Trang chủChính trịNgoại giaoTừ vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ lớn nhất trong thập niên,...

Từ vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ lớn nhất trong thập niên, so găng sức mạnh ‘bàn tay hữu hình và vô hình’ của thị trường tài chính


Theo báo Liên hợp buổi sáng, trên thị trường tài chính luôn tồn tại cuộc đọ sức khốc liệt giữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong thời kỳ hỗn loạn tài chính và khủng hoảng tài chính.

Ngày 10/3, Cục Bảo vệ và Đổi mới tài chính California thông báo đã tiếp quản ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) theo luật và giao cho Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) quản lý và rao bán vì SVB không đủ thanh khoản và khả năng thanh toán.

Đây là sự kiện đóng cửa ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ tháng 9/2008, khiến giới tài chính ở Mỹ và trên toàn thế giới phải cảnh giác cao độ, tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính không ngừng gia tăng.

Từ vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ lớn nhất trong thập niên, so găng sức mạnh 'bàn tay hữu hình và vô hình' của thị trường tài chính
Cuộc đọ sức giữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình” càng được thể hiện rõ hơn trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. (Nguồn: VnEconomy)

Khi “bàn tay hữu hình” bận rộn

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và châu Âu lần này có nhiều điểm tương đồng với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008.

Lý do khiến SVB sụp đổ, từ góc độ vĩ mô, là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh. Việc Fed tăng mạnh lãi suất đã dẫn đến giá trái phiếu chính phủ giảm, các ngân hàng thương mại mất tiền gửi quá nhanh và chi phí tài chính tăng lên.

Để kiềm chế lạm phát, Fed đã liên tục tăng lãi suất quỹ liên bang và giảm quy mô bảng cân đối kế toán. Ngày 16/3/2022, Fed đã thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên trong chu kỳ tăng lãi suất này và đến thời điểm này Fed đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp lên khoảng 5%-5,25%.

Fed liên tục tăng lãi suất, chủ yếu là do lạm phát của Mỹ tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao trong hai năm qua. Lạm phát trong tháng Ba đã vượt 6%, cao hơn ba lần so với mục tiêu 2% của Fed. Do đó, công ty tài chính Nomura Securities ước tính Fed sẽ cắt giảm lãi suất ngay lập tức và nhiều tổ chức tài chính suy đoán Fed có thể không tăng lãi suất.

Dù vậy, sẽ là hơi quá mức khi nhận định rằng các vấn đề tài chính như sự sụp đổ của SVB có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Fed. “Bàn tay hữu hình” này chủ yếu kiểm soát lạm phát. Lý do tại sao tỷ lệ lạm phát ở Mỹ cao như vậy có liên quan trực tiếp đến việc Fed liên tục cắt giảm lãi suất, thực hiện chính sách tiền tệ cực lỏng, gây ra một “cơn lũ” USD.

Các đợt tăng lãi suất của Fed trong năm nay diễn ra quyết liệt và vội vàng, nhưng ít có tác dụng kiềm chế lạm phát ở Mỹ. Những rủi ro đột ngột đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng và nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng sâu sắc đang khiến Fed khó hành động hơn.

Tiếp theo, hãy nhìn vào “bàn tay hữu hình” của Chính phủ Mỹ. Ngân hàng Signature Bank (SB) bị đóng cửa hai ngày sau khi SVB sụp đổ. Cổ phiếu ngân hàng ở Mỹ, đặc biệt là một số cổ phiếu ngân hàng vừa và nhỏ, đã giảm mạnh và rất có thể sẽ đi theo SVB.

Một số tổ chức thậm chí còn liệt kê hơn 10 ngân hàng như vậy, trong khi những tổ chức khác nói rằng hơn 100 ngân hàng đang gặp nguy hiểm. FDIC trước đó đã cảnh báo rằng môi trường lãi suất hiện tại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với ngành ngân hàng.

Nếu để tình trạng “tháo chạy” tiền gửi dàn trải, nhiều ngân hàng vừa và nhỏ, kể cả ngân hàng lớn sẽ phá sản, thiệt hại rất lớn. Do đó, Chính phủ Mỹ đã khẩn trương phản ứng.

Ngày 10/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã triệu tập cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan như Fed, FDIC… để thảo luận về các thỏa thuận liên quan sau khi đóng cửa SVB. Cùng ngày, FDIC cho biết để bảo vệ những người gửi tiền được bảo hiểm, một cơ quan đặc biệt đã được thành lập và cho phép những người được bảo hiểm rút tiền gửi trước sáng ngày 13/3.

