Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh tay chân miệng vào mùa, có nhiều ca biến chứng nặng

Bệnh tay chân miệng vào mùa, có nhiều ca biến chứng nặng


Ngày 28.5, bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cảnh báo bệnh tay chân miệng đang vào cao điểm của đợt thứ 1 trong năm và đã có nhiều ca biến chứng nặng.

Cụ thể, hiện Bệnh viện Nhi đồng 1 đang tiếp nhận 14 trẻ, nhưng có đến 1/3 trong số đó là nặng, có 2 ca độ 3 và 1 ca độ 2b.

Bệnh tay chân miệng vào mùa, trẻ mắc bệnh biến chứng nặng - Ảnh 1.

Bác sĩ Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 chăm sóc bệnh nhi mắc tay chân miệng

“Hiện nay, các đơn vị tuyến dưới đã được huấn luyện điều trị bệnh tay chân miệng nên đa số trẻ được điều trị ngoại trú, điều trị ở các tỉnh, nên trẻ nhập viện nội trú sẽ ít hơn. Tuy nhiên, số ca nhập viện nặng lại nhiều”, bác sĩ Dư Tuấn Quy nói.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy giải thích, hiện nay sự quan tâm đến bệnh tay chân miệng như việc rửa tay, vệ sinh phòng bệnh có giảm.

Bên cạnh đó, bệnh nhi mắc tay chân miệng là tỉnh táo, dù có trở nặng thì bệnh nhi cũng tỉnh táo nên gia đình chủ quan không theo dõi sát, đến khi phát hiện nhập viện thì trẻ đã trở nặng. Một khi đã qua giai đoạn vàng để xử trí thì bệnh chuyển biến rất nhanh.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy cho biết: Dấu hiệu rõ ràng của bệnh tay chân miệng có thể nhận biết được là nổi ban, nhưng nổi ban và sốt thì nên đưa trẻ đi khám chứ không nên chủ quan nếu thấy trẻ còn tỉnh.

Bệnh tay chân miệng vào mùa, trẻ mắc bệnh biến chứng nặng - Ảnh 2.

Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh tay chân miệng

“Hai dấu hiệu điển hình của trẻ biểu hiện bệnh tay chân miệng nặng là trẻ đang tỉnh nhưng sốt không đáp ứng hạ sốt; trẻ ngủ nhưng giật mình chới với, hốt hoảng. Bên cạnh đó, nếu thấy trẻ buồn nôn, nôn ói là dấu hiệu bất thường báo hiệu chuyển độ nặng. Hoặc thấy trẻ yếu tay, chân là vào biến chứng, cần đến bệnh viện nay. Nếu trễ thì vi rút sẽ xâm nhập vào não gây viêm não là rất khó điều trị, gây biến chứng”, bác sĩ Dư Tuấn Quy nói.

Với 1 ca biến chứng độ 2-3 thì ê kíp điều trị phải tốn khoảng 1 tuần để đưa bệnh nhi ra khỏi độ nặng và cần phải chăm sóc rất kỹ. Trong vòng 2 ngày đầu trẻ chuyển nặng thì phải theo dõi mỗi 1 giờ, sau đó giãn ra theo dõi mỗi 3 giờ, 6 giờ… Nếu xử trí đúng thì trẻ không bị di chứng. Nhưng nếu xử trí không tốt thì sẽ diễn tiến biến chứng viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp gây suy đa cơ quan và tử vong.

Cũng theo bác sĩ Dư Tuấn Quy, bệnh tay chân miệng hiện nay có quanh năm, nhưng có 2 đợt vào đỉnh là từ tháng 4-6 và tháng 9-12 hằng năm. Trong mùa này, nếu thấy trẻ sốt và chảy nước miếng thường phụ huynh nghĩ trẻ mọc răng, nhưng coi chừng trẻ loét họng do tay chân miệng. Bác sĩ cũng khuyến cáo vấn đề rửa tay, vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng ở mỗi gia đình, trường học, khu vui chơi… để phòng lây nhiễm căn bệnh này.



Source link

Cùng chủ đề

Phẫu thuật khẩn cấp cứu bé trai mắc bệnh tim bẩm sinh

Bé trai Q.N (2 tuổi, quốc tịch Campuchia) mắc bệnh tim bẩm sinh nặng, đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tiến hành phẫu thuật khẩn cấp và huy động hơn 100 triệu đồng từ các nhà hảo tâm...

Bệnh viện Nhi đồng 1 cứu sống bệnh nhi 2 tuổi người Campuchia

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM hỗ trợ chi phí 100 triệu đồng phẫu thuật cứu sống bệnh nhi 2 tuổi người Campuchia được chẩn đoán màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. Ca phẫu thuật tim cho bệnh nhi diễn ra vào...

Quảng Ngãi thi đua cao điểm “500 ngày hoàn thành 3.000km cao tốc” như thế nào?

Ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã ban hành kế hoạch triển...

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh gì?Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới...

Không dám về nhà giờ cao điểm vì quá ngán ùn tắc

Chật vật đi lại giờ cao điểmNhiều ngày qua, ghi nhận của PV Báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà

GĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. ...

Cùng chuyên mục

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. Chính phủ quy định đối tượng khác tham gia bảo...

Quả xạ đen có uống được?

Cây xạ đen là loại cây gì?Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, xạ đen tên khoa học là Celastrus hindsii Benth, được biết đến với các tên khác như bạch vạn hoa, cây bách giải, cây dây gối.Đây là loại cây dây leo có thân gỗ, bám vào các cây lớn để leo khi mọc hoang nhưng khi được trồng thì cành...

Khám chữa bệnh từ xa, tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà. Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 39, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Công điện nêu: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong...

Chi 20 triệu đồng hút mỡ bụng, lại phải nhập viện cấp cứu vì nhiễm trùng dương vật

Nam bệnh nhân chi 20 triệu đồng hút mỡ bụng tại Phòng khám thẩm mỹ Rita (quận 10, TP.HCM), phải nhập viện vì nhiễm trùng vùng bụng và dương vật. Ngày 15-11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã nhận báo cáo...

Mới nhất

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ngày 20-12

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân sẽ được tổ chức trang trọng vào sáng 20-12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, dự kiến có sự tham dự của lãnh...

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. ...

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Sáng nay (15/11), Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”.

Khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025)

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng...

Mới nhất