Trang chủDestinationsThái BìnhHoàn thiện pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc...

Hoàn thiện pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự


Việc xây dựng Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng, tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, góp phần giải quyết kịp thời các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang trình bày Tờ trình về dự án Luật trong phiên họp chiều 26/5. (Ảnh: DUY LINH).

Trên đây là nội dung được Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh khi thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong phiên họp của Quốc hội chiều 26/5.

Còn hiện tượng lấn chiếm, xâm canh trái phép vào phạm vi được giao quản lý, bảo vệ

Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, ngày 19/5/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh, công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự đã đạt được những kết quả quan trọng, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, góp phần tích cực vào củng cố, xây dựng thế trận khu vực phòng thủ, tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế-xã hội.

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình dự phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Tuy nhiên, sau 28 năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, như: việc xác định phạm vi, ranh giới bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự chưa được quy định cụ thể, rõ ràng; còn xảy ra hiện tượng lấn chiếm, xâm canh trái phép vào phạm vi được giao quản lý, bảo vệ.

Công tác phối hợp giữa các địa phương với Bộ Quốc phòng và các đơn vị Quân đội trong xác định phạm vi, ranh giới để tổ chức quản lý, bảo vệ chưa được triển khai đồng bộ; việc xây dựng các quy hoạch, cấp phép hoạt động ở một số dự án phát triển kinh tế-xã hội và công tác quản lý người nước ngoài cư trú ở một số địa phương, khu vực có liên quan đến công trình quốc phòng và khu quân sự chưa chặt chẽ…

“Những bất cập nêu trên đặt ra yêu cầu phải xây dựng Luật để tạo cơ sở pháp lý cao hơn và giải quyết kịp thời các vướng mắc, bất cập thực tế phát sinh”, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Dự thảo Luật gồm 6 chương, 34 điều, quy định cụ thể về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và chế độ chính sách, kinh phí bảo đảm trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quản lý nhà nước trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự… 

Về nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự, trên cơ sở nghiên cứu quy định tại Điều 5 Pháp lệnh, dự thảo Luật phát triển, bổ sung quy định các nguyên tắc: tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, bảo đảm bí mật, an toàn và duy trì tuổi thọ, công năng sử dụng cho từng công trình theo yêu cầu thiết kế; quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, các thiết bị, vật tư chuyên dùng của công trình quốc phòng và khu quân sự theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.

Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).

Cũng theo Bộ trưởng Quốc phòng, dự thảo Luật quy định tiêu chí về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự; phân loại cụ thể thành 4 loại (A, B, C, D) theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng; phân nhóm thành thành 4 nhóm (Nhóm đặc biệt, I, II, III) theo tính chất quan trọng, yêu cầu quản lý, bảo vệ; từng loại được phân thành các nhóm cụ thể.

“Việc phân loại, phân nhóm trên làm cơ sở để xác định phạm vi bảo vệ và các nội dung, chế độ quản lý, bảo vệ đối với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự”, Bộ trưởng nêu rõ.

Làm rõ các căn cứ xác định phạm vi khu vực cấm, phạm vi khu vực bảo vệ

Báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật như lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, và cho rằng, công trình quốc phòng và khu quân sự có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, phòng thủ bảo vệ Tổ quốc cả thời bình và thời chiến.

Việc quản lý, bảo vệ có hiệu quả công trình quốc phòng và khu quân sự góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Về xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí như dự thảo Luật và cho rằng, phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự liên quan đến việc xác định trách nhiệm bảo vệ của các chủ thể và xác định các hành vi vi phạm trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, nhất là các hành vi xâm phạm khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự, vành đai an toàn kho đạn dược…

Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ thêm về các quy định này, các căn cứ xác định phạm vi khu vực cấm, phạm vi khu vực bảo vệ, phạm vi vành đai an toàn, phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược…; những nguyên tắc, tiêu chí, yêu cầu cụ thể về phạm vi, ranh giới của khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự.

Đồng thời, quy định về chiều cao không gian, chiều sâu dưới mặt đất, trên mặt nước, dưới mặt nước các công trình dân dụng liền kề phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Luật. (Ảnh: DUY LINH).

Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cụ thể phạm vi khu vực cấm, phạm vi khu vực bảo vệ, phạm vi vành đai an toàn,…như: khoảng cách từ ranh giới của khu vực cấm trở ra xung quanh của công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt không quá 600m, Nhóm I không quá 300m, Nhóm II và Nhóm III không quá 200 mét…

Tuy nhiên, đề nghị làm rõ cách xác định này có phù hợp với công trình quốc phòng và khu quân sự trên biển, dưới lòng biển, trên không, dưới lòng đất không. Theo Ủy ban Quốc phòng và An ninh, quy định trên có thể dẫn đến sự chồng lấn với đất, mặt nước, khoảng không đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của các tổ chức, cá nhân khác, dẫn đến làm hạn chế quyền quản lý, khai thác, sử dụng của tổ chức, cá nhân.

Về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đánh giá, việc phân loại, phân nhóm có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ để quy định các nội dung, hình thức quản lý, bảo vệ cho phù hợp với tính chất, mục đích của từng loại công trình quốc phòng và khu quân sự.

Theo dự thảo Nghị quyết, công trình quốc phòng và khu quân sự được phân loại theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng. Cụ thể, Loại A: phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc; Loại B: phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập của lực lượng quân đội và dân quân tự vệ; Loại C: phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, trang bị của quân đội và các sản phẩm quốc phòng; Loại D: phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên của quân đội.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cách phân loại này chưa bao quát các công trình phòng thủ và khu quân sự theo khái niệm tại dự thảo Luật, nhất là các công trình lưỡng dụng, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình phòng thủ và khu quân sự, các cơ sở nghiên cứu của Bộ Quốc phòng.

Có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định rõ ràng hơn để dễ phân biệt được loại, nhóm công trình phòng thủ và khu quân sự, đồng thời nghiên cứu cách phân loại tài sản công theo quy định tại Điều 64 (Tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân) Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với 3 nhóm tài sản: Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng và tài sản phục vụ công tác quản lý là tài sản sử dụng trong công tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân cho thống nhất.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 74 ca mắc; Cầu Giấy, Thanh Oai đều ghi nhận 43 ca; Nam Từ Liêm (41); Đống Đa (36); Ba Đình (33); Thanh Xuân (27); Thường Tín, Hai Bà Trưng (26); Hoàng Mai, Đan Phượng (22); Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì (20). Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Quan Hoa (Cầu Giấy)...

Ông Bùi Văn Cường thôi làm Tổng Thư ký Quốc hội, đại biểu Quốc hội

Kinhtedothi - Chiều tối 25/10, Văn phòng Quốc hội phát đi thông cáo báo chí cho biết, Quốc hội họp riêng xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Theo thông cáo báo chí, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết số 157/2024/QH15 ngày 25/10/2024 về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông...

bảo đảm thống nhất với Luật Đất đai, Luật Xây dựng

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa    Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ...

Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai

Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Xử lý hiệu quả tội phạm mua bán người Báo cáo tóm tắt giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban...

làm rõ phương án ứng phó nguy cơ lộ lọt thông tin

Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Công an trình bày Tờ trình về Dự án Luật Dữ liệu. Thắt chặt quản lý dữ liệu cá nhân Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, nhiều nước trên thế giới đã có quy định về dữ liệu, vận hành, khai thác, sử dụng dữ liệu (dữ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

Thư viện tỉnh: Cấp mới 1.850 thẻ bạn đọc

Thư viện tỉnh: Cấp mới 1.850 thẻ bạn đọc ...

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX, là sự hợp thành của ba bộ phận: triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ giới thiệu Bộ sách thường thức chính trị-bộ sách lý luận phổ thông về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ...

Việt Nam có thể “thanh toán” hoàn toàn ung thư cổ tử cung vào năm 2025

Việc đầu tư toàn diện vào chương trình tiêm chủng HPV, sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang lại những lợi ích to lớn về KT-XH, góp phần loại bỏ căn bệnh này.Ảnh minh họa. Đây là kết luận từ Nghiên cứu về hiệu quả đầu tư tiêm chủng HPV tại Việt...

Philippines: Chiếc phà chở 120 người bất ngờ bốc cháy trên biển

Philippines: Chiếc phà chở 120 người bất ngờ bốc cháy trên biển ...

Sôi nổi các hoạt động ngày chủ nhật xanh

Ngày chủ nhật xanh đã trở thành phong trào của các cấp bộ đoàn trong tỉnh với ý nghĩa chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Thông qua các hoạt động của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) góp phần từng bước hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường của mỗi cá nhân trong xã hội.Đoàn viên, thanh niên trồng cây xanh tại xã Minh Phú (Đông Hưng). ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Mới nhất