Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCộng điểm cho con của người tham gia cách mạng trước 1945...

Cộng điểm cho con của người tham gia cách mạng trước 1945 đã lỗi thời


Quy định lỗi thời, áp dụng máy móc

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho biết, không chỉ Nam Định, nhiều địa phương khác cũng quy định ưu tiên cộng 1 – 2 điểm cho học sinh thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023 – 2024 là con của người hoạt động cách mạng trước năm 1945, trong đó có Hà Nội. “Quy định không sai nhưng thừa, không còn phù hợp và các địa phương đang áp dụng máy móc”, bà nói.

Quy định xuất phát từ Thông tư 11 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về các trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh bậc THCS và THPT. Cụ thể, trường hợp thí sinh được hưởng ưu tiên là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Mục đích của thông tư này nhằm rà soát và đảm bảo quyền lợi cho tất cả trường hợp thí sinh, không bỏ sót bất kỳ ai. Tuy nhiên, theo bà Nga, sau hơn 9 năm triển khai, đến nay Bộ GD&ĐT chưa đánh giá lại, rà soát các trường hợp để sửa đổi thông tư này nên dẫn đến tình trạng các địa phương máy móc áp dụng.

 ĐBQH: Cộng điểm cho con của người tham gia cách mạng trước 1945 đã lỗi thời - 1

Quy định cộng điểm ưu tiên thi vào lớp 10 của tỉnh Nam Định.

Ngay ở thời điểm xây dựng thông tư, Bộ GD&ĐT quá ôm đồm các trường hợp ưu tiên, phải tính đến các nhóm thí sinh này có khả thi khi áp dụng ưu tiên hay không, hay chỉ là số nhỏ lẻ 1 – 2 em trên tổng số 1 triệu thí sinh mỗi năm.

Bà Nga chỉ rõ việc các Sở GD&ĐT địa phương đưa nguyên quy định của Bộ GD&ĐT vào quy chế tuyển sinh năm nay mà “không cần biết đến có phù hợp hay không, thực hiện được hay không”. Hệ luỵ của những quy định thừa này gây nên phản ứng trái chiều từ dư luận.

“Đây là sự cẩu thả hết mức của địa phương, chỉ biết bê nguyên thông tư của Bộ GD&ĐT mà không có sự tính toán, chọn lọc phù hợp với địa phương”, nữ đại biểu tỉnh Hải Dương nói.

Độ tuổi học sinh thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023 – 2024 khoảng 14 – 15 tuổi, trong khi đó các Sở GD&ĐT lại tính đến cả đối tượng con thương binh, người hoạt động cách mạng trước năm 1945. Với những người hoạt động cách mạng trước năm 1945. Nếu họ còn sống đến nay cũng trên dưới 100 tuổi và con của họ ít nhất cũng trên 80 tuổi.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Bộ GD&ĐT nên rà soát lại quy định này để điều chỉnh thông tư cho hợp lý với thời cuộc. Các tỉnh cần rút kinh nghiệm khi xác định đối tượng ưu tiên cho hợp lý. Đơn cử như Hà Nội, Hà Giang, TP.HCM không có học sinh sinh sống ở hải đảo nhưng vẫn đưa quy định cộng điểm cho các em khu vực hải đảo – quy định như vậy là thừa thãi, không sát thực tế.

 ĐBQH: Cộng điểm cho con của người tham gia cách mạng trước 1945 đã lỗi thời - 2

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ)

Đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, đã là luật, thông tư hay quy định thì cần thường xuyên cập nhật, phù hợp với tình hình thực tế và áp dụng được cho đại chúng, phổ biến.

Một số địa phương và Bộ GD&ĐT máy móc khi vẫn giữ quy định ưu tiên cộng điểm thi vào lớp 10 THPT cho thí sinh là con của người hoạt động cách mạng trước năm 1945. Đây là nhóm người thiểu số rất nhỏ và các trường hợp này quá xa với thực tế hiện nay. Bộ GD&ĐT nên xem xét điều chỉnh, không máy móc đưa vào quy chế.

Trước đây dư luận xã hội từng xôn xao với quy định cộng điểm ưu tiên cho thí sinh là bà mẹ Việt Nam anh hùng hoạt động cách mạng trước 1945. Do đó, khi đưa ra bất kỳ quy định hay chế độ ưu tiên cộng điểm cho nhóm thí sinh nào cần cân nhắc đến thực tế và áp dụng khả thi hay không.