Đối với những người gửi tiền không được bảo hiểm, FDIC trả cổ tức như một khoản bồi thường. Điều này giúp ổn định niềm tin của người gửi tiền và uy tín tín dụng của các ngân hàng.

Ngày 13/3, Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu, đảm bảo rằng người dân và doanh nghiệp nhỏ có tiền gửi tại SVB và SB sẽ được bảo vệ và nhận được tiền tiết kiệm hoặc tài sản đến hạn của họ. Ông cũng cho biết quản lý của hai ngân hàng sẽ bị sa thải và các nhà đầu tư vào các ngân hàng nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu không có sự bảo vệ của chính phủ. Điều này cho thấy rằng người gửi tiền có thể yên tâm rằng các nhà đầu tư tự chịu rủi ro khi làm như vậy.

Trên thực tế, nếu tiền gửi có thể được bảo hiểm hoàn toàn, thì có thể hạn chế việc rút tiền, tín dụng của ngân hàng sẽ không bị phá sản và giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ không giảm mạnh. Việc Chính phủ Mỹ ngay lập tức tuyên bố bảo vệ người gửi tiền lần này đã có tác dụng tích cực trong việc ổn định thị trường tài chính. Nếu không, làn sóng rút tiền sẽ tiếp tục và nhiều ngân hàng ở Mỹ sẽ buộc phải đóng cửa.

So với phản ứng của Chính phủ Mỹ trước và sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ vào năm 2008, hành động lần này là nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù có nhiều ý kiến chỉ trích, nhưng tốt hơn hết là thị trường và xã hội có thể tạm thời ổn định thị trường tài chính để cố gắng giải quyết từ từ các vấn đề hơn là để các ngân hàng lần lượt sụp đổ.

Những “bàn tay vô hình”

Trên thị trường tài chính, thực tế có nhiều “bàn tay vô hình” hơn so với “bàn tay hữu hình”. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á từ năm 1997-1998, một số quỹ đầu cơ của châu Âu và Mỹ đã phình to và các tổ chức bán khống đã nhân cơ hội này để kiếm lời.

Tiền tệ ở nhiều quốc gia châu Á đã mất giá và thị trường tài chính bị ảnh hưởng nặng nề. Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Sự thiếu quyết đoán của Chính phủ Nhật Bản vào thời điểm đó đã khiến các tổ chức tài chính như ngân hàng Long-Term Credit Bank of Japan phá sản và nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng.

Sự sụp đổ của SVB lần này có liên quan đến rất nhiều đến “bàn tay vô hình”. Ví dụ, CEO của SVB đã vận động Thượng viện vào năm 2015, yêu cầu Quốc hội giảm bớt sự giám sát đối với các tổ chức tài chính và miễn trừ cho một nhóm các tổ chức tài chính vừa và nhỏ, bao gồm cả SVB.

Năm 2018, hoạt động vận động hành lang của SVB đã thành công và Quốc hội Mỹ đã nâng tiêu chuẩn xác định các ngân hàng có rủi ro hệ thống. Cả SVB và SB đều được miễn trừ giám sát. Ban quản lý cấp cao của SVB chịu trách nhiệm không thể chối cãi về sự sụp đổ và một số vấn đề trong hoạt động và quản lý.

Ngoài ra còn có một số “bàn tay vô hình”, chẳng hạn như các quỹ đầu cơ và các tổ chức bán khống. Họ lan truyền những tin tức sai lệch, khuếch đại tâm lý hoảng loạn.

Do Chính phủ Mỹ bảo vệ người gửi tiền, khả năng phá sản ở các ngân hàng Mỹ giảm đáng kể. Một “bàn tay vô hình” nào đó lại vươn ra châu Âu, đẩy ngân hàng Credit Suisse vào thế bấp bênh. Ngày 19/3, ngân hàng UBS, với sự trợ giúp của Chính phủ Thụy Sỹ, đã tuyên bố mua lại Credit Suisse để cứu ngân hàng này khỏi phá sản.

Để chống lại những “bàn tay vô hình”, ngày 19/3, Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh (BoE), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ, Ngân hàng trung ương Canada đã công bố một động thái phối hợp, thiết lập một đường hoán đổi thanh khoản USD thường xuyên, tăng nguồn cung thanh khoản. Từ ngày 20/3, tần suất của khoảng thời gian 7 ngày được đổi thành hàng ngày và tiếp tục cho đến cuối tháng Tư.

