Trang chủDestinationsĐắk LắkKhó khăn trong quản lý thị trường phân bón

Khó khăn trong quản lý thị trường phân bón


08:12, 26/05/2023

Tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, công tác quản lý thị trường phân bón của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn, cần được tháo gỡ.

Thủ đoạn tinh vi

Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng là thành lập doanh nghiệp để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác, sau đó sử dụng tên thương mại của pháp nhân đó nhằm hợp thức hóa cho các sản phẩm sang chiết, sản xuất phân bón trái phép của mình; hoặc mua nguyên liệu thô rồi pha trộn với một tỷ lệ nhỏ phân bón hợp pháp khác theo tỷ lệ, công thức chưa được kiểm nghiệm để sản xuất ra sản phẩm chưa được cấp phép bán ra thị trường với giá rẻ.

Tinh vi hơn là có nhiều đối tượng thu thập thông tin của doanh nghiệp phân bón hợp pháp khác từ mạng Internet (số quyết định công nhận phân bón lưu hành, địa chỉ sản xuất…) để đặt in bao bì theo thông tin có được rồi tự sản xuất sản phẩm hoặc gom, mua phân bón kém chất lượng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường rồi gắn nhãn mác để đánh lừa người tiêu dùng.





Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra kho hàng của một cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ở xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột).

Để sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng có thể “tung hoành” trên thị trường, các đối tượng thường đánh vào tâm lý hám lợi của một số đại lý, cửa hàng kinh doanh phân bón vì chiết khấu cao mà tiếp tay cho hành vi sản xuất, tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng và hướng bà con nông dân mua các sản phẩm này. Mặt khác, do nhận thức của người dân, nhất là nông dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, không phân biệt được phân bón thật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng; thêm vào đó là tâm lý chuộng giá rẻ nên tin tưởng vào những lời quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

Khó khăn trong xử lý

Trước tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón ngày càng diễn biến phức tạp, các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý. Trong năm 2022 và quý I/2023, lực lượng chức năng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra và phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về chất lượng phân bón, xử phạt vi phạm hành chính hơn 3 tỷ đồng. Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh cũng đã khởi tố 3 vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón” với tổng giá trị hàng hóa vi phạm được phát hiện, thu giữ là hơn 14 tỷ đồng.





Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng gây khó khăn cho việc sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón chân chính. (Trong ảnh: Nhân viên Công ty TNHH Phân bón Hàn – Việt tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm phân bón đang bán trên thị trường).

Chẳng hạn như vào đầu tháng 3/2022, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh) đã kiểm tra, phát hiện trong kho hàng thuộc Công ty TNHH Tập đoàn CT Tây Nguyên (xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột) chứa 13.560 can chất lỏng ghi nhãn bằng tiếng nước ngoài, xuất xứ USA; hàng nghìn vỏ can, vỏ thùng các tông, tem, nhãn mác chưa sử dụng. Trong khu vực sản xuất có hai máy trộn và nhiều nguyên vật liệu để sản xuất phân bón. Quá trình xác minh, công ty này không có giấy phép sản xuất phân bón, chưa được Cục Bảo vệ thực vật cấp phép lưu hành phân bón nhưng vẫn sản xuất phân bón. Tổng giá trị hàng hóa là phân bón sản xuất trái phép mà cơ quan điều tra đã thu giữ là hơn 10 tỷ đồng. Đây được xem là vụ việc sản xuất phân bón không rõ nguồn gốc với số lượng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

Hay vào tháng 6/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam Huỳnh Tấn Đàn (thôn 6, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột) về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón. Trước đó, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, phát hiện xe tải chở 200 bao phân NPK. Tài xế khai là người chở hàng thuê cho Huỳnh Tấn Đàn và không xuất trình được hóa đơn, chứng từ số phân bón trên xe. Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng khám xét kho phân bón do Đàn làm chủ và thu giữ tang vật vi phạm gồm 259.350 kg phân bón NPK 27-7-7, NPK 16-16-8, NPK 17-17-17 giả và 26.325 kg nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ dùng để sản xuất phân bón giả. Đàn khai nhận đã mua phân bón kém chất lượng trôi nổi trên thị trường, sau đó thay đổi bao bì, nhãn mác rồi bán ra thị trường để thu lợi bất chính.

Sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đã góp phần bình ổn thị trường phân bón trên địa bàn tỉnh, giảm thiệt hại cho người nông dân. Tuy nhiên, việc quản lý và kiểm soát thị trường phân bón còn nhiều khó khăn, hạn chế do chế tài xử phạt các vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe; việc xử lý khiếu nại về chất lượng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý đối với khiếu nại chất lượng, dẫn đến việc thực hiện thiếu đồng bộ; chưa có hướng dẫn việc tạm giữ hoặc niêm phong hàng hóa đã được lấy mẫu nên khi hàng hóa có kết quả thử nghiệm không phù hợp quy chuẩn quốc gia thì trong thời gian chờ có kết quả, hàng hóa đã bị người vi phạm tẩu tán, gây lúng túng cho người có thẩm quyền xử lý vụ việc, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm của các đoàn kiểm tra liên ngành không thống nhất, thiếu đồng bộ dẫn đến rủi ro pháp lý cho người thi hành công vụ…




Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh Nguyễn Tuấn Hà, các bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý việc thực hiện giải quyết khiếu nại về chất lượng, việc tạm giữ hoặc niêm phong hàng hóa đã được lấy mẫu; ban hành quy trình kiểm tra đối với tất cả các đoàn kiểm tra liên ngành do UBND các cấp thành lập…  nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ và đạt hiệu quả cao trong việc xử lý vi phạm; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

Minh Tâm





Source link

Cùng chủ đề

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn...

Điều gì giúp thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cán mốc 100 tỉ USD

Với kết quả đạt được trong 10 tháng, năm 2024 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cán mốc trăm tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỉ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là thị...

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Kẻ xấu chặt phá hàng loạt cây cà phê chuẩn bị thu hoạch ở Gia Lai

Lực lượng chức năng huyện Mang Yang (Gia Lai) đang điều tra vụ việc hàng loạt cây cà phê của người dân bị kẻ xấu chặt phá xảy ra trên địa bàn huyện. Ngày 9/11, ông Hồ Ngọc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ chặt phá 23 cây cà phê nhiều năm tuổi, sắp được thu hoạch của một hộ dân. Vụ việc đã được báo...

Gen Z gợi ý những góc check-in đẹp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(Dân trí) - Từ kiến trúc hiện đại bên ngoài đến không gian trưng bày ấn tượng phía trong, giới trẻ có nhiều góc chụp ảnh để cho ra đời những tấm hình ưng ý tại điểm check-in hot nhất lúc này. Vừa mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút giới trẻ. Mỗi ngày, có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng phu nhân Melania và con trai út Barron trên sân khấu mừng chiến thắng...

Đại Từ (Thái Nguyên) đẩy mạnh phong trào “chung tay vì người nghèo – không bỏ ai ở lại phía sau”

Với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình...

Ông Trump chuẩn bị trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp?

Giới quan sát nhận định kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép của ông Trump đang dần được hiện thực hóa và có thể tác động đến ít nhất 11 triệu người. Kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép là một trong các trụ cột cốt lõi thuộc chương trình nghị sự của ông Trump xuyên...

Gương mặt nữ ‘thống trị’ lĩnh vực mật mã học nói điều ý nghĩa nhất của bà là ba đứa con

Mảnh mai và xinh đẹp, nụ cười đầy năng lượng luôn nở trên môi… là ấn tượng đầu tiên về Yael Tauman Kalai ở những ai gặp bà. ...

Mới nhất