(HBĐT) – Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Cao Phong thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn.
Du khách nước ngoài
tham quan hiện vật trưng bày tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, xã
Bắc Phong (Cao Phong).
Huyện chủ trương phát triển du lịch theo định hướng gắn du
lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, di sản thiên
nhiên, cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển các sản phẩm du lịch xanh,
thân thiện với môi trường, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống,
huyện đã duy trì và từng bước phát triển, hình thành các tour, tuyến du lịch
gồm: tuyến du lịch Bình Thanh – Thung Nai – lòng hồ sông Đà; tuyến du lịch Hợp
Phong – Dũng Phong – Thạch Yên; tuyến du lịch thị trấn Cao Phong – Hợp Phong
– Bắc Phong. Trên cơ sở đó, huyện đẩy
mạnh thu hút các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
các dự án du lịch trên địa bàn, nhất là giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng, ưu đãi thuê đất, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. Đẩy mạnh
thu hút các dự án đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ
dưỡng cao cấp… để phát triển những sản phẩm du lịch quy mô lớn và vừa, chất lượng
cao. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là
hệ thống giao thông, bến cảng, hạ tầng viễn thông, khu xử lý rác thải, nhà vệ
sinh công cộng… Đồng thời, định hướng xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái
gắn với các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao, di tích lịch sử – văn
hóa, khu, điểm du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh tạo thành các tour, tuyến du
lịch đa dạng, hấp dẫn để thu hút khách du lịch.
Công tác quy hoạch, xây dựng đề án phát triển du lịch được
triển khai thực hiện kịp thời, phù hợp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phát
triển du lịch của huyện. Công tác tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư được
đẩy mạnh, hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư. Đến nay, trên địa bàn huyện đã
thu hút được 9 dự án đầu tư phát triển du lịch, trong đó có 2 dự án đã đi vào
hoạt động là: Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xóm Tiềng, xã
Bắc Phong đầu tư từ năm 2007, tổng kinh phí đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, diện
tích hơn 30 ha; khu du lịch văn hóa, tâm linh tại quần thể hang động núi Đầu
Rồng, khu 3, thị trấn Cao Phong đầu tư từ năm 2014, tổng kinh phí đã đầu tư
143 tỷ đồng. Ngoài ra có một số dự án đã được cấp phép đầu tư là: Khu du
lịch nghỉ dưỡng sinh thái Bình Thanh tại xã Bình Thanh của Công ty CP Mora Group,
diện tích quy hoạch 13 ha, tổng vốn đầu tư 182,4 tỷ đồng; khu du lịch Parahills
Hòa Bình tại xã Bình Thanh, Thung Nai của Công ty CP Beru Group có diện tích quy hoạch 6,75 ha,
tổng số vốn đầu tư 149,361 tỷ đồng; khu du lịch sinh thái Thung Nai Peninsula
resort tại xã Bình Thanh, Thung Nai của Công ty CP đầu tư quốc tế Quang Minh có
diện tích quy hoạch 117 ha, tổng vốn đầu tư 318,104 tỷ đồng…
Để du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng, huyện Cao
Phong tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư kinh doanh phát triển du lịch. Tập trung huy
động các nguồn lực xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Tăng cường xúc tiến du lịch, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch,
bản sắc văn hóa truyền thống của huyện. Đẩy mạnh khai thác thị trường khách du
lịch nội địa; chú trọng liên kết với các công ty lữ hành, nâng cao chất lượng
các loại hình du lịch; khôi phục, xây dựng các nghề truyền thống, từng bước xây
dựng, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao để thu hút khách du lịch đến
với huyện. Xây dựng huyện Cao Phong trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du
lịch trong và ngoài huyện.
Đỗ Hà