 ĐBQH: Cộng điểm cho con của người tham gia cách mạng trước 1945 đã lỗi thời - 3

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị) đánh giá, quy định cộng điểm ưu tiên của Bộ GD&ĐT hiện nay quá lỗi thời dẫn đến các địa phương máy móc áp dụng.

Không chỉ quy định này, còn rất nhiều quy định khác của Bộ GD&ĐT đã ban hành 10 – 15 năm nay mà chưa có đợt rà soát tổng thể để sửa đổi. Bà lấy ví dụ về quy định việc ưu tiên tuyển thí sinh có hộ khẩu khu vực biên giới, hải đảo, khu vực khó khăn trong khi rõ ràng đang hướng tới sự công bằng trong giáo dục.

Bà Minh mong tới đây, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục, Bộ GD&ĐT sẽ thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp, định hướng mới thay đổi giáo dục đồng bộ từ giáo viên, học sinh, thu hút nhân tài…

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT cần sớm điều chỉnh để chính sách ban hành phù hợp với tình hình thực tế, phục vụ cho đông đảo đối tượng trong xã hội.

“Học sinh thi vào lớp 10 thường là 15 tuổi, vậy có trường hợp nào con cái của những người hoạt động cách mạng trước năm 1945 nằm trong độ tuổi này không? Thực tế những người hoạt động cách mạng trước 1945 đến thời điểm này tuổi đã cao, không còn đủ sức khỏe để nhận con nuôi, con đẻ lại càng không có”, ông Hoà phân tích.

Những ngày qua, dư luận xôn xao quy định cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 của Sở GD&ĐT Nam Định.

Giải thích ngắn gọn về quy định trên, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định nói: “Đối tượng ưu tiên vào lớp 10 trong văn bản này dựa theo quy định của Bộ GD&ĐT”.

Còn PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT nói, thông tư quy định đối tượng cộng điểm ưu tiên trên được ban hành năm 2014. Khi đó, ban soạn thảo muốn bao quát hết tất cả các đối tượng.

“Trường hợp này là tính cả con đẻ và con nuôi hợp pháp. Nghĩa là những người tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi, nhưng đến 60 – 70 tuổi, thậm chí là nhiều tuổi hơn họ mới nhận con nuôi, nên vẫn có những trường hợp khi họ đã 90 tuổi con nuôi mới thi vào lớp 10”, ông chia sẻ và cho biết, Bộ GD&ĐT đã lên kế hoạch rà soát, xem xét, nếu có những quy định không phù hợp sẽ thay đổi.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá

Tại Tọa đàm Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và đại biểu đều chung quan điểm sau hơn 2 thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, đặc biệt là sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã trở...

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

Bổ sung người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai vào nhóm được hỗ trợ việc làm

Kinhtedothi - Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề vay vốn, hỗ trợ việc làm; điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp với người lao động... Xác định rõ đối tượng được ưu tiên vay vốn Giới thiệu một số điểm mới của Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Đào Ngọc Dung (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh...

chưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

Kinhtedothi-Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi; xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến. Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump sẽ tái cấu trúc ngân sách quốc phòng Mỹ?

Trong cuộc thảo luận của Nhóm chiến lược Viện Reagan (RISG), các chuyên gia nêu ra những điểm chính có thể xuất hiện trong chính sách quốc phòng Mỹ tháng 1/2025, sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu bộ trưởng lục quân dưới chính quyền ông Trump trước đây, ông Ryan McCarthy, cho biết: "Ngân sách cơ sở của quân đội theo giá trị thực giảm hơn 25 phần trăm trong bốn năm qua. Trong khi các...

Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Indonesia chung kết Futsal Đông Nam Á 2024

Việt Nam0-0Indonesia Ghi bàn (F5 để cập nhật)Trận đấu bắt đầuĐội tuyển Việt Nam xuất phát với tổ 1 quen thuộc: Phạm Văn Tú (2), Châu Đoàn Phát (4), Trần Thái Huy (9), Nguyễn Thịnh Phát (10), Nhan Gia Hưng (13). Nhóm dự bị gồm Nguyễn Mạnh Dũng (5), Huỳnh Mi Woen (3), Phạm Đức Hòa (6), Đinh Công Viên (7), Nguyễn Đa Hải (8), Vũ Ngọc Ánh (11), Từ Minh Quang (12), Trần Nhật Trung (14) và Hồ Văn Ý...

