Trang chủNewsDu lịchTiềm năng lớn từ khách láng giềng

Tiềm năng lớn từ khách láng giềng


Còn đâu thời hoàng kim?

Cuối năm 2007, Tổng cục Du lịch cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chuyến khảo sát tour du lịch đường bộ qua các nước nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây gồm: Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia. Chuyến khảo sát nhằm xem xét, đánh giá thực trạng, tiềm năng và khả năng kết nối các điểm du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; hình thành sản phẩm du lịch đặc thù liên quốc gia và thống nhất các giải pháp khai thác hiệu quả tuyến du lịch. Sau đó, hàng loạt công ty du lịch cũng tổ chức đường tour, chương trình du lịch xuyên quốc gia, đón lượng khách lớn từ Thái Lan, Campuchia và Lào tới Việt Nam.

Du lịch cửa khẩu đường bộ chưa được quan tâm: Tiềm năng lớn từ khách láng giềng - Ảnh 1.

Làm thủ tục nhập cảnh từ Campuchia vào VN qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài

Nhiều năm theo dõi và nghiên cứu thị phần này, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Vietnam TravelMart, nhớ lại việc hình thành hành lang kinh tế Đông – Tây, đặc biệt là khai trương cầu Hữa Nghị 2 ngày 19.12.2006 nối Mukdahan (Thái Lan) với Savannakhet (Lào) đã tạo điều kiện cho các địa phương trên tuyến từ Savannakhet đến Đà Nẵng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về khách du lịch. 

Từ năm 2007 – 2010, lượng khách du lịch đến các tỉnh miền Trung Việt Nam trên tuyến này tăng đột biến. Năm 2007, chỉ tính 6 tháng đầu năm có khoảng 160.000 lượt khách đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước đó), lượng khách qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cả năm là 404.500 lượt người (gấp đôi năm 2006). Năm 2008, mặc dù phải gánh chịu những khó khăn từ khủng hoảng tài chính thế giới nhưng lượng xe ô tô xuất nhập qua cửa khẩu Lao Bảo vẫn là 56.000 lượt, bằng năm 2007; lượng du khách qua cửa khẩu Lao Bảo trong năm 2008 tăng 32.629 lượt người so năm 2007. 

Tại Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng, lượng du khách Thái Lan đến bằng đường bộ đã giúp nước này vươn lên vị trí số 1 trong tổng lượng khách quốc tế đến 2 địa phương này trong 2 năm 2007 – 2008.

Việt Nam nằm trên tuyến Xuyên Á, nằm trên tuyến Đông – Tây, đều là các tuyến huyết mạch nên tiềm năng du lịch đường bộ rất lớn. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 3 – 4 năm phát triển “nóng”, từ năm 2011, lượng khách bắt đầu giảm dần. Các địa phương trên tuyến phía Việt Nam không còn ghi nhận Thái Lan là nguồn khách lớn nhất trong cơ cấu nguồn khách. Từ năm 2011 đến nay, nguồn khách đến bằng đường bộ qua hành lang kinh tế Đông – Tây chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trừ Savannakhet và Quảng Trị. Nguồn khách đường bộ lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc giờ các tỉnh sát biên giới hầu hết người dân cũng đã đi sang Việt Nam. Họ đã quá quen thuộc với việc đi du lịch đường bộ nên không còn bùng lên mạnh mẽ như trước đây”, ông Cao Trí Dũng tiếc nuối.

Ông T.H, giám đốc một công ty lữ hành tại TP.HCM, cũng cho rằng ngành du lịch Việt Nam thời gian qua đã bỏ quên tầm quan trọng của du lịch đường bộ. Sau khi kích hoạt được thị trường tuyến Đông – Tây, Việt Nam từng đề xuất phương án “5 quốc gia, 1 thị thực” cho cả Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam, nghĩa là khách chỉ dùng một thị thực là có thể đi đến tất cả 5 nước kể trên. 

Cho đến bây giờ, vẫn rất nhiều chuyên gia trong ngành kiên trì đề xuất cần tiếp tục theo đuổi để hiện thực hóa ý tưởng “một visa – nhiều điểm đến” trong Tiểu vùng CLMV (Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam) mà nước ta có vai trò quan trọng, song ngành du lịch ít ai còn nhắc tới. Ngược lại, ngay khi ý tưởng được Việt Nam đề xuất, lập tức Lào, Campuchia và Thái Lan chính thức hợp tác trao đổi du khách với nhau thông qua hình thức “2 quốc gia, 1 điểm đến”, cho phép khách có thị thực vào Thái Lan là có thể vào Lào/Campuchia và ngược lại.

Đồng bộ từ hạ tầng tới khung chính sách

Theo ông T.H, bên cạnh các nguyên nhân khách quan về tốc độ phát triển ngành hàng không, xu hướng du lịch nhanh gọn, tiết kiệm thời gian thì có hai nguyên nhân dẫn đến việc du lịch đường bộ ngày càng èo uột. Thứ nhất do chính sách nhập cảnh còn nhiều bất cập, thứ hai là các sản phẩm đơn điệu, không có sự liên kết để thay đổi và làm mới. Cụ thể, thủ tục nhập cảnh Campuchia làm tại chỗ, dễ dàng và thoải mái, còn thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam phải xin trước. 

