Trang chủNewsThời sự5 thách thức của tân Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

5 thách thức của tân Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường


Hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi, hướng dẫn cấp phép mỏ vật liệu xây cao tốc, khắc phục ô nhiễm không khí… là những vấn đề lớn chờ tân Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh giải quyết.

Chiều 22/5, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026, trở thành một trong hai thành viên Chính phủ đương nhiệm trẻ nhất (47 tuổi).

Là tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình, kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, ông Khánh có nhiều lợi thế khi làm lãnh đạo ngành tài nguyên môi trường, nhưng cũng có hàng loạt thách thức đang chờ đợi ông.

Hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Sau khi lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được Chính phủ hoàn thiện để trình xin ý kiến Quốc hội lần 2 tại kỳ họp đang diễn ra. GS Hoàng Văn Cường (Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng, ba vấn đề lớn nhất trong dự thảo đang chờ tân Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường – cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, là thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tài chính đất đai.

Dự thảo mới nhất nêu chi tiết các dự án được phép thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, nhưng đại biểu và người dân còn quan điểm trái chiều. Nhiều người cho rằng Nhà nước nên hạn chế thu hồi đất, thay bằng cơ chế thỏa thuận. Tuy nhiên, có ý kiến nói nếu thỏa thuận sẽ phát sinh mâu thuẫn, có thể gây thiệt hại cho người có đất bị thu hồi.

“Tân Bộ trưởng lựa chọn phương án nào để trình Quốc hội, dựa trên cơ sở và tác động ra sao, là thách thức rất lớn”, ông Cường nói.





Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh. Ảnh: Hoàng Phong

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh. Ảnh: Hoàng Phong

Theo dự thảo, người dân có đất bị thu hồi sẽ được Nhà nước đảm bảo có chỗ ở, thu nhập, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ. Tuy nhiên, theo ông Cường, ban soạn thảo cần xem xét tính khả thi của quy định khi áp dụng trong thực tiễn.

Quy định địa phương sẽ công bố bảng giá đất hằng năm, sát với giá thị trường cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nếu công bố bảng giá đất nhiều năm trong khi thị trường biến động liên tục thì không phù hợp, nhưng nếu công bố hằng năm thì nguồn lực của địa phương là vấn đề cần xem xét. Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã nhiều lần đề xuất nên công bố bảng giá đất định kỳ 2-3 năm.

“Bộ trưởng cần đưa ra cơ sở vững chắc để bảo vệ đề xuất như dự thảo hoặc tiếp thu chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn”, ông Cường góp ý.

PGS Nguyễn Quang Tuyến (Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội) cũng cho rằng, tân Bộ trưởng tiếp thu được các quyết sách đúng đắn trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ góp phần khơi thông điểm nghẽn trong quản lý, sử dụng đất, phát huy nguồn lực to lớn phát triển đất nước.

“Vấn đề thu hồi đất, tài chính đất đai cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng đất, nhà đầu tư. Dự luật cũng cần đưa ra cơ chế kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng lĩnh vực đất đai”, ông Tuyến nói.

Hướng dẫn cấp phép mỏ vật liệu xây cao tốc

Toàn quốc đang triển khai 12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn hai với chiều dài hơn 700 km. Nhiều dự án khác như Vành đai 3 TP HCM, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội cũng chuẩn bị khởi công. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vật liệu đắp nền đang xảy ra tại nhiều công trình.

Ở miền Tây, riêng hai dự án cao tốc Châu Đốc – Cần ThơSóc Trăng và Cần Thơ – Cà Mau cần khoảng 40 triệu m3 cát nhưng nguồn vật liệu trong vùng không thể đáp ứng. Dự án Vành đai 3 TP HCM sẽ khởi công tháng 6, nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu 7 triệu m3 cát. TP HCM đã đề nghị các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, An Giang, Tiền GiangĐồng Tháp hỗ trợ cát san lấp.

Đầu tháng 4, Thủ tướng ban hành công điện yêu cầu địa phương phối hợp với chủ đầu tư rà soát, nâng công suất mỏ đá, cát, đất đã cấp phép, đáp ứng tiến độ thi công cao tốc.





Mỏ đất Hàm Trí phục vụ thi công cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Ảnh: Việt Quốc

Mỏ đất Hàm Trí phục vụ thi công cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết. Ảnh: Việt Quốc

Với các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn hai, đến giữa tháng 5, các nhà thầu đã trình địa phương hồ sơ 48 trong tổng số 82 mỏ đất cần được cấp phép; trình 25 trong 31 hồ sơ mỏ cát. Nhưng địa phương mới cấp phép được 2 mỏ đất cho nhà thầu.

Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục khai thác khoảng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ các dự án đối với hai loại mỏ đất đắp và cát xây dựng. Trong đó có đầy đủ các bước phải thực hiện từ thành phần hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xác nhận đăng ký khối lượng khai thác để các địa phương thực hiện thống nhất.

Cải thiện ô nhiễm không khí đô thị

Ô nhiễm không khí tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng trong thập kỷ qua. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có khoảng 60.000 người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phổi. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2022 nêu giai đoạn 2016-2021, môi trường các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM hay các đô thị phát triển công nghiệp như Bắc Ninh, Phú Thọ có nhiều thời điểm ô nhiễm, chủ yếu là bụi.

