Trang chủDestinationsĐắk LắkChương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng phục vụ nhân dân...

Chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách: Trông người mà ngẫm đến ta(!)


06:30, 21/05/2023

Đưa cồng chiêng về phố để phục vụ nhân dân và du khách dưới tên gọi “Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” được Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai tổ chức thường kỳ hơn một năm qua (từ tháng 4/2022) tại Quảng trường Đoàn Kết, TP. Pleiku.

Đến nay, sản phẩm văn hóa – du lịch này đang thu hút du khách cùng người dân địa phương tham gia ngày càng đông đảo và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cảm nhận của mọi người.

Theo anh Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng Phòng Quản lý văn hóa (Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai), chương trình trên vào mỗi tối cuối tuần thu hút từ 5 – 6 nghìn lượt người tham dự. Con số này khá ổn định và được kiểm chứng, đánh giá của sở chủ quản trong Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” vào cuối tháng 4 vừa qua. Và theo dự kiến số lượt khách du lịch cũng như người dân ở đây tham gia chương trình này sẽ tăng lên trong thời gian tới nhờ nội dung, hình thức luôn hướng tới hoàn thiện và đổi mới dựa trên nền tảng tương tác, trải nghiệm có chiều sâu và công phu hơn giữa chủ thể lẫn khách thể.





“Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” được tổ chức tại phố núi Pleiku. Ảnh: Q. Tuệ

Vậy họ tương tác và trải nghiệm như thế nào? Anh Quang Tuệ cho biết, điều cốt yếu nhất là phải tạo dựng không gian văn hóa cồng chiêng chân thực cho mỗi tộc người tham gia trình diễn. Nói cách khác là trao quyền tự quyết và tự do cho chủ nhân vốn văn hóa ấy thỏa sức thăng hoa từ các giá trị truyền thống của mình trong môi trường đời sống đương đại. Ở đó, mỗi chương trình được biểu diễn (luôn gắn với nghi lễ, tín ngưỡng, tâm linh của một tộc người cụ thể) được chuyển tải đến người xem bằng “hơi thở” ấm nóng của cộng đồng thông qua hình ảnh, vũ điệu, âm thanh của cồng chiêng và sinh hoạt văn nghệ dân gian cổ truyền. Tất cả làm nên bức tranh lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc, đủ sức kết nối với mọi người dưới nhiều hình thức, cung bậc tình cảm đa chiều giữa người xem và người diễn.

Nói như anh Quang Tuệ: Có như thế, các nghệ nhân người Jrai cùng dân làng Chuet Ngol (xã Chư Ă, TP. Pleiku) mới đem cả rượu ghè và heo, gà nướng để mời khách thưởng thức, trải nghiệm với cồng chiêng nói riêng và vốn văn hóa của dân tộc mình nói chung trên tinh thần, tâm thế rất chủ động – rằng du khách chưa có điều kiện, cơ hội về buôn làng dự các lễ hội truyền thống gắn với hoạt động trình diễn cồng chiêng, cũng như các yếu tố văn nghệ dân gian khác… thì họ đem tất cả tinh hoa di sản ấy ra TP. Pleiku để “chiêu đãi” mọi người. Đây cũng là đường hướng duy trì và phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc trên của tỉnh Gia Lai trong thời gian tới, để Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” không đơn điệu và nhàm chán như đã từng xảy ra với một số tỉnh thành trong khu vực Tây Nguyên. 





Poster Chương trình “Âm vang đại ngàn”.

Điều đáng nói nữa là chương trình này được xã hội hóa 100%, trong đó các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn luôn tự nguyện tài trợ kinh phí cho mỗi kỳ trình diễn. Cộng thêm khoản bồi dưỡng của du khách và người dân (bình quân 4 – 5 triệu đồng/kỳ) cũng đủ trang trải cho nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn.

Hơn thế, Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” ở đây đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa – cộng đồng đúng nghĩa, đóng vai trò kích cầu cho “ngành công nghiệp không khói” Gia Lai.