Từ Phnom Penh về cửa khẩu Bavet dài 160 km, xe chạy 3 giờ và 10 phút làm thủ tục. Từ Mộc Bài về tới TP.HCM, quãng đường bằng một nửa nhưng cũng chạy 3 giờ, còn thêm làm thủ tục nhập cảnh mất thời gian. Cửa khẩu thì thiết kế kín, có thời điểm hàng trăm du khách phải chen chúc chờ đợi rất mệt mỏi. Nếu khách “ngán” khâu chờ đợi thủ tục thì phương tiện di chuyển cũng gặp nhiều trở ngại.Xe đoàn làm thủ tục tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng nhiều điều kiện, làm đủ loại giấy tờ mới được thông quan. Với xe cá nhân đi theo dòng tour caravan thì còn nhiêu khê hơn. Đặc biệt là trường hợp xe nghịch chiều từ Thái Lan qua Việt Nam thì còn phải xin tới Bộ GTVT.

Cửa khẩu phía nam giữa Thái Lan và Malaysia, khách qua lại rất tấp nập. Cửa khẩu đường bộ giữa Thái Lan và Lào cũng vậy. Nhìn xa hơn, du khách đến châu Âu có thể thoải mái đi lại bằng đường bộ giữa các nước với nhau, cửa khẩu thậm chí không có cả barie. Trong khi VN gần như chỉ có hệ thống cửa khẩu với Trung Quốc là nhộn nhịp, còn lại hầu hết các cửa khẩu với Lào, Campuchia đều chưa quá sôi động. Trong khi xét về phương tiện vận chuyển của du lịch, đường bộ chỉ đứng sau hàng không về tầm quan trọng và mức độ thu hút khách. Du lịch đường bộ không hề thua tàu biển về lượng khách, tiềm năng và các hệ sinh thái sản phẩm. Từ góc tiếp cận như vậy, cần nhanh chóng xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia để phát triển du lịch đường bộ.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Vietnam TravelMart

“Chưa kể, doanh nghiệp lên chương trình tới đâu thì đưa khách tới đó, không có địa phương nào chịu đứng ra liên kết, xúc tiến các chương trình tour, tuyến để sản phẩm hấp dẫn hơn, bài bản hơn. Dòng khách này vốn gom đã khó nên doanh nghiệp nào cũng “ngán”, khó duy trì”, ông T.H nói.

Dưới góc độ thị trường, ông Cao Trí Dũng đánh giá mô hình và cấu trúc khách du lịch hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Trước đây, khách đi theo đoàn nhiều, các công ty lữ hành là đầu mối đứng ra lo “từ A đến Z”, nhưng giờ xu hướng du lịch đi lẻ, đi theo nhóm nhỏ gia đình, bạn bè ngày càng gia tăng. Nếu không còn ai “lo” tất cả những vấn đề thủ tục, bất cập thì họ sẽ chuyển đổi sang loại hình du lịch khác. Do đó, khung pháp lý cũng cần phải thay đổi thì mới mong mở rộng được nguồn khách.

Theo ông Dũng, để phát triển du lịch đường bộ bền vững phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đường bộ, các cửa khẩu, hệ thống đường sá giữa các bên cùng chính sách đi kèm. Muốn khách từ các nước thứ ba, đơn cử từ châu Âu vào Bangkok (Thái Lan), có thể đi đường bộ qua Lào vào Việt Nam thì các tuyến đường phải thông thương và có mạng lưới cao tốc đồng bộ. Thực tế, các tuyến đường từ Lào qua Việt Nam hiện nay, chỉ có một vài tuyến còn sử dụng được, còn lại đường đã xa còn xuống cấp, xấu. Từ Phnom Penh qua cửa khẩu Mộc Bài vào TP.HCM đường đẹp hơn nhưng nguồn khách cũng đã cũ. 

“Khi đã có hạ tầng giao thông thì mới xây dựng khung pháp lý cho du lịch đường bộ. Đơn cử, xe tay lái nghịch thì xử lý thế nào, khách mang quốc tịch thứ ba vào thì chế độ 1 visa ASEAN ra sao, mình được đón xe từ bên họ không… Phải tháo gỡ, khơi thông, đẩy mạnh những nút thắt này thông qua khung pháp lý liên quan đến phương tiện vận chuyển đường bộ và các hiệp định trong khối ASEAN. Ít nhất là Việt Nam – Lào – Campuchia cùng một số nước Đông Nam Á triển khai được hệ thống đường bộ liên thông như các nước châu Âu”, ông Dũng đề xuất.



Source link

Cùng chủ đề

Tour du lịch đến Trung Quốc thay đổi hành trình do ảnh hưởng của bão Bebinca

Trước ảnh hưởng bão Bebinca đổ bộ vào bờ biển phía đông Trung Quốc, nhiều công ty du lịch ở Việt Nam đang có tour đi Trung Quốc buộc dừng tour sớm hoặc hoãn thời điểm khởi hành. Ông Từ Quý Thành, giám đốc Công ty Liên Bang, cho biết thời tiết mưa nhiều những ngày qua kèm thông báo bão lớn buộc...

