Trang chủDestinationsHải DươngChủ động nguồn lực ứng phó với thảm họa, sự cố từ...

Chủ động nguồn lực ứng phó với thảm họa, sự cố từ sớm, từ xa


Quang cảnh phiên họp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 24.5, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về hai phương án Quỹ Phòng thủ dân sự; đồng thời đề xuất có sự phân công, phân cấp trách nhiệm cho chính quyền các cấp để chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa phù hợp tình hình thực tiễn.

Xây dựng hai phương án về Quỹ Phòng thủ dân sự

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 10.2022), Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng Hai năm nay, sau đó tiếp tục được hoàn thiện trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Về khái niệm “sự cố,” “thảm họa,” tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho bỏ cụm từ “có nguy cơ dẫn đến thảm họa” ở khái niệm “sự cố;” đồng thời, chỉnh lý lại khái niệm “sự cố” và “thảm họa” rõ ràng, cụ thể, thống nhất với khái niệm “phòng thủ dân sự.”

Các khái niệm được giải thích phù hợp với Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 (Nghị quyết 22) và những năm tiếp theo, tương thích với khái niệm “thảm họa” trong Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại các nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự; bổ sung nguyên tắc “Hoạt động Phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới;” nguyên tắc “kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân” phù hợp với Nghị quyết 22 và thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự.

Về Quỹ Phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng hai phương án: giữ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự như dự thảo Chính phủ trình và có chỉnh lý một số nội dung cho phù hợp như dự thảo Luật; quy định “Trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.”

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về đề nghị chỉ quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến phòng thủ dân sự, để thống nhất với pháp luật có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đổi tên Chương VI thành “Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng thủ dân sự;” quy định rõ hơn trách nhiệm của 8 bộ có nhiệm vụ nhiều nhất và liên quan trực tiếp đến hoạt động phòng thủ dân sự; đồng thời, rà soát, chỉnh lý các điều trong chương này cụ thể, rõ ràng, thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Chuẩn bị tốt lực lượng dự bị, công tác hậu phương

Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành, đánh giá cao dự thảo luật đã tiếp thu ý kiến của đại biểu tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay, dự thảo luật đã tương đối hoàn thiện.

Góp ý về cấp độ phòng thủ dân sự và căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội), cho rằng cấp độ phòng thủ dân sự là vấn đề mà các luật khác chưa quy định. Đây cũng là cơ sở để phân công, phân cấp trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương nhằm phát huy phương châm 4 tại chỗ, nâng cao tính chủ động của chính quyền các cấp trong việc nắm bắt thông tin, theo dõi giám sát các nguy cơ, kịp thời phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của sự cố, thảm họa.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng cần có sự phân công, phân cấp trách nhiệm cho chính quyền các cấp để chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục phù hợp tình hình thực tiễn.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Thích Bảo Nghiêm phát biểu

Đối với Quỹ Phòng thủ dân sự, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) ủng hộ lựa chọn phương án 1. Theo đó, dự thảo luật là Luật Phòng thủ dân sự, nguyên tắc phòng thủ dân sự quy định phải chuẩn bị từ sớm, từ xa; có nghĩa là cần thiết phải chuẩn bị các nguồn lực, trong đó, tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để ứng phó kịp thời với thảm họa, sự cố. “Không thể để nước đến chân rồi nhảy không kịp. Tuy nhiên, công tác quản lý quỹ cần bảo đảm hiệu quả, không để thất thoát,” đại biểu Dương Khắc Mai nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Châu Chắc (An Giang) cho rằng hoạt động phòng thủ dân sự trong phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, hậu quả sự cố thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc gia… có phạm vi rất rộng, thời gian diễn ra rất nhanh, mức độ và tính chất khác nhau. Hoạt động này liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân, tổ chức và Nhà nước. Do đó, việc chuẩn bị tốt lực lượng dự bị, công tác hậu phương, tạo nguồn lực chủ động, to lớn, để hỗ trợ ngân sách Nhà nước trong mọi tình huống, không bị động, không bất ngờ.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) nhấn mạnh mục đích hoạt động của quỹ là ưu tiên cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố và thảm họa gây ra. Với sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, có thể cung ứng ngay lập tức các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người bị thiệt hại đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.