Anh Quang Tuệ chia sẻ thêm: Nếu như ở nhiều địa phương khác, các đơn vị làm du lịch phải cất công đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa – cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ tại một không gian/nơi chốn nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách – thì ngành du lịch Gia Lai (đặc biệt là các hãng lữ hành nội địa và quốc tế, cơ sở lưu trú trên địa bàn TP. Pleiku cũng như một số thị xã, thị tứ cận kề) xem chương trình trên là tâm điểm, là sản phẩm du lịch cùng hệ tiêu biểu để phục vụ cho du khách với lịch trình cụ thể, rõ ràng được bộ phận quản lý du lịch (Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai) kết nối thường xuyên với các doanh nghiệp làm du lịch trên địa bàn. Nhờ vậy trong 4 kỳ/tháng, chương trình trên luôn thu hút số lượng người đến thưởng thức, trải nghiệm khá đông đảo và ổn định bởi yếu tố chân thực, mới lạ được chính chủ nhân vốn văn hóa các tộc người Jarai, Bana tạo nên trong không gian xanh và thân thiện tại Quảng trường Đoàn Kết – phố núi Pleiku.  




 

“Trung tuần tháng 7 năm nay, Chương trình “Âm vang đại ngàn” vừa tròn 7 năm ra mắt phục vụ công chúng và du khách đến với Đắk Lắk. Sản phẩm văn hóa, du lịch này chúng ta có trước Gia Lai một thời gian khá dài – và được coi là mới mẻ để giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, vùng đất giàu bản sắc của Đắk Lắk. Tuy nhiên, cũng nên học hỏi tỉnh bạn để điều chỉnh, hoàn thiện chương trình phù hợp hơn”.

 


 Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Y Phôn Ksor

Hiện nay, Đắk Lắk cũng có sản phẩm văn hóa, du lịch tương tự với tên gọi “Âm vang đại ngàn”. Chất liệu nghệ thuật để dàn dựng chương trình này chủ yếu dựa trên vốn văn hóa – nghệ thuật truyền thống của các tộc người thiểu số tại chỗ, trong đó chủ đạo vẫn là dân tộc Êđê và M’nông với những tiết mục: hòa tấu cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống (đàn t’rưng, đàn đá, chinh kram, kèn đing năm, đing tút, đing pơng, tạc tà và sáo vỗ…) kèm múa hát dân gian được cách điệu và sáng tạo thêm. Song, theo nhìn nhận và đánh giá của những người từng tham gia xây dựng chương trình như Nghệ sĩ Nhân dân Y San Aleô, Nghệ sĩ Ưu tú Y Phôn Ksor: Chương trình “Âm vang đại ngàn” được công chúng và du khách đón nhận như một sản phẩm du lịch thuần túy với hoạt động trình diễn nghệ thuật trên sân khấu ước lệ và nhạt nhòa, vì thế chưa thật sự mang lại cho người thưởng thức cảm xúc chân thật và trọn vẹn. Từ sự ước lệ, nhạt nhòa của chương trình đã nhanh chóng khiến người xem nhàm chán. Và điều đáng lo ngại hơn là những giá trị cốt lõi của văn hóa cồng chiêng ở đây chưa hiện ra đầy đủ, chân thực và sinh động bởi chính mỗi một cộng đồng dân tộc tham gia thể hiện.

Theo anh Nông Hoàng Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh (đơn vị hiện đang đứng ra tổ chức Chương trình “Âm vang đại ngàn” vào hai tối thứ bảy/tháng), hạt nhân của chương trình vẫn là những nghệ nhân, nghệ sĩ của các đoàn, tổ chức chuyên biểu diễn văn hóa – văn nghệ trên địa bàn như: Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk; Nhóm biểu diễn nhạc cụ dân tộc của Trung tâm Văn hóa tỉnh; Đội chiêng trẻ Nhà lưu trú sắc tộc Têrêsa (Dòng tu nữ vương Hòa Bình – Giáo phận Buôn Ma Thuột) và một số đội chiêng tiêu biểu ở các huyện, thành phố. Đến nay, chương trình này vẫn nặng về hình thức trình diễn nghệ thuật hơn là tính cộng đồng/cộng cảm trong “môi trường thiêng” gắn với nghi lễ, nghi thức tín ngưỡng, tâm linh và hoạt động văn nghệ dân gian đặc sắc truyền thống. Hạn chế đó khiến Chương trình “Âm vang đại ngàn” thiếu chiều sâu – và dĩ nhiên không hấp dẫn, thu hút nhiều du khách, người dân đến tìm hiểu, trải nghiệm. Trung tâm Văn hóa tỉnh cho biết, bình quân hai kỳ trình diễn/tháng có từ 500 – 700 người tham dự và thưởng lãm, con số khá thấp so với kỳ vọng.

