Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTại sao Marie Curie được chôn cất trong quan tài lót chì?

Tại sao Marie Curie được chôn cất trong quan tài lót chì?


Marie Curie qua đời do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ và quan tài của bà sau này được công nhân khai quật phát hiện bên trong là lớp lót chì dày 2,5 mm.





Marie Curie cùng chồng, Pierre Curie. Ảnh: Wikimedia

Marie Curie cùng chồng, Pierre Curie. Ảnh: Wikimedia

Ngày nay Marie Curie được nhớ đến với nghiên cứu tiên phong về phóng xạ, không chỉ mang về cho bà hai giải Nobel mà còn được công nhận là “mẹ đẻ của vật lý hiện đại”. Nghiên cứu về các nguyên tố phóng xạ polonium và radium để lại một di sản khoa học trường tồn, nhưng chính những chất này cũng tác động lâu dài đến cơ thể bà, IFL Science hôm 25/5 đưa tin.

Curie không chỉ là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel mà còn là người phụ nữ duy nhất được trao giải ở hai lĩnh vực khác nhau. Năm 1896, nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel nhận thấy các muối uranium phát ra những tia tương tự tia X ở khả năng xuyên qua vật thể. Curie tìm hiểu công trình của Becquerel như một phần trong luận án. Bà cùng chồng, Pierre Curie, bắt tay vào nghiên cứu. Họ phát hiện radium và polonium, hai nguyên tố phóng xạ mới, vào năm 1898. Kết quả này đã giúp vợ chồng Curie được trao một nửa giải Nobel Vật lý năm 1903. Nửa còn lại thuộc về Becquerel.

Năm 1911, sau bi kịch cá nhân (Pierre Curie mất đột ngột vào năm 1906), Curie được trao giải Nobel Hóa học vì cô lập radium tinh khiết. Bà cống hiến hết mình để nghiên cứu tính chất hóa học của các chất phóng xạ và ứng dụng của chúng trong y học. Nếu không có nghiên cứu của Curie, các phương pháp điều trị ung thư có thể sẽ không phát triển như ngày nay. Nhưng dù đã phòng ngừa, việc tiếp xúc với các chất này thường xuyên trong thời gian dài vẫn để lại hậu quả cho Marie Curie.





Mộ của Pierre và Marie Curie tại Điện Panthéon. Ảnh: Wikimedia

Mộ của Pierre và Marie Curie trong Điện Panthéon. Ảnh: Wikimedia

Marie Curie qua đời ngày 4/7/1934 do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ. Đây là bệnh về máu hiếm gặp, xảy ra khi tủy xương không tạo đủ tế bào máu mới để cơ thể hoạt động bình thường. Khi mất, cơ thể bà nhiễm phóng xạ đến mức phải đặt trong quan tài lót chì. Tuy nhiên, không ai biết điều này cho đến năm 1995, khi quan tài của bà được khai quật.

Thời điểm đó, chính quyền Pháp muốn chuyển vợ chồng Curie đến lăng quốc gia – Điện Panthéon – nhằm tôn vinh việc họ đã đóng góp lớn cho khoa học và trở thành biểu tượng trong lịch sử nước Pháp. Nhóm phụ trách khai quật liên hệ với Cơ quan bảo vệ phóng xạ Pháp do lo ngại về phóng xạ còn sót lại và xin hỗ trợ để bảo vệ những công nhân trong nghĩa trang.

Khi nhóm khai quật đến gần mộ của vợ chồng Curie, họ nhận thấy không khí có mức phóng xạ bình thường. Mức này tăng lên khi ngôi mộ được mở ra, dù không nhiều. Mới đầu, quan tài của Marie Curie trông như làm bằng gỗ bình thường. Nhưng khi mở ra, các công nhân phát hiện nó có lớp lót chì dày 2,5 mm.

Các cuộc kiểm tra sau đó cho thấy cơ thể của Marie Curie được bảo quản rất tốt, chỉ nhiễm alpha và beta ở mức độ thấp. Theo tạp chí Journal of British Society for the History of Radiology, điều này có thể do Curie đã thực hiện những bước để hạn chế tiếp xúc với bức xạ về cuối đời.

Tuy nhiên, sau 100 năm, nhiều đồ đạc của bà, bao gồm đồ nội thất, sách nấu ăn, quần áo và những ghi chép trong phòng thí nghiệm vẫn nhiễm phóng xạ mạnh. Một số vật dụng được lưu trữ trong các hộp lót chì tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris. Khi muốn tiếp cận chúng, người tham quan phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm pháp lý và mặc đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc với radium-226, đồng vị có chu kỳ bán rã lên tới khoảng 1.600 năm.

Thu Thảo (Theo IFL Science)




Source link

Cùng chủ đề

Giảng viên ngành sức khỏe tiếp cận nhiều thông tin mới từ chuyên gia quốc tế

Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế từ nhiều quốc gia như Úc, Đức, Đan Mạch, Nga, Singapore… đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc đánh giá công nghệ y tế tại hội thảo do một...

