Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHai bộ đã thống nhất đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi...

Hai bộ đã thống nhất đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi giáo viên


Cuối chiều 27.5, tại phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn được mời dự và phát biểu ý kiến sau phần thảo luận của các thành viên ủy ban liên quan đến kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng GD-ĐT: Hai bộ đã thống nhất đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi giáo viên  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết đã cùng Bộ Nội vụ đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non và tiểu học

“Cần nhìn tác động của đại dịch sâu đậm hơn”

Phát biểu tại phiên họp lần này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhiều lần nhắc đến từ “cảm ơn” và cho rằng cá nhân ông đánh giá rất cao tinh thần làm việc của các đoàn giám sát về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thời gian qua.

Người đứng đầu ngành GD-ĐT chia sẻ: “Với đối tượng được giám sát thì thường chỉ mong là các đồng chí đi càng nhanh càng tốt, lướt qua càng mau càng hay. Thế nhưng với ngành GD-ĐT, chúng tôi chỉ mong làm sao các đồng chí đi được nhiều, lắng nghe được nhiều. Đến với giáo viên, đến với các em học sinh, lắng nghe cuộc sống, hơi thở của trường học chứ không phải chỉ mang một vài ấn tượng có sẵn để mà giám sát.

Điều mà tôi thấy là các đồng chí giám sát rất sâu sắc, hỏi giáo viên rất kỹ… Tôi thấy rất cảm động khi các đồng chí giám sát có chiều sâu, các trao đổi rất khách quan. Còn câu chuyện phía trước là báo cáo giám sát trình Quốc hội, tôi tin chắc chắn rằng quá trình giám sát bằng cách thâm nhập thực tế, lắng nghe ý kiến như vậy thì báo cáo giám sát sẽ sát hợp nhất với thực tế và mở đường tiếp tục cho con đường đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong thời gian tới”.

Tiếp cận dự thảo báo cáo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bày tỏ mong muốn báo cáo cần nhìn tác động của đại dịch Covid-19 sâu đậm hơn bởi “chúng ta rất dễ quên nó hơi nhanh với tất cả ảnh hưởng của nó”.

Ông Kim Sơn nhắc lại, sau khi ký xong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì toàn ngành giáo dục đã bắt đầu “đánh vật” với dịch bệnh. Điều này khiến giáo viên và những người triển khai chương trình mới phải cố gắng gấp vài ba lần.

Tức là, trong khi vừa cố gắng duy trì hoạt động giáo dục không bị vỡ nát, không bị đứt đoạn, không bị khủng hoảng, vừa phải đổi mới căn bản, toàn diện, sâu sắc, triệt để, đáp ứng một kỳ vọng lớn gấp nhiều lần cái mà ngành GD-ĐT đang có. Trong bối cảnh nguồn lực của cả nước phân tán vì chống dịch; quỹ thời gian, sự vào cuộc của địa phương và phụ huynh cũng ảnh hưởng… Tất cả tạo ra một thách thức rất lớn cho công cuộc đổi mới.

“Đến khi dịch bệnh qua, nhìn lại thấy rằng nếu nguồn lực quốc gia tập trung đầu tư một cách mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ tạo đà tốt hơn cho sự đổi mới thời điểm vừa qua”, ông Sơn nhìn nhận.

Tăng phụ cấp ưu đãi, sửa nghị định đặt hàng đào tạo giáo viên

Ông Sơn cho biết, thời điểm này, ngành GD-ĐT đang tập trung cho việc đánh giá sau 3 năm “thay sách”, đặc biệt là lớp 10, lớp đầu tiên của cấp THPT sau năm đầu tiên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Đây cũng là thời điểm ngành GD-ĐT đang làm rất nhiều việc với vai trò là đầu mối chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Chỉ ra một loạt công việc mà ngành GD-ĐT đang phải làm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng “kể khổ” một chút để mong muốn các đại biểu Quốc hội đã và tiếp tục chia sẻ với ngành.

Xung quanh những lo lắng của đại biểu Quốc hội về tiến độ thực hiện Nghị định 116 về đặt hàng giáo viên, theo “tư lệnh” ngành GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đang gấp rút thực hiện những công việc để xây dựng Nghị định 116 sửa đổi càng nhanh càng tốt, có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo giáo viên khi có nhiều bất cập trong đặt hàng đào tạo hiện nay.