“Nếu quỹ chỉ được thành lập sau khi sự cố thảm họa xảy ra sẽ không đáp ứng được yêu cầu cung ứng ngay và kịp thời, dễ dẫn đến khả năng thiệt hại về người sẽ cao hơn. Do đó, nên thành lập quỹ trước khi sự cố thảm họa xảy ra để thực hiện tốt mục đích của phòng thủ dân sự là bảo vệ nhân dân,” đại biểu Nguyễn Hải Dũng nêu.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) chọn phương án 2, là trong trường hợp cấp bách Thủ tướng Chính phủ sẽ thành lập quỹ theo quy định của pháp luật; không nên thành lập Quỹ phòng thủ dân sự như phương án 1. “Nếu thành lập thêm quỹ sẽ phát sinh thêm bộ máy, chi phí quản lý, dễ gây thất thoát, lãng phí, thậm chí có thể dẫn đến vi phạm.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Hiện nay, cũng tồn tại nhiều quỹ như Quỹ Phòng, chống thiên tai; Quỹ Hỗ trợ phòng, chống dịch; Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam… Nếu thành lập thêm Quỹ Phòng thủ dân sự sẽ chồng chéo, khó vận động đóng góp. Nếu lựa chọn phương án 1, cần rà soát các quỹ liên quan để thống nhất gom lại thành Quỹ Phòng thủ dân sự chung,” đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết tờ trình đã đưa ra hai phương án về Quỹ Phòng thủ dân sự. Chính phủ đề xuất thành lập Quỹ ngay trước khi xảy ra các vụ việc, sự cố. Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã tương đối thống nhất, đồng thuận.

Nêu dẫn chứng cụ thể trong những tình huống cấp bách khi đối phó với dịch COVID-19 vừa qua để thấy được sự cần thiết phải có quỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết nếu không có lực lượng, nguồn lực dự trữ, đặc biệt là về vốn, sẽ không thể ứng phó kịp, xử lý tốt, giải quyết nhanh các sự cố xảy ra.

Nhấn mạnh việc chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó sự cố là rất quan trọng, Bộ trưởng Phan Văn Giang đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ giữ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự; đồng thời cho biết sẽ có cách thức phù hợp để không làm phát sinh biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu quả, đúng mục đích.

Về cấp độ phòng thủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng cần có các tiêu chí cụ thể để các cấp căn cứ, tổ chức chuẩn bị từ sớm, từ xa trong ứng phó với các thảm họa, sự cố xảy ra.

Theo TTXVN



Source link

Cùng chủ đề

Nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất phát triển nông nghiệp, nông thôn ở TP.HCM

TP.HCM Lãnh đạo Ngân hàng Agribank cho biết, đơn vị có nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đối với...

Báo Hải Dương nâng cao kỹ năng ứng dụng AI trong sản xuất tác phẩm báo chí

Tại buổi tập huấn, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng – Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam và một số giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn các bước để sản xuất video, podcast bằng AI; sử dụng công nghệ AI để tạo ra...

Báo Hải Dương hỗ trợ nhiều gia đình bị thiệt hại do bão số 3

Tại huyện Nam Sách, đồng chí Tổng Biên tập Báo Hải Dương Nguyễn Quý Trọng đã đến thăm, trao tiền ủng hộ các gia đình ông Lê Quang Đạt (ở thôn Mạc Bình) có nhà 3 gian bị bay mất mái, đang đi ở nhờ; ông Trần Danh Vĩ (ở...

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để ‘xuất ngoại’

Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến,...

Báo Hải Dương xếp thứ ba báo Đảng các tỉnh, thành phố có Fanpage được cấp ‘tích xanh’ nhiều người theo dõi nhất

Theo thống kê nền tảng số báo chí địa phương, tính đến ngày 31/7, với hơn 153 nghìn người theo dõi, hơn 104 nghìn người thích, Fanpage Báo Hải Dương đang đứng thứ ba trong số các Fanpage báo Đảng các tỉnh, thành phố được cấp "tích xanh" về lượng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thể lệ Giải báo chí ‘Hải Dương khát vọng, phát triển’

Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển” nhằm tôn vinh những tác giả có tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao về tư tưởng, chính trị, văn hóa, có nội dung, hình thức hấp dẫn, đạt hiệu quả xã hội cao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh. Điều 1. Tên gọi Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”. Điều 2. Mục đích, ý nghĩa Giải báo chí “Hải Dương khát vọng,...