Trong ngắn hạn, sự sụp đổ của ngân hàng SVB có thể không gây ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ và châu Âu. Nhưng về lâu dài, nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ và châu Âu vẫn hiện hữu, rủi ro tiềm ẩn của các định chế tài chính là không thể coi thường, xu hướng phi USD hóa trên thế giới là rất rõ ràng.

Các loại tiền tệ như đồng USD, đồng Euro hay cổ phiếu, trái phiếu có thể gây ra những cuộc khủng hoảng mới. Cuộc đọ sức giữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình” sẽ tiếp tục và cần phải cảnh giác.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, “cơn ác mộng” thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?

Lời cảnh báo của ông Donald Trump - người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - về vấn đề áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu...

Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các ý tưởng kinh tế của ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử có thể sớm trở thành hiện thực. Thế giới đang mong đợi "nước Mỹ trên hết"; những điểm mới về thuế quan, chiến tranh thương mại và sự bùng nổ của tiền điện tử.

Ông Trump đã tranh thủ “chớp” từng cơ hội

Số liệu mới nhất từ báo cáo việc làm tháng 10 của Bộ Lao động Mỹ cho thấy bức tranh mới nhất về thị trường lao động và thông tin kinh tế cuối cùng trước ngày bầu cử Tổng thống. Trong nhiều khảo sát, kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ.

Ông Donald Trump tuyên bố thắng cử: Giá vàng lao dốc, Bitcoin, USD tăng vọt

Lần đầu phát biểu sau khi cuộc bầu cử kết thúc, ông Donald Trump tuyến bố "đã làm nên lịch sử". Giá vàng lao dốc, trong khi đồng Bitcoin và USD tăng vọt. Trưa 6/11 (giờ Việt Nam), các hãng truyền thông lớn của thế giới đồng loạt đưa tin kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã ngã ngũ, với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa tuyên bố chiến thắng, vượt qua ngưỡng 270 phiếu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

USD “quay xe” sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11 ghi nhận USD quay đầu giảm khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell thực hiện cắt giảm 25 điểm lãi suất.

Nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế “khai tiệc” điện ảnh tại Hà Nội

Lễ khai mạc HANIFF 2024 quy tụ đông đảo các nghệ sĩ, nhà làm phim trong nước và đến từ nhiều quốc gia, nền điện ảnh danh tiếng trên thế giới. Ban tổ chức tặng hoa cho các thành viên Ban giám khảo. (Nguồn: TTXVN) Tham dự sự kiện có Phó...

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta “lấy lại” gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị...

Vài năm trước, khi giá cà phê chỉ bằng một nửa so với hiện nay, cà phê đã bị mất thị phần vào tay cây hồ tiêu và sầu riêng. Xu hướng này đã đảo ngược trong hai năm qua, đưa tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam tăng lên 718.000 ha vào cuối năm 2023 và dự kiến ​​sẽ mở rộng hơn nữa vào cuối năm 2024, theo Vicofa.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty, tổ chức và cơ quan hành chính Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile, Peru: Tăng cường tin cậy chính trị, khai thác dư địa hợp tác

Từ ngày 9-16/11, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru. Chuyến công du này không chỉ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương mà còn nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tổ chức tại Lima, Peru. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời...

Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg. Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế bán heo khi chưa đủ tuổi.

Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.

Giá vàng giảm không ngừng, “chớp cơ hội mua ngay”? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng thế giới vật lộn ở mức thấp này, các nhà phân tích tin rằng có khả năng giá sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn. Giá vàng trong nước biến động dữ dội, "lao dốc không phanh", giảm không ngừng. Có nên coi mức giá thấp hơn này làm cơ hội để tích lũy vàng?

Mới nhất

Thủ tướng: Việt Nam có sự vươn lên, trỗi dậy mạnh mẽ

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp thân mật với lưu học sinh và cộng đồng người Việt tại Trùng Khánh. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, có khoảng 400 lưu học sinh và 600 người việt sống tại Trùng Khánh,...

Thiếu kỹ năng, dễ tự chuốc họa

Bị trộm cướp, móc túi do bất cẩn đến một số vụ phát hiện camera quay lén trong nhà vệ sinh, khu vực công cộng gần đây, nhiều bạn trẻ có vẻ giật mình khi nghiệm lại dường như đang thiếu kỹ năng bảo vệ chính mình. ...

Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2

(Bqp.vn) - Sáng 7/11, tại Phú Thọ, Quân khu 2 tổ chức Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội...

Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, hy vọng Việt...

Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc

Từ ngày 4-7/11, Đoàn công tác của UBTƯ MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc. ...

Mới nhất