Trang chủChính trịQuân sựChương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giải ngân...

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giải ngân vốn chậm


Chiều 23-5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ năm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia.

Hơn 14.000 tỷ đồng chưa được phân bổ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 (Nghị quyết 43), Quốc hội đã quyết nghị tăng chi từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176.000 tỷ đồng, thực hiện chủ yếu trong hai năm (2022 và 2023) để hỗ trợ, đầu tư các nhiệm vụ, dự án trong từng ngành, lĩnh vực.

Căn cứ các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương của chương trình khoảng 161.848 tỷ đồng. Số vốn còn lại chưa phân bổ là 14.152 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2023 đã được Quốc hội quyết nghị là 338.415 tỷ đồng, trong đó bố trí cho các nhiệm vụ, dự án của Chương trình là 137.844 tỷ đồng.

“Phần lớn các dự án thuộc Chương trình là dự án khởi công mới, khó có thể giải ngân hết số vốn được giao trong năm 2023. Trong khi đó, một số nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của các bộ, địa phương có nhu cầu bổ sung nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác sử dụng. Do đó, việc điều hòa linh hoạt giữa kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch vốn thuộc Chương trình hết sức quan trọng, cấp thiết”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự giám sát và đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã tạo ra không gian phát triển mới, động lực mới, năng lực mới cho các ngành, lĩnh vực, các địa phương, góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát, cân đối vốn ngân sách nhà nước để thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại chưa được báo cáo, thu hồi theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở đề nghị của địa phương, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 để thu hồi vốn ứng trước của từng nhiệm vụ, dự án. Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thu hồi ứng trước vào cuối kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cân nhắc phân bổ các nguồn vốn

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, về việc phân bổ vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư, Ủy ban nhất trí việc rà soát, bố trí vốn đối với các dự án đã đủ thủ tục đầu tư, bảo đảm nguyên tắc theo quy định tại Nghị quyết số 43 của Quốc hội.

Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn của Chương trình rất chậm, từ nay đến hết năm 2023 chỉ còn 6 tháng để hoàn thành việc thực hiện, giải ngân theo yêu cầu của Nghị quyết số 43 là áp lực rất lớn.

Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị Chính phủ hết sức cân nhắc phân bổ các nguồn vốn, cần căn cứ trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng về tiến độ giải ngân thực tế của từng bộ, ngành, địa phương để đề xuất phân bổ vốn cho những dự án đủ điều kiện, có khả năng giải ngân, bảo đảm tính khả thi, tránh tình trạng không giải ngân hết, không đáp ứng được yêu cầu Nghị quyết số 43.

Một số ý kiến khác cho rằng, việc giải ngân các dự án thuộc Chương trình trong năm 2022, 2023 là không khả thi; đề nghị báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2024, 2025.

Về phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025,  Ủy ban Tài chính và Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ, trình Quốc hội phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, bảo đảm nguyên tắc, tiêu chí theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Quốc hội.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh cũng cho biết, đa số ý kiến nhất trí trình Quốc hội phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị rà soát, cân nhắc khả năng giải ngân vốn của chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2023; đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm, phân bổ vốn sớm để có cơ sở thực hiện, bảo đảm khả năng giải ngân sớm.

Chủ nhiệm Ủy  ban Tài chính và Ngân sách đề nghị Chính phủ tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện, bảo đảm đúng thời hạn thực hiện và giải ngân vốn của Chương trình theo quy định của Nghị quyết số 43, Luật Đầu tư công và đánh giá kỹ lưỡng tình hình thực hiện, các khó khăn, vướng mắc. Trong trường hợp cấp bách cần thiết, cần điều hòa linh hoạt giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định Nghị quyết 43.

NGUYỄN THẢO





Nguồn

Cùng chủ đề

Đường tuần tra biên giới Tây Ninh góp phần giữ vững an ninh, phát triển kinh tế

Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài hơn 240km tiếp giáp với Campuchia. Trên tuyến biên giới, tỉnh có 15 đồn biên phòng, 16 cửa khẩu: trong đó 3 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam); 3 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân) và 10 cửa khẩu phụ; ngoài ra còn có nhiều đường ngang, lối mở.Với vị trí địa lý đặc biệt, Tây Ninh không chỉ là cửa ngõ...

Hôm nay, Quốc hội bàn thảo về tình hình kinh tế

Mở đầu phiên làm việc tuần thứ 3 kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025. ...

Thăm “ngôi nhà chung” bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Việc đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đáp ứng được mong mỏi về một "ngôi nhà chung" để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống tại đây. ...

Trải nghiệm quy trình làm hồng vành khuyên treo gió cùng phụ nữ dân tộc Nùng

Mời bạn theo dõi chị Vương Thị Thương (Giám đốc HTX nông sản Toàn Thương) lựa chọn những trái hồng vành khuyên đạt tiêu chuẩn và ứng dụng công nghệ chế biến sâu của Nhật Bản để làm ra những sản phẩm hồng treo gió ngọt thơm, mang đậm đặc...

Những tấm gương điển hình tiên tiến ở Mường Ảng

Vượt lên trên nhiều khó khăn, thách thức, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều cá nhân vùng đồng bào DTTS tại huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã tiên phong đi đầu về phát triển kinh tế, từng bước giúp gia đình và người dân thoát nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương mình.Vừa qua, Đoàn công tác của Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có đợt kiểm tra,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bầu cử Mỹ 2024: Gay cấn đến phút cuối

Càng gần đến ngày bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, càng bám đuổi quyết liệt khi cách biệt giữa hai bên trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cuối cùng là rất sít sao. Theo số liệu của FiveThrityEight công bố ngày 3-11 (theo giờ địa phương), bà Harris dẫn trước ông Trump với cách...