Đáng chú ý, về chính sách phụ cấp ưu đãi với giáo viên, ông Sơn thông tin: “Tại phiên họp Quốc hội lần trước, chính Bộ GD-ĐT đề nghị tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên. Ngay sau kỳ họp Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, Bộ GD-ĐT cũng nhiều lần làm việc với Bộ Nội vụ và 2 bộ đã thống nhất, trình lên Chính phủ tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non và tiểu học. Cụ thể, tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non là 10% và giáo viên tiểu học là 5%.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính cho ý kiến trước khi có các bước tiếp theo. “Ngày 12.5 vừa qua, tôi đã gửi văn bản chính thức sang Bộ Tài chính và hy vọng việc này sẽ được xử lý sớm. Mong đại biểu Quốc hội cũng ủng hộ trên diễn đàn Quốc hội để tăng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, đảm bảo số lượng người làm việc”, ông Sơn nói.

Người đứng đầu ngành GD-ĐT cũng bày tỏ mong muốn khi đại biểu thảo luận về sửa đổi luật Đất đai trong thời gian sắp tới sẽ quan tâm đến câu chuyện về đất cho giáo dục. Điều này sẽ mở đường cho xã hội hóa giáo dục, đây là câu chuyện sâu xa, gốc rễ để giải quyết cho nhiều việc khác.



Source link

Cùng chủ đề

Ngã rẽ của một cử nhân bằng trung bình và bài toán tuyển dụng giáo viên giỏi

Giáo viên cần giỏi nhưng phải thực chất. Có một cách tuyển dụng giáo viên giỏi đơn giản, hiệu quả, đã được một trường tư ở Hà Nội áp dụng thành công nhiều năm nhưng chưa được nhân rộng. Khi năm học mới đã diễn ra 2 tháng, câu chuyện thiếu giáo viên lại được nhắc tới và trở thành vấn đề tại nhiều địa phương, thậm chí như Thanh Hóa phải dừng một số môn học vì không có...

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Trưởng phòng Giáo dục: ‘Thông báo tuyển giáo viên rộng rãi nhưng hiếm người nộp hồ sơ’

Theo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ. Liên quan tới việc từ đầu năm học 2024-2025 đến nay, nhiều trường tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đang phải tạm dừng một số môn học, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, nguyên nhân là...

Lương giáo viên, giảng viên trường nghề cao nhất 18,72 triệu đồng/tháng

Lương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai bức tranh chính sách Trump – Harris

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chuẩn bị tới giờ G, cùng điểm qua những nét nổi bật trong chính sách của hai ứng viên Donald Trump (đảng Cộng hòa) và Kamala Harris (đảng Dân chủ). Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/hai-buc-tranh-chinh-sach-trump-harris-185241101152623341.htm

Tạo điểm nhấn lớn nhờ phụ kiện nhỏ: quần tất giúp xua tan sự nhàm chán

Thiết kế đa dạng từ ren, lưới mỏng, họa tiết tinh tế đến những tông màu nổi bật,...

Lực lượng Nga kiểm soát ngôi làng chiến lược ở Donetsk, tập kích Kyiv

Lực lượng Nga tuyên bố kiểm soát thêm làng Vyshneve gần trung tâm hậu cần chiến lược Pokrovsk của Ukraine ở Donetsk, đồng thời tập kích Kyiv đêm thứ 2 liên tiếp. ...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Mới nhất

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm...

Trải nghiệm văn hoá ẩm thực các dân tộc vùng Đông Bắc

(Tổ Quốc)- Trong ngày thứ 2 diễn ra Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, các địa phương đã mang...

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 9...

Tiếp đà giảm do nguồn cung hạn chế

Theo các chuyên gia dự báo, giá tiêu ngày 4/11/2024 có khả năng chịu áp lực giảm, do nguồn cung hạn chế và nhu cầu chưa phục hồi. Theo dự báo, giá tiêu ngày 4/11 có thể tiếp đà giảm do nguồn cung hạn chế và nhu cầu chưa phục hồi. Áp lực từ việc các...

Mới nhất