“Trông người mà ngẫm đến ta” để có sự học hỏi, điều chỉnh chương trình/sản phẩm du lịch trên là điều cần quan tâm. Trong đó vấn đề kết nối, khuyến khích các buôn làng người dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia và trao quyền tự quyết cho họ để xây dựng và thực hiện chương trình đúng với tinh thần cộng đồng (như Gia Lai đã làm) là gợi ý và cũng là mong mỏi của những người có tâm huyết với Chương trình “Âm vang đại ngàn” hiện nay và trong tương lai.

 

Phương Đình





Source link

Cùng chủ đề

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí; Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao. Trong suốt những...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ...

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để nghe: Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Nguyễn Thanh Hoàng – Chàng trai “đưa” Tây Nguyên đến với mọi miền

17:28, 11/05/2023 Là người con của vùng đất Đắk Lắk đầy nắng gió và cây xanh, thời gian qua, Tiktoker Nguyễn Thanh Hoàng đã không ngừng giới thiệu hình ảnh quê hương tươi đẹp đến với mọi người qua những thước phim sống động trên kênh Tiktok của mình. Nguyễn Thanh Hoàng sinh ra và lớn lên ở quê hương Tây Nguyên với nhiều ước mơ và hoài bão như bao bạn trẻ khác. Tuy nhiên anh không lựa...

Thúc đẩy tiếng nói chung

16:10, 18/05/2023 Diễn ra ngày 19/5 tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia, hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) lần thứ 32 đặt mục tiêu xây dựng một lập trường thống nhất và thúc đẩy hành động chung để giải quyết các vấn đề cấp bách của thế giới Arab. Hội nghị lần này diễn ra vào đúng thời điểm quan trọng khi thế giới Arab nói riêng và toàn khu vực Trung Đông - Bắc Phi nói...

Gần 400 trẻ em được khám sàng lọc dị tật vận động miễn phí

17:35, 12/05/2023 Trong 2 ngày 11 - 12/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với tổ chức nhân đạo Children Action (Thụy Sĩ) tổ chức khám sàng lọc miễn phí dị tật vận động cho trẻ em dưới 16 tuổi tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc và Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh. Công tác khám sàng lọc do Đoàn bác sĩ Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi đại học Toulouse (Pháp) và Bệnh viện Chỉnh hình La Fe...

Khẳng định vai trò tuổi trẻ

08:24, 26/03/2023 Năng động, sáng tạo, nhiệt huyết và khát khao cống hiến, thế hệ trẻ tỉnh nhà tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ghi dấu ấn Thông qua các phong trào tiêu biểu như: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”…, hoạt động Đoàn từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhiều cách làm sáng tạo, mô hình hiệu quả....

Thu hút đầu tư FDI: Vì sao vẫn khó?

08:03, 06/04/2023 Những năm gần đây, Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận các nhà đầu tư, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, theo đánh giá, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng cũng như tiềm năng của tỉnh. Mở cửa đón nhà đầu tư Không chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan, học hỏi các quốc...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Bắt trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu

Chiều 9/11, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động thông tin về việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phú Vinh (SN 1968, ngụ TP...

Ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu về Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(CLO) Chiều 9/11, tại Khu đô thị Eco Central Park TP Vinh, Báo Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu Cao trào Xô viết Nghệ...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo...

Quảng Ninh sửa ‘Cung con rùa’ chuẩn bị cho giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á

TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng...

Diễn viên chuyên trị phong cách độc lạ, ôm cây lên thảm đỏ là ai?

Thay vì dùng những chiếc túi, ví, trang phục hàng hiệu, nam diễn viên của "Hồng hà nữ sĩ" quyết định mang theo một cây tới thảm đỏ. Quốc Toàn trong "Trò đời 2": Diễn viên Quốc Toàn hào hứng với vai giang hồ lì lợmSau phim 'Thành phố ngủ gật' có cảnh nóng với chị vợ, Quốc Toàn hào hứng...

Mới nhất