Cả nước hiện có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) tiếp tục được các địa phương triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành Đề án, Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.   Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 trước “giờ G” – Kỳ 3: Sức nặng lá phiếu (Tiếp theo và hết)

Với hai lá phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri, hệ thống bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là phức tạp nhưng cũng thú vị nhất thế giới. Đây cũng là nguyên nhân khiến ranh giới giữa chiến thắng-thất bại chỉ gói gọn trong một số ít phiếu bầu và từng làm nên những cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của các ứng cử viên tổng thống. Ngày phán quyết Hiến pháp Hoa Kỳ nêu rõ, ngày bầu cử Tổng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22-10-2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo.   Phó trưởng ban gồm các đồng chí: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương...

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Nguyễn Tân Cương

Chiều 20-10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.   Qdnd.vn

Bài đọc nhiều

Nhân dân Lào đã dành cho quân tình nguyện Việt Nam những tình cảm cao đẹp

Mối quan hệ Việt Nam - Lào trong lịch sử và hiện tại được xây đắp nên bằng chính những máu xương của cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân hai nước trong suốt những năm tháng kề vai, sát cánh chống kẻ thù chung. Ngày 30/10 năm nay, tròn 75 năm ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào (30/10/1949 – 30/10/2024). Trong số các đơn vị quân tình nguyện Việt...

“Lịch sử quân sự Việt Nam” – Pho sử vàng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại một kho tàng tri thức quân sự vô giá, hàm chứa trong đó những quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về kế sách dựng nước và giữ nước, là cơ sở quan trọng để mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau có thể...

Tạo sức lan tỏa tình đoàn kết Việt Nam

Chiều 1/11 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ 2. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. ...

Những bông hồng thép “mũ nồi xanh” của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Những bông hồng thép “mũ nồi xanh” của Quân đội Nhân dân Việt Nam ...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra, làm việc với các đơn vị Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật

Sáng 31-5, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra và làm việc tại Kho K816 và K812 (Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật). ...

Cùng chuyên mục

“Lịch sử quân sự Việt Nam” – Pho sử vàng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại một kho tàng tri thức quân sự vô giá, hàm chứa trong đó những quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về kế sách dựng nước và giữ nước, là cơ sở quan trọng để mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau có thể...

Tạo sức lan tỏa tình đoàn kết Việt Nam

Chiều 1/11 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ 2. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. ...

Tổng cục CNQP đoạt giải xuất sắc Liên hoan nhạc truyền thống 2024

Với hạt nhân là các cán bộ, hội viên hội phụ nữ tiêu biểu của Hội Phụ nữ cơ sở Nhà máy Z176 và lựa chọn thông qua Liên hoan cấp cơ sở và cấp cụm Nhà máy Z131, Z121, Z181, Viện Vũ khí và Trường Cao đẳng CNQP, đội tuyển đã đem đến Liên hoan chủ đề “Lời ru Thép và Trái tim hoa lửa” - Câu chuyện về sức mạnh lớn lao, rực rỡ được ẩn chứa,...

Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia

Việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban ANHK là cần thiết (Ảnh minh họa)  ...

Phụ nữ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đưa “Lời ru thép và trái tim hoa lửa” bay xa

 Phụ nữ Tổng cục CNQP trong lao động sản xuất (Ảnh: Tổng cục CNQP) ...

Mới nhất

(Trực tiếp) Ông Trump và bà Harris dốc sức chặng cuối ở Pennsylvania

(Dân trí) - Chiến dịch tranh cử giữa Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump được coi là một trong những cuộc đua sít sao nhất trong lịch sử Mỹ. - Hàng chục triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 5/11. - Các điểm bỏ phiếu sẽ mở cửa từ khoảng 5h30 và...

Các lá phiếu sớm hé lộ điều gì về diễn biến bầu cử Mỹ?

Với quy trình bảo mật cao, các lá phiếu sớm không tiết lộ chính xác ứng viên nào đang chiếm ưu thế, nhưng có thể hé mở phần nào về diễn biến bầu cử Mỹ. Ít nhất 70 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm nhưng có rất ít thông tin về việc ứng viên nào đang chiếm ưu...

Quân đội Việt Nam-Ấn Độ mở rộng phạm vi diễn tập song phương về gìn giữ hòa bình LHQ

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (VINBAX) là biểu tượng hợp tác giữa quân đội hai nước và đã quảng bá hình ảnh hai nước là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới. Không có hình ảnh nào đẹp hơn khi các chiến sĩ...

Bà Harris trước cơ hội viết trang sử mới cho nước Mỹ

Ngay cả trước khi có kết quả bầu cử, bà Kamala Harris đã làm nên lịch sử khi là nữ ứng viên da màu đầu tiên đại diện cho một trong 2 đảng lớn tại Mỹ chạy đua vào Nhà Trắng. Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/ba-harris-truoc-co-hoi-viet-trang-su-moi-cho-nuoc-my-185241101154804843.htm

Thủ tướng bắt đầu dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Côn Minh, Vân Nam bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và làm việc tại Trung Quốc. Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-bat-dau-du-hoi-nghi-thuong-dinh-hop-tac-tieu-vung-mekong-mo-rong-post989315.vnp

Mới nhất

Tác phẩm Nhà thờ lớn