Diện mạo mới của Tòa thị chính Seoul (Hàn Quốc)

Nhằm thu hút thêm du khách, Tòa thị chính Seoul (Hàn Quốc) đã mở cửa cho phép du khách vào tham quan trực tiếp không cần đặt trước. Chương trình tham quan cũng cung cấp hướng dẫn bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật. Chính quyền thành phố đã cải tạo sảnh tòa nhà sau 12 năm đưa vào vận hành, nhằm tạo ra môi trường cởi mở, thân thiện hơn cho du khách. Không...

Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề gắn với du lịchTrải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Vậy mà theo năm...

Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian

Hội thảo có sự tham gia của các nhà quản lý, chính quyền địa phương và các nhà khoa học, chuyên gia đến từ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Sử học Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Thăng Long...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Khai mạc đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

Lễ hội với quy mô 100 gian hàng đã tạo không gian cho các nghệ nhân Hà Nội trưng bầy giới thiệu các sản phẩm bánh kẹo phụ vụ Tết Trung thu. Đồng thời thu hút 40 doanh nghiệp của 23 tỉnh, thành giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng. Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến nêu rõ, lễ hội...

A Hidden Gem in Sa Pa

Just over 10 kilometers from the center of Sa Pa, Ta Van continues to surprise visitors with its breathtaking, picture-perfect scenery.  When talking about the most famous tourist spots in Vietnam, it's not only the beaches but also the mountainous regions that come to mind. Among these, Sa Pa in Lao Cai stands out, often referred to as the "Land of Mist". Since its tourism sector has been systematically developed, Sa Pa, especially its town center, has taken on a more...

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa nên được ví như “Gành Đá Đĩa” thứ 2 - sau Gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Xung quanh Hòn...

Nhiều điểm nhấn đặc biệt trong chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh VN tại Mỹ

Theo Đại sứ, các bộ phim cũng chính là công cụ ngoại giao quyền lực mềm và giao lưu văn hóa mạnh mẽ, là cầu nối cho những khác biệt về văn hóa và tăng cường hơn nữa sự kết nối giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Ngành công nghiệp điện ảnh không chỉ là giải trí mà nó còn là một công cụ mạnh mẽ để kể những...

Thụy Sĩ hỗ trợ đào tạo nhân lực du lịch Việt Nam với chương trình Swiss EHT

Dự án ST4SD được Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ, đồng thực hiện bởi Hiệp hội Thụy Sĩ vì sự hợp tác quốc tế (Helvetas Swiss Intercooperation) Việt Nam và Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) trong giai đoạn 2023-2027, với mục đích phát triển ngành du lịch Việt Nam bền vững, toàn diện hơn. Điểm nổi bật của Chương trình Swiss EHT là cung cấp nội dung và phương...

Cùng chuyên mục

Long An: Tận dụng vị trí gần TP Hồ Chí Minh làm lợi thế phát triển du lịch

Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Long An chưa phát triển là ngành du lịch chưa tập trung vào điểm mạnh, khác biệt để cạnh tranh với các địa phương; thiếu định hướng về nhu cầu của du khách.Du lịch Long An: Tăng hấp dẫn và thân thiện với công nghệ thực tế ảoVề Long An dự Lễ hội Vía Bà Ngũ hành Long Thượng ở Cần GiuộcLong An: Điểm đến của những khách ưa thích...

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa nên được ví như “Gành Đá Đĩa” thứ 2 - sau Gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Xung quanh Hòn...

Ảnh: Giới thiệu chương trình xúc tiến Du lịch

Thực hiện: Nam Nguyễn | 16/09/2024 ...

Các điểm du lịch miền Bắc mở cửa đón khách trở lại sau bão Yagi

Sa Pa – Khắc phục thần tốc Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng tại miền Bắc, đã nhanh chóng phục hồi sau những tác động do hoàn lưu bão số 3 và chào đón du khách trở lại. May mắn ít bị ảnh hưởng...

Mở ra những cơ hội mới để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam

Sáng 16/9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức buổi họp báo giới thiệu Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong chủ trì buổi họp báo. Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh, Tổng biên tập Báo Văn Hóa Nguyễn Anh Vũ đồng...

Mới nhất

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Tờ New York Times đưa tin, Ryan Wesley Routh, người mà bị bắt giữ trong vụ âm mưu ám sát ông Trump, từng lên tiếng về việc hối lộ các quan chức, làm giả hộ chiếu và sử dụng máy bay quân sự Mỹ để đưa quân đội Afghanistan đến Ukraine phục vụ trong...

Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Chiều ngày 16/9, ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi....

Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 Hải quân làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân

Tại Hội nghị, Thượng tá Đàm Oanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 đã bàn giao chức trách, nhiệm vụ cho Thượng tá Phạm Lương Hào, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 phụ trách. Trước đó, theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Thượng tá Đàm Oanh được...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM...

Mới nhất