Thắng tuyệt đối 4 vòng thi, 10X TP.HCM ẵm vòng nguyệt quế tháng đầu tiên Olympia

Trận thi tháng đầu tiên Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 chứng kiến màn so tài kịch tính của 4 thí sinh: Trần Lê Minh Triết (Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP.HCM), Lục Duy Mạnh (THPT Chợ Đồn, Bắc Kạn), Trần Minh Quyết (THPT B Thanh Liêm, Hà Nam) và Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung Phú, TP.HCM).Kết thúc trận tháng I quý I Đường lên đỉnh Olympia, Trần Lê Minh Triết (Phổ...

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát bất động sản tăng giá bất thường

UBND tỉnh Hòa Bình ban hành công văn tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh.Nội dung công văn nêu rõ, những năm gần đây, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Hiện tượng mua đi bán lại “thổi giá, đẩy giá” có dấu hiệu hoạt động gây “sốt ảo” trên thị...

Ăn rau húng quế thường xuyên có tác dụng gì?

Tổng quan và thành phần hoá học của húng quếBáo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Trần Ngọc Quế, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Toàn cầu cho biết, húng quế còn có tên khác là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, Tên khoa học của chúng là Ocimum basilicum L, thuộc họ Hoa môi (Labiatae).Húng quế là cây thân thảo mọc quanh năm, mọc hoang dại hoặc được trồng, thân hình...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân

Trường Đại học Duy Tân là một trong 5 trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước và là trường đại học dân lập đầu tiên của khu vực miền Trung. Tháng 10/2024, Chính phủ ban hành Quyết định số 1115/QĐ-TTg chuyển trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân, là 1 trong 8 đại...

Không phải là thần đồng, chúng ta vẫn có thể đạt những điều vĩ đại

Điều này được giáo sư Adam Grant khẳng định trong cuốn sách “Biến tiềm năng thành tài năng”. ...

Tái hiện chặng đường phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội qua “Hành khúc học sinh Thủ đô”

(ĐCSVN)- Ngày 10/11, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (1954-2024). ...

Thắng tuyệt đối 4 vòng thi, 10X TP.HCM ẵm vòng nguyệt quế tháng đầu tiên Olympia

Trận thi tháng đầu tiên Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 chứng kiến màn so tài kịch tính của 4 thí sinh: Trần Lê Minh Triết (Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP.HCM), Lục Duy Mạnh (THPT Chợ Đồn, Bắc Kạn), Trần Minh Quyết (THPT B Thanh Liêm, Hà Nam) và Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung Phú, TP.HCM).Kết thúc trận tháng I quý I Đường lên đỉnh Olympia, Trần Lê Minh Triết (Phổ...

Trao giải cho 150 nhà giáo tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc

(ĐCSVN) - Ban Tổ chức trao các giải Nhất, Nhì, Ba cá nhân cho 150 nhà giáo có thành tích xuất sắc nhất; 6 tập thể xuất sắc được trao các giải Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn. 65 nhà giáo được trao các giải phụ như: Sử dụng thiết bị tự làm hiệu quả nhất, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số hiệu quả nhất và Bằng khen của Trung ương Đoàn. Ban Tổ chức cũng khen...

Mới nhất

Ông Trump sẽ tái cấu trúc ngân sách quốc phòng Mỹ?

Trong cuộc thảo luận của Nhóm chiến lược Viện Reagan (RISG), các chuyên gia nêu ra những điểm chính có thể xuất hiện trong chính sách quốc phòng Mỹ tháng 1/2025, sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu bộ trưởng lục quân dưới chính quyền ông Trump trước đây, ông Ryan McCarthy, cho biết: "Ngân sách cơ...

Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Indonesia chung kết Futsal Đông Nam Á 2024

Việt Nam0-0Indonesia Ghi bàn (F5 để cập nhật)Trận đấu bắt đầuĐội tuyển Việt Nam xuất phát với tổ 1 quen thuộc: Phạm Văn Tú (2), Châu Đoàn Phát (4), Trần Thái Huy (9), Nguyễn Thịnh Phát (10), Nhan Gia Hưng (13). Nhóm dự bị gồm Nguyễn Mạnh Dũng (5), Huỳnh Mi Woen (3), Phạm Đức Hòa (6), Đinh Công Viên (7),...

Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240

Đây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index vẫn có thể giữ được vùng này. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 - 1.250 điểmĐây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và...

Mới nhất