Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMập mờ học phí đại học

Mập mờ học phí đại học


THÔNG TIN CÓ CŨNG NHƯ… KHÔNG

Đã gần một tháng kể từ khi Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành GD mầm non (gọi chung là tuyển sinh ĐH), nhưng cho đến nay rất ít trường công bố đề án tuyển sinh. Theo cán bộ phụ trách tuyển sinh của một số trường ĐH, sở dĩ trường chưa vội công bố đề án là bởi chưa có phương án thu học phí (HP). Thực tế cho thấy ngay cả với những trường đã công bố đề án thì phần nội dung liên quan HP cũng chỉ được ghi chung chung, nước đôi. Thậm chí có trường tuy có công bố, nhưng có cũng như… không.

Mập mờ học phí đại học - Ảnh 1.

Học phí là một trong những yếu tố phụ huynh và thí sinh cân nhắc khi nộp hồ sơ đăng ký vào trường ĐH nhưng lại đang gây bối rối cho nhiều phía

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội là một trong số những trường công bố đề án tuyển sinh ĐH 2023 sớm (từ ngày 20.3). Đề án bao gồm 78 trang, với các thông tin rất chi tiết. Tuy nhiên, ở trang 22, mục “HP dự kiến với sinh viên (SV) chính quy; lộ trình tăng HP tối đa cho từng năm (nếu có)”, thông tin trường cung cấp cho thí sinh chỉ vỏn vẹn chưa đến 3 dòng: “Thực hiện theo Nghị định (NĐ) số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8.2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”.

KHÔNG BIẾT THU THEO MỨC NÀO

Điều đáng nói là quy định trong NĐ 81 khá rộng, bao phủ nhiều trường hợp: cơ sở GD ĐH chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở GD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở GD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; chương trình đào tạo của cơ sở GD ĐH công lập đã được kiểm định. Đặc biệt, kể từ khi Chính phủ ban hành NĐ 81 đến nay thì các trường ĐH chưa một lần thực hiện nghị định, do 2 năm liền gặp đại dịch Covid-19 và năm vừa rồi là “hậu Covid”. Do đó, mức HP của các trường có thể chênh nhau nhiều lần. Thậm chí ngay trong một trường, cùng một khối ngành, và đều là chương trình đào tạo đại trà, HP cũng đã có thể chênh nhau vài ba lần do yếu tố chương trình đã được kiểm định hay chưa mà NĐ 81 đã đề cập.

Mập mờ học phí đại học - Ảnh 1.

Nhiều trường đại học đến nay chưa thông tin rõ ràng về học phí năm học tới vì chưa biết chỉ đạo về vấn đề này thế nào

Khi PV Thanh Niên hỏi về mức HP cụ thể cho năm học 2023 – 2024, một cán bộ của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội trả lời còn… bí hiểm hơn: “Nhà trường hoan nghênh các thí sinh tìm hiểu và dự thi vào Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Mọi nhu cầu tìm hiểu về trường, trong đó có vấn đề HP, thí sinh tìm hiểu trên website tuyển sinh hoặc cũng có thể đến trực tiếp bộ phận đón tiếp tại Văn phòng 1 của trường để được trả lời và tư vấn trực tiếp”.

Một số trường khác, dù đã thể hiện sự nỗ lực trong việc cung cấp thông tin về HP cho người học, nhưng lại không rõ ràng, do phải chờ… chỉ đạo.

Ngày 13.4, Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội quyết định phê duyệt đề án tuyển sinh ĐH của trường, trong đó ghi rõ, HP dự kiến với SV năm học 2023 – 2024 là 11,7 triệu đồng. Nhưng sau đó, một lãnh đạo của trường cho Thanh Niên hay sẽ bổ sung vào đề án nội dung: “Dự kiến HP theo quy định của Chính phủ ở thời điểm hiện tại là 11,7 triệu đồng/năm học/SV. Nhà trường sẽ điều chỉnh mức HP khi có quy định mới của nhà nước”. Được biết, 11,7 triệu đồng/SV/năm học là mức HP của năm học 2020 – 2021 với khối ngành kỹ thuật cho những trường chưa tự chủ, được quy định trong NĐ 85 (Chính phủ ban hành tháng 10.2015; NĐ 81 được ban hành nhằm thay thế NĐ 85).

Còn trong đề án của Trường ĐH GTVT (công bố từ ngày 7.2) thì đưa ra khá nhiều thông tin, nhưng người quan tâm phải dùng máy tính mới biết sẽ phải đóng bao nhiêu. Cụ thể, trường thông báo mức HP hiện tại mà nhà trường đang áp dụng cho từng khối ngành; sau đó thông báo dự kiến lộ trình tăng, Chính phủ cho phép tăng 23% nhưng trường dự kiến chỉ tăng 10% (nếu tính trung bình SV học 30 tín chỉ mỗi năm thì HP khối ngành kỹ thuật, toán và công nghệ thông tin là hơn 13,7 triệu đồng/SV; khối ngành dịch vụ là 11,7 triệu đồng/SV; khối ngành kinh tế là 11,2 triệu đồng/SV). Nhưng đoạn cuối của mục HP, đề án lại thêm câu: “Khi nhà trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tự chủ chi thường xuyên, HP sẽ thu theo đề án nhưng hệ đại trà không tăng quá 1,5 lần, hệ chất lượng cao không tăng quá 2 lần mức quy định HP theo Nghị định 81/NĐ-CP đối với các trường chưa tự chủ”. Nghĩa là HP bao nhiêu, hạ hồi phân giải!

Học viện Ngoại giao cũng mới công bố đề án, trong đó phần HP cũng cho biết là thực hiện theo NĐ 81. Trong đó, có 6/8 ngành đã đạt kiểm định nên nhà trường thu 4,4 triệu đồng/SV/tháng; 2 ngành chưa kiểm định thì thu 2