Nghiên cứu mới: Nhật Bản chế tạo bê tông đặc biệt, hấp thụ nhiều hơn phát thải CO2

DNVN - Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản vừa công bố phương pháp chế tạo bê tông gần như không phát thải carbon dioxide (CO2) trong quá trình sản xuất. ...

Vinh danh các đề tài đạt giải cao cuộc thi ‘Ý tưởng nghiên cứu khoa học kỹ thuật’

DNVN - Sau khi kết thúc cuộc thi “Ý tưởng nghiên cứu khoa học kỹ thuật” lần thứ II năm 2024, các ý tưởng đạt giải nhất, giải nhì và giải ba sẽ được Trường Đại học Trà Vinh hỗ trợ điều kiện thực nghiệm để tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật...

Cần tạo môi trường thuận lợi cho sáng chế phát triển

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, những nhà sáng chế cũng cần được bảo vệ và đảm bảo sẽ nhận được giá trị xứng đáng từ công sức của mình. ...

Nhóm chuyên gia Hàn Quốc phát triển chất chống ung thư mới từ rễ dâu tằm

Chất chống ung thư mới được KRIBB công bố ngày 23/10. Phát hiện mang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo, mạo danh người nổi tiếng

Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook và Instagram, hiện đang thử nghiệm công cụ nhận dạng khuôn mặt mới nhằm bảo vệ người dùng khỏi các vụ lừa đảo giả mạo người nổi tiếng. Công nghệ này cũng sẽ giúp người dùng khôi phục quyền truy cập nhanh và dễ dàng...

Công cụ AI chuyển lời nói thành văn bản của OpenAI bị phát hiện bịa chuyện

Gã khổng lồ công nghệ OpenAI đã quảng bá Whisper, công cụ chuyển lời nói thành văn bản của mình như một AI có 'độ chính xác và độ bền tương tự con người'. Nhưng Whisper có một lỗi lớn: Tạo ra các đoạn văn bản và các câu hoàn toàn không có thật. ...

Mac mini, MacBook Pro M4 có thể được Apple trình làng trong tháng 10

Theo thông tin từ Macrumors, Apple đã từng tổ chức các sự kiện tương tự vào tháng 10 năm ngoái, nơi giới thiệu các sản phẩm mới như MacBook Pro và iMac trang bị chip M3. Sự kiện này được cho là không chỉ mang tính thông thường mà còn...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

NDO - Tại vòng chung kết Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) diễn ra tại Đại học Đà Nẵng ngày 8/11, nhóm sinh Nguyễn Đại, Trần Lê Xuân Huy đến từ Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng với Ứng dụng Soil Quality Monitoring - Thiết bị đo chất lượng đất 7in1 không dây loRaWan đã xuất sắc giành giải Nhất. Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp...

Cùng chuyên mục

Kiên Giang: Vận hành hệ thống camera AI giám sát an ninh trên đảo Phú Quốc

Hệ thống Camera AI này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu, cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung đông người như cảng hành khách Bãi Vòng, cảng An Thới, sân bay Quốc tế Phú Quốc, khu chợ đêm... Tỉnh Kiên Giang vừa đưa vào vận hành hệ thống 41 Camera AI giám sát an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố biển đảo...

Khoa học, công nghệ tạo động lực phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ

Đây là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.Hội nghị là dịp để các đơn vị, địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trao đổi kinh nghiệm; tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022-2024, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy...

Tỷ phú Musk đến gần giấc mơ đưa con người lên sao Hỏa sau chiến thắng của ông Trump

DNVN - Theo một số nguồn tin của hãng Reuters (Anh), kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa của tỷ phú Elon Musk có thể sẽ trở thành ưu tiên quốc gia lớn hơn khi ông Donald Trump đảm nhận vai trò tổng thống. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất thấp 50 millibar có kiểm soát. Trong đó, thử nghiệm dài nhất là hành trình 11,8 km với tốc độ...

Lắp camera AI để phòng, chống tội phạm ở Phú Quốc

41 camera an ninh được gắn tại nhiều vị trí trọng điểm ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để thực hiện chức năng giám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ngày 8/11, tại thành phố Phú Quốc, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan, địa phương khai trương vận hành thí điểm hệ thống camera AI giám sát an ninh trật tự trên “đảo ngọc” theo Đề...

Mới nhất

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ...

Huyết áp ở mức 160/90 có nguy hiểm?

Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào? Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng...

Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và phác thảo đô thị “Cội nguồn văn hóa”

(ĐCSVN) – Những năm qua, lãnh đạo huyện Nghi Xuân luôn trăn trở để có những “pháo thảo” về con đường phát triển của huyện. Làm sao khai thác những tiềm năng của một vùng đất xưa nay vẫn được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, và trên con đường tìm kiếm ấy đã hé mở sức mạnh...

Mới nhất