Mức độ ô nhiễm tại các đô thị miền Bắc cao hơn miền Trung và Nam. Tại Hà Nội, trung bình bốn năm qua, chỉ có 28% số ngày có chỉ số chất lượng không khí (AQI) tốt; 47% số ngày trung bình; 6% số ngày xấu và rất xấu.

Các đô thị lớn Việt Nam cũng đang đối mặt với ô nhiễm bụi PM 2.5. Tại Hà Nội, TP HCM và những nơi công nghiệp phát triển, chỉ số bụi PM 2.5 liên tục vượt ngưỡng quy chuẩn 2-3 lần. Ở nông thôn, dù chất lượng không khí tốt hơn đô thị nhưng gần đây có xu hướng xấu hơn. Nhiều nguyên nhân được nêu ra như từ giao thông, xây dựng, công nghiệp, nhưng đến nay các cơ quan vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu.

“Giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khí là thách thức lớn đòi hỏi nỗ lực và phối hợp của ngành tài nguyên môi trường cùng nhiều đơn vị, địa phương”, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), chia sẻ.

Phục hồi những dòng sông “chết”

Việt Nam có gần 700 sông, suối, kênh rạch và nguồn nước liên tỉnh thuộc 16 lưu vực sông chính; hơn 3.000 sông, suối thuộc các lưu vực nội tỉnh. Nhiều sông đang ô nhiễm nghiêm trọng. Đơn cử, sông Nhuệ – Đáy dài 74 km chảy qua địa phận Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định với chất lượng nước lưu vực sông thường xuyên ở mức kém, 62% điểm quan trắc cho kết quả xấu trở xuống; 31% điểm cho kết quả ô nhiễm nặng, cần biện pháp xử lý.

Lưu vực sông Hồng cũng có tình trạng ô nhiễm với điểm nóng là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải với chiều dài 200 km qua Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng YênHải Dương. Những năm gần đây hệ thống thủy lợi này ô nhiễm nghiêm trọng về chất hữu cơ. Năm 2019, có 90% vị trí quan trắc cho kết quả chất hữu cơ, vi sinh vượt quy chuẩn.





Ô nhiễm ở điểm cuối sông Tô Lịch giao với sông Nhuệ. Ảnh: Ngọc Thành

Ô nhiễm ở điểm cuối sông Tô Lịch giao với sông Nhuệ, tháng 8/2020. Ảnh: Ngọc Thành

Tại phía Nam, lưu vực sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động công nghiệp và nước thải sinh hoạt đô thị. Sông Thị Vải chất lượng nước được cải thiện nhưng một số đoạn có dấu hiệu gia tăng ô nhiễm chất hữu cơ. Sông Sài Gòn đoạn qua nội đô TP HCM chất lượng nước thường xuyên ô nhiễm. Nhiều vị trí quan trắc cho thấy các chỉ số ô nhiễm vượt quy chuẩn 8-14 lần.

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, ngoài bài toán phục hồi những dòng sông “chết”, tân Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường còn cần có giải pháp căn cơ bảo vệ tài nguyên nguồn nước. Yêu cầu này ngày càng cấp bách bởi nguy cơ khô hạn, thiếu nước ngọt có thể xảy ra năm nay, khi ảnh hưởng của El Nino ngày càng lớn. “Việc điều phối tài nguyên nước liên vùng và với các nước trong khu vực đòi hỏi năng lực, bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược của tân Bộ trưởng”, ông Đồng nói.

Xử lý rác thải sinh hoạt

Mỗi ngày, cả nước phát sinh hơn 81.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Riêng Hà Nội và TP HCM mỗi ngày phát sinh 12.000 tấn rác. Ngoài đốt trong lò xử lý, phương pháp chôn lấp rác vẫn phổ biến. Toàn quốc có 900 bãi chôn lấp rác, với tổng diện tích 4.900 ha.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 80% các bãi rác không hợp vệ sinh. Nhiều bãi chôn rác ở các thành phố lớn đang quá tải gây ô nhiễm môi trường, bị người dân phản đối. Trong khi đó, các lò đốt rác chủ yếu công suất nhỏ, không có hệ thống xử lý khí thải, gây ô nhiễm không khí.





Khu tập kết rác sau bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) hôm 30/12/2020. Ảnh: Ngọc Thành

Khu tập kết rác sau bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) hôm 30/12/2020. Ảnh: Ngọc Thành

Xử lý rác thải sinh hoạt không tốt khiến Việt Nam đứng thứ 4 thế giới gây ô nhiễm đại dương, sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Ước tính mỗi năm cả nước thải khoảng 2,8-3,2 triệu tấn nhựa, trong đó 0,28-0,73 triệu tấn trôi dạt ra biển. Tại một số vùng biển, khi ngư dân kéo lưới, cứ ba tấn cá lại có một tấn rác. Mỗi năm, Việt Nam thiệt hại khoảng 3 tỷ USD do không tái chế nhựa.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định người dân buộc phải phân loại rác tại nguồn, nếu vi phạm sẽ bị từ chối thu gom hoặc phạt hành chính. Dù vậy đến nay, các địa phương vẫn loay hoay với phương pháp thu gom, xử lý rác, vì chờ hướng dẫn chi tiết từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Viết Tuân – Gia Chính



Source link

Cùng chủ đề

Quốc hội sẽ phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ, 2 Bộ trưởng

Quốc hội họp bất thường phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Tư pháp; bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Sáng 26/8, phát biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp này Quốc hội xem xét quyết...

Dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong quý II/2024

Mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất dự báo thuộc về LPBank (LPB) với mức tăng 146% so với cùng kỳ, do mức nền thấp vào quý II/2023. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng 12,8% so với đầu năm nhờ tiếp tục đẩy mạnh cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp.Mức tăng lớn thứ 2 dự báo thuộc về VPBank (VPB) với dự báo tăng trưởng tín dụng hết quý II/2024 đạt 11,5%. Theo đó, lợi...

Giải pháp nào để phục hồi và hồi sinh các ‘dòng sông chết’?

NDO - Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết thời gian tới sẽ tham mưu với Chính phủ để báo cáo Quốc hội bố trí vốn đầu tư công giai đoạn tiếp theo 2026-2030 để xử lý các dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu… Sáng 4/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực Tài nguyên...

Cả nước chỉ có 17% nước thải sinh hoạt được xử lý

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường sáng 4/6, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga (đoàn Trà Vinh) nêu, hiện nay, cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý chất thải chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế, đặc biệt là các cơ sở y tế quy mô nhỏ còn...

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đăng đàn và ưu tiên phục hồi các ‘dòng sông chết’

(Dân trí) - Trong lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh sẽ trả lời về nhiều vấn đề nóng của ngành, trong đó có tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo an ninh nguồn nước. Sáng 3/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn, trả lời chất vấn dành cho 4 bộ trưởng, trưởng ngành. Thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo

Chủ tịch IWEC, bà Lê Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị. ...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Cùng chuyên mục

Không nên cực đoan trong đánh giá

Bao giờ cũng thế, ký ức về Tết Trung thu là một trong những ký ức sống động nhất ở tuổi thơ mỗi người. Những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ luôn đi theo chúng ta cả cuộc đời, là nguồn dinh dưỡng trong lành giúp chúng ta trưởng thành, để mỗi người bước vào đời tự tin hơn, nhân bản hơn. Nói cách khác, những ký ức đó trở thành...

Vì sao sạt lở trên quốc lộ 15C qua Thanh Hóa chưa được khắc phục?

Ngày 18/9, thông tin từ Ban Bảo trì công trình giao thông và điều...

Bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lào Cai

Ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế - trao quyết định bổ nhiệm cho bà Vương Bích Hằng. Ảnh: Cổng thông tin Lào Cai Theo đó, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế quyết định bà Vương Bích Hằng - Trưởng phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế, Cục Thuế giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lào Cai.Phát biểu tại nghị, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng Cục trưởng...

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; chiều ngày 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Trên tinh thần cả nước chung...

Hơn 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, năm 2024

Dân số toàn tỉnh gần 1,5 triệu người, trong đó đồng bào các DTTS có 140 ngàn người, chiếm 9,4% dân số toàn tỉnh. Với đặc thù là một tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là khu vực miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống với các sắc màu văn hóa phong phú, đa dạng, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch lớn và là vị trí chiến lược...

Mới nhất

Doanh nghiệp FDI ưu tiên chọn khu công nghiệp xanh khi thuê đặt nhà máy

Doanh nghiệp FDI ưu tiên chọn khu công nghiệp xanh khi thuê đặt nhà máyKhoảng 80 - 85% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều có yêu cầu cao về các tiêu chuẩn ESG khi lựa chọn địa điểm thuê nhà máy, ưu tiên yếu tố bền vững. ...

VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ

VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũVCCI đề nghị miễn tiền thuê mặt nước, miễn các loại phí và lệ phí... cho các ngành, lĩnh vực, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất từ bão Yagi. ...

Kế toán trưởng của AAV Group từ nhiệm sau gần 3 tháng được bổ nhiệm

Kế toán trưởng của AAV Group từ nhiệm sau gần 3 tháng được bổ nhiệmLiên tục biến động lãnh đạo cấp cao khi kinh doanh thua lỗ, CTCP AAV Group (mã AAV - sàn HNX) tiếp tục nhận được đơn từ nhiệm vị trí Kế toán trưởng của ông Triệu Kiều Vũ. ...

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa dự Lễ khai giảng năm học 2024

(Bqp.vn) - Ngày 18/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và chỉ đạo buổi lễ.Dự lễ khai giảng có Trung tướng, GS, TS Lê Minh Thái, Giám đốc Học viện; Thiếu...

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

(MPI) - Nghị định số 113/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã quy định rõ về phân loại quy mô hợp tác xã; Tiêu chí lựa chọn, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ, nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện chính sách của...

Mới nhất