Kiệt tác tranh Hạ Long dài 5 m ở triển lãm mỹ thuật Đông Dương

Tác phẩm của họa sĩ người Pháp Jean-Louis Paguenaud (1876-1952) gây chú ý ở triển lãm Mộng Viễn Đông, khai mạc chiều 14.8. Tranh dài 513 cm, rộng 212 cm, là tác phẩm lớn nhất của một họa sĩ thời Đông Dương từng được trưng bày. Bức "Vịnh Hạ Long" (sơn...

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản bị đe dọa đánh bom

Bức thư đề tên người gửi "Soma Wataru" vào tuần trước và được viết bằng tiếng Hàn sử dụng bản dịch tự động với nội dung đe dọa đánh bom. Tuy nhiên, người gửi không nói rõ ngày giờ chính xác xảy ra vụ nổ.Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản cho biết cảnh sát sở tại quyết định tăng cường an ninh quanh tòa nhà sau khi thông báo với giới chức về bức thư đe...

Cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ từ ngày 15.8.2023

Theo đó, Chính phủ quyết nghị thực hiện cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ. Nghị quyết cũng công bố danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.Danh sách cửa khẩu đường hàng không, gồm: Cửa khẩu Cảng hàng không Nội Bài; Cửa khẩu Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; Cửa khẩu Cảng hàng không Cam Ranh;...

Bắt thanh niên lừa đảo hơn 3.000 người bằng hình thức kêu gọi từ thiện

Chiều 14.8, lãnh đạo Công an huyện Cư Jút cho biết vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Nông triệt phá một vụ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra trên địa bàn.Hiện Công an huyện Cư Jút khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Ngô Trường Thịnh (sinh năm 1993, trú tại phường Tân...

Bài đọc nhiều

Sự kiện nổi bật ngày 22.5

TRONG NƯỚC Chiều 22.5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev. Tiếp đó, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp...

Người phụ nữ bị thang máy ở nhà rơi trúng đầu

Bệnh nhân là bà D.T.H. (58 tuổi, ở Bắc Giang), được người nhà đưa đến bệnh viện tỉnh trưa 21.5 trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, kích thích vật vã, thở yếu, tím môi và đầu chi, mạch đập nhanh, phía trước cổ có vết hằn tím như bị dây thắt. "Bệnh nhân vào viện rất nguy kịch. Nếu không được phát hiện sớm và đưa đến viện kịp thời, người bệnh có thể tử vong", bác...

Italy “oằn mình trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Thiệt hại "không thể đong đếm"Mưa lớn trút xuống vùng Emilia Romagna từ hôm 17.5, đã gây ra các vụ lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng. Lượng mưa lớn đã khiến các con sông bị vỡ bờ, đẩy nước tràn qua các thị trấn và nhấn chìm hàng nghìn mẫu đất nông nghiệp.Thống kê từ chính quyền địa phương cho thấy đã có tổng cộng khoảng 305 vụ lở đất, 23 con sông bị tràn bờ,...

Phụ huynh “tố” quỹ lớp thâm hụt 30 triệu đồng, nhà trường lên tiếng

Mới đây, câu chuyện quỹ của một lớp học ở Quảng Bình bị thâm hụt được chia sẻ lên mạng xã hội với sự bức xúc của nhiều phụ huynh. Theo phản ánh của phụ huynh, trước đó, học sinh lớp này đã đóng quỹ cả năm là 45 triệu đồng (1 triệu đồng/học sinh cho cả 2 kỳ).Tuy nhiên, gần cuối năm số quỹ thâm hụt lên đến 30 triệu đồng. Vì vậy, mặc dù gần nghỉ...

Chính phủ chốt không giảm 2% thuế giá trị gia tăng với ngân hàng, viễn thông

Việc giảm 2% thuế VAT với một số hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất từ 10% xuống 8% sẽ được áp dụng trong nửa cuối năm 2023, theo đề xuất của Chính phủ trình Quốc hội chiều 24.5. Đây cũng là phương án đã áp dụng năm 2022 theo Nghị quyết 43 của Quốc hội.Như vậy, việc giảm thuế VAT về 8% sẽ không áp dụng với nhóm hàng hóa như viễn thông, công nghệ thông tin,...

