp lạm phát cao.

Chính sách đó đã khiến đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất gần 80% giá trị so với USD trong 5 năm qua, trong khi chi phí sinh hoạt tăng vọt, khiến ngay cả những người ủng hộ trung thành nhất cũng cảm thấy bất an về ông.

Thảm họa động đất hồi tháng 2 khiến hơn 56.000 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng làm tăng thêm hoài nghi về nhiệm kỳ của ông Erdogan. Dưới thời ông, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép các nhà thầu thi công ồ ạt những công trình không đáp ứng tiêu chuẩn, coi đây là một động lực để phát triển kinh tế. Nhiều tòa nhà trong số đó đã đổ sụp trong thảm họa, khiến Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu thương vong nặng nề.

“Tôi cầu mong được tha thứ”, ông nói trong chuyến thăm thành phố Adiyaman bị động đất tàn phá hồi tháng 2.

Nhưng khi bước vào cuộc bầu cử, ông Erdogan đã quyết liệt thực thi các chính sách đối nội quan trọng để thu hút cử tri. Ông tận dụng nguồn lực nhà nước để khởi công xây dựng các tòa nhà mới cho nạn nhân động đất với tốc độ cực nhanh, tăng lương tối thiểu và đãi ngộ với công chức.

Gần tới ngày bầu cử, ông quyết định cung cấp khí đốt miễn phí cho người dân cả nước trong một tháng. Những quyết định chi tiêu mạnh tay này đã làm cạn kiệt ngân khố đất nước, nhưng cũng làm dịu những rắc rối tài chính đang diễn ra.

“Tất nhiên không ai có thể nói nền kinh tế đang trong trạng thái tốt, nhưng chúng tôi tin ông ấy sẽ khắc phục nó. Chúng tôi cho ông ấy thêm một cơ hội”, Rasim Turan, chủ cửa hàng ở khu phố Suleymaniye của Istanbul, giải thích về quyết định bỏ phiếu cho ông Erdogan.

Ông Erdogan cũng tìm cách đề cao chủ nghĩa dân tộc trong lòng cử tri, khi điều TCG Anadolu, tàu đổ bộ đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, tới eo biển Bosphorus, thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp vũ khí và sức mạnh quân sự của nước này.

“Đây là lần đầu tiên trong một thế kỷ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm được như vậy. Thành công này đã tác động tới lá phiếu của tôi”, Ramazan Ibis, người bầu cho ông Erdogan, nói khi xếp hàng chờ chiêm ngưỡng con tàu mới.

Ông Erdogan còn thực thi chính sách đối ngoại vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, giúp nâng tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, trong bối cảnh xung đột quyền lực giữa Nga và phương Tây gia tăng.

Trong năm qua, ông đã củng cố hình ảnh bản thân như lãnh đạo thế giới quan trọng, bằng cách trở thành cầu nối cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Ông đồng ý bán vũ khí cho Kiev, nhưng cũng tăng cường hợp tác kinh tế với Moskva. Ông tiếp tục ngăn Thụy Điển gia nhập NATO, lập trường được ủng hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp những xích mích và bất đồng với các đồng minh phương Tây.

“Chúng tôi đã trở thành quốc gia có nhiều tiếng nói hơn trên thế giới. Ông ấy giúp Thổ Nhĩ Kỳ giảm phụ thuộc vào nước ngoài”, Murat Sisko, kỹ thuật viên điện tử 22 tuổi, nói về Tổng thống Erdogan.

Bước vào thập kỷ nắm quyền thứ ba, Tổng thống Erdogan sẽ đối mặt với loạt thách thức ngày càng tăng, theo giới quan sát. Dự trữ ngoại hối ròng của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBT) lần đầu tiên giảm xuống mức âm kể từ năm 2002, ở mức -151,3 triệu USD vào ngày 19/5.

Các nhà kinh tế nói rằng ông Erdogan có thể sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp can thiệp vào hoạt động của CBT, cùng khả năng bơm tiền mặt từ Nga và vùng Vịnh để giúp đất nước không rơi vào tình trạng mất thanh khoản thanh toán.

“Ông ấy sẽ tìm cách ngăn nền kinh tế sụp đổ bằng cách tìm kiếm nguồn tiền từ nơi nào đó”, Ayhan Sefer Ustun, cựu nghị sĩ đảng AKP của Tổng thống Erdogan, nói.





Người ủng hộ ông Erdogan ăn mừng tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/5. Ảnh: AP

Người ủng hộ ông Erdogan ăn mừng tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/5. Ảnh: AP

Trong khi triển vọng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ không rõ ràng, phương Tây sẽ phải làm quen với việc ông Erdogan vẫn là một lãnh đạo cứng rắn trên trường quốc tế trong ít nhất 5 năm tới.

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên lâu năm của NATO, nhưng ông Erdogan nhiều khả năng sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại độc lập hơn, để Ankara không còn phụ thuộc vào Washington và các đồng minh phương Tây.

Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Ankara và Moskva nồng ấm hơn. Mỹ đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng một thành viên NATO không nên mua các thiết bị quân sự của Nga, song Ankara vẫn làm xúc tiến hợp đồng này. Để đáp trả, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ và loại nước này khỏi chương trình tiêm kích F-35 của Washington, khiến quan hệ song phương thêm rạn nứt.

Xung đột Ukraine cũng cho thấy chính sách đối ngoại độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ đã khoét thêm chia rẽ giữa Ankara và phương Tây. Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ lệnh trừng phạt Nga mà các đồng minh phương Tây tung ra và vẫn mua dầu giá rẻ của Moskva.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với phương Tây, mà muốn làm mọi thứ theo cách của mình.

“Tổng thống Erdogan coi cuộc bầu cử là cơ hội để phương Tây thiết lập lại quan hệ theo các điều khoản mà ông ấy đưa ra”, Nicholas Danforth, thành viên Tổ chức Hellenic về Chính sách Đối ngoại và châu Âu, nói.

Các chuyên gia nhận định ông Erdogan có thể coi chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này như một bệ phóng để tiếp tục nâng tầm vị thế quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ. “Tầm nhìn chính sách đối ngoại của ông ấy là làm cho Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại trở lại”, Merve Tahiroglu, giám đốc chương trình Thổ Nhĩ Kỳ tại tổ chức Dự án Dân chủ Trung Đông ở Washington, nói.

Thanh Tâm (Theo Washington Post, WSJ, Vox)




Source link

Cùng chủ đề

Thanh Thúy chia tay đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ sau 2 tháng

Khuya 13-11, CLB Kuzeyboru của Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xác nhận thông tin chia tay chủ công Trần Thị Thanh Thúy. Thanh Thúy chia tay Kuzeyboru chỉ sau 2 tháng gắn bó - Ảnh: KUZEYBORU Trên trang chủ, CLB Kuzeyboru cho biết: "Cảm ơn Trần Thị Thanh Thúy. Chúng tôi đã thống nhất chia tay với cầu thủ người Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy. Từ ngày gia nhập đội bóng, Thanh Thúy đã để lại những kỷ niệm đẹp trong...

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Nga lên tiếng về việc Mỹ đặt căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan

(Dân trí) - Nga ngày 13/11 cho rằng, việc Mỹ mở một căn cứ tên lửa mới tại Ba Lan là một phần trong nỗ lực kiềm chế Moscow bằng cách di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự đến gần biên giới của nước này hơn. Mỹ ngày 13/11 chính thức khai trương căn cứ tên lửa mới tại Redzikowo, phía Bắc Ba Lan. Căn cứ này bắt đầu được xây dựng từ những năm 2000, tại thị trấn...

Mỹ mở căn cứ phòng không ở Ba Lan

Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan vào ngày 13.11 trong bối cảnh nhiều quan ngại về nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ...

Mỹ đặt căn cứ tên lửa ở Ba Lan

"Phải mất thời gian, nhưng nó sẽ chứng minh cho quyết tâm địa chiến lược của Mỹ. Liên minh Ba Lan - Mỹ rất mạnh mẽ, bất kể ai nắm quyền ở Warsaw và Washington", Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố.Căn cứ tên lửa của Mỹ tọa lạc tại thị trấn Redzikowo gần bờ biển Baltic. Ba Lan cho biết căn cứ này tượng trưng cho thực tế liên minh quân sự của họ với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Cùng chuyên mục

Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia. ...

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Ngày 13/11, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng (CISA) đã ra tuyên bố chung cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông thương mại của Mỹ.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng gặp ông Biden

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 13.11 đã quay lại Nhà Trắng để gặp Tổng thống Joe Biden sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 5.11. ...

Ukraine “lạc quan thận trọng” sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev “hãy tin tưởng”

Ngày 13/11, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha thông báo đã thảo luận với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken tại Brussels, Bỉ, về cuộc xung đột với Nga cũng như tiến trình hội nhập của Kiev.

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Mới nhất

Đại học Đà Nẵng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ĐH Đà Nẵng là cái “nôi” đào tạo nguồn NNL CLC, cung ứng hàng chục vạn kỹ sư, cán bộ quản lý kinh tế, chuyên gia, nhà giáo, nhà...

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia ‘Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình’

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký Công văn số 4962/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia "Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.

LỄ KÝ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG

Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Suntory PepsiCo Việt Nam ký kết hợp tác phát triển rừng bền vững, hướng đến bảo tồn nguồn nước và trung hòa các - bon   Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) phối hợp với Công...

SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM KHỞI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỨ 6 TẠI LONG AN

Long An, ngày 8 tháng 4 năm 2024 – Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) hôm nay khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 tại KCN Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 300 triệu Đô la Mỹ, đây sẽ...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương Việt Nam-Peru

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung. Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời...

Mới nhất