Tổng thư ký PLO nhận định, các hội nghị hòa bình vừa qua cho thấy, người Palestine có thể hợp tác với chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. (Nguồn: Jerusalem Post) |
Ông al-Sheikh là người dẫn đầu phái đoàn Palestine tham dự hội nghị an ninh Sharm El-Sheikh hôm 19/3 ở Ai Cập.
Theo ông, cả hội nghị vừa diễn ra và hội nghị lần thứ nhất tại thành phố Aqaba của Jordan hôm 26/2 đều cho thấy người Palestine có thể hợp tác với chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nhà ngoại giao cho hay, phía Israel đã đồng ý thực hiện một loạt biện pháp nhằm xoa dịu tình hình, đặc biệt là trong thời gian diễn ra tháng lễ Ramadan, bắt đầu từ ngày 22/3 tới.
Israel cũng đồng ý đình chỉ các chiến dịch quân sự sâu trong lãnh thổ của Palestine ở Bờ Tây và không bắt giữ các nghi phạm Palestine trừ phi có bằng chứng rõ ràng những người này sẵn sàng tấn công Nhà nước Do Thái ngay lập tức.
Bên cạnh đó, chính phủ của Thủ tướng Netanyahu cũng sẽ ngừng thảo luận các kế hoạch xây dựng và mở rộng khu định cư, đồng thời hoàn trả các khoản thu thuế hộ người Palestine vốn bị phía Israel cưỡng chế giữ lại từ năm 2022 đến nay.
Theo ông al-Sheikh, các bên tham gia hội nghị đã “thảo luận kỹ lưỡng về các cách thức nhằm giảm căng thẳng trên thực địa và tạo điều kiện hướng tới giải pháp hòa bình giữa người Israel và Palestine”.
Tuy nhiên, quan chức này thừa nhận, hai bên vẫn còn nhiều khúc mắc chưa được giải quyết trong khuôn khổ hội nghị. Trong khi đó, Hamas và các phe phái vũ trang khác của người Palestine tiếp tục chỉ trích chính quyền Palestine vì đã tham gia hội nghị này.
Hội nghị Sharm El Sheikh hôm 19/3 quy tụ các quan chức chính trị và an ninh cấp cao đại diện cho Ai Cập, Palestine, Israel, Jordan và Mỹ.
Theo tuyên bố chung, các bên đã nhất trí về 8 điểm, với nội dung đầu tiên là giảm leo thang và xây dựng lòng tin giữa Palestine và Israel. Ngoài ra, chính phủ hai nước này “tái khẳng định cam kết hành động ngay lập tức để chấm dứt các biện pháp đơn phương trong khoảng thời gian 3-6 tháng”.
Palestine và Israel tái khẳng định cam kết vững chắc đối với tất cả các thỏa thuận trước đó giữa hai bên, đặc biệt là quyền hợp pháp của chính quyền Palestine thực hiện các trách nhiệm an ninh trong Khu vực A ở Bờ Tây, phù hợp với những thỏa thuận hiện hành. Hai bên sẽ phối hợp để thực hiện mục tiêu này.
Hai nước cũng nhất trí “giải quyết các vấn đề gai góc thông qua đối thoại trực tiếp” và “thiết lập một cơ chế để kiềm chế và chống lại bạo lực cùng những tuyên bố kích động bạo lực”. Cơ chế này sẽ được báo cáo lên lãnh đạo Nhóm 5 – gồm Ai Cập, Palestine, Israel, Jordan và Mỹ – tại một phiên họp khác vào tháng 4/2023.
Các bên tham gia hội nghị Sharm El Sheikh nhất trí xây dựng cơ chế cải thiện điều kiện sống của người dân Palestine cũng như tình hình tài chính của chính quyền Palestine, đồng thời thống nhất “giữ nguyên hiện trạng lịch sử của các thánh địa ở Jerusalem”.
Tình hình Ukraine: Nga hạ hàng loạt tên lửa Mỹ, Kiev hối EU tăng hỗ trợ, phàn nàn việc chậm có F-16
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 20/3, người phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov đã thông tin về tình … |
Chủ tịch Trung Quốc gặp Tổng thống Nga: Ca ngợi quan hệ song phương, Bắc Kinh tỏ lòng về vấn đề Ukraine, Moscow ‘khen’
Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ở thủ đô … |
Ukraine và phương Tây gửi thông điệp tới Chủ tịch Trung Quốc trong chuyến thăm Nga, Mỹ cảnh báo động thái ‘đóng băng’ xung đột
Ngày 20/3, Ukraine, Mỹ, Anh và Canada đều đưa ra lời kêu gọi với Trung Quốc trong bối cảnh Chủ tịch nước này Tập Cận … |
Truyền thông Nhật Bản: Thủ tướng Kishida bất ngờ tới Ukraine
Kyodo đưa tin, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, Thủ tướng nước này Kishida Fumio sẽ tới Ukraine vào ngày 21/3 (giờ … |
Giá vàng hôm nay 21/3/2023: Giá vàng thích chơi trò ‘bập bênh’, kim loại quý vẫn tỏa sáng khi là ‘pháo đài an toàn’, vàng SJC tăng vọt
Giá vàng hôm nay 21/3/2023, giá vàng biến động, đà tăng có thể đã đi quá xa và quá nhanh. Nếu cuộc khủng hoảng ngân … |