Cùng chuyên mục

Bảo tàng đá trong ngôi chùa cổ Hải Dương

Không chỉ lưu giữ hiện vật có giá trị về tâm linh, chùa Động Ngọ còn là địa chỉ cất giữ bảo tàng đồ đá đồ sộ. Đây là thành quả cho hơn 30 năm nỗ lực tìm kiếm, dày công sưu tầm của Thượng tọa Thích Thanh Thắng. Hiện ở chùa có hàng nghìn nông cụ, đồ vật bằng đá như trục đá, trụ đá, cối đá, bia đá, phiến đá, chó đá... Ngoài cất công lặn lội...

Kiệt tác tranh Hạ Long dài 5 m ở triển lãm mỹ thuật Đông Dương

Tác phẩm của họa sĩ người Pháp Jean-Louis Paguenaud (1876-1952) gây chú ý ở triển lãm Mộng Viễn Đông, khai mạc chiều 14.8. Tranh dài 513 cm, rộng 212 cm, là tác phẩm lớn nhất của một họa sĩ thời Đông Dương từng được trưng bày. Bức "Vịnh Hạ Long" (sơn...

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản bị đe dọa đánh bom

Bức thư đề tên người gửi "Soma Wataru" vào tuần trước và được viết bằng tiếng Hàn sử dụng bản dịch tự động với nội dung đe dọa đánh bom. Tuy nhiên, người gửi không nói rõ ngày giờ chính xác xảy ra vụ nổ.Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản cho biết cảnh sát sở tại quyết định tăng cường an ninh quanh tòa nhà sau khi thông báo với giới chức về bức thư đe...

Cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ từ ngày 15.8.2023

Theo đó, Chính phủ quyết nghị thực hiện cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ. Nghị quyết cũng công bố danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.Danh sách cửa khẩu đường hàng không, gồm: Cửa khẩu Cảng hàng không Nội Bài; Cửa khẩu Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; Cửa khẩu Cảng hàng không Cam Ranh;...

Bắt thanh niên lừa đảo hơn 3.000 người bằng hình thức kêu gọi từ thiện

Chiều 14.8, lãnh đạo Công an huyện Cư Jút cho biết vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Nông triệt phá một vụ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra trên địa bàn.Hiện Công an huyện Cư Jút khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Ngô Trường Thịnh (sinh năm 1993, trú tại phường Tân...

Mới nhất

Cuối năm, TP.HCM chạy đua giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công

TP.HCM tiếp tục đôn đốc các đơn vị thực hiện giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng trong đợt cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư côngTP.HCM tiếp tục đôn đốc các đơn vị thực hiện giải ngân hàng chục nghìn tỷ...

Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư

Trong bối cảnh nguồn cung sơ cấp nhà phố, biệt thự TP.HCM tiếp tục khan hiếm, mặt bằng giá lập đỉnh cao nhất lên đến 700 tỷ/ căn, các dự án đến từ các chủ đầu tư uy tín tại khu đô thị vệ tinh, liền kề nội đô đang tạo lực hút mạnh mẽ. Tọa độ dòng tiền cuối...

Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau?

Tiếp thu ý kiến của các thương nhân, Bộ Công thương nói sẽ trình thêm phương án thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán lẫn nhau (như quy định hiện hành), tạo điều kiện đa dạng hóa hệ thống phân phối xăng dầu. Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau?Tiếp thu ý...

Bàn cân lợi nhuận và rủi ro của công ty chứng khoán

Lượng khách hàng mới ít đi, các công ty chứng khoán luôn phải tìm cách để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, gia tăng thị phần bằng những sản phẩm, dịch vụ ưu đãi, hấp dẫn, trong đó nổi bật là sản phẩm cho vay ký quỹ (margin). Lượng khách hàng mới ít đi, các...

Đến Trạm Ôm bán kỷ niệm, ‘gửi lại bạn ước mơ của mình’

Có những món đồ gắn liền với kỷ niệm muốn quên nhưng vứt bỏ thì không nỡ. "Chợ phiên kỷ niệm" ở Trạm Ôm mở ra là nơi trao đổi đồ vật và gửi lời chúc nhau phải sống thật hạnh phúc. ...

Mới nhất