Theo đó, các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá, tác hại của thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị tăng cường phổ biến thông tin về tác hại của thuốc lá tới công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn. Kịp thời ban hành các quy định để ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, đưa nội dung này vào kế hoạch hoạt động hằng năm. Xây dựng và đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị…
Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường phổ biến tuyên truyền về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới tới học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục. UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị tại địa phương đưa nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm; lồng ghép tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong các cuộc họp, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch…
Ngày Thế giới không thuốc lá 31.5.2023 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá” nhằm kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng; khuyến khích nông dân chuyển đổi, thay thế cây thuốc lá bằng cây trồng phù hợp; đề cập đến mối liên hệ giữa thuốc lá và đói nghèo. Bên cạnh đó, kêu gọi người hút bỏ thuốc lá để dành chi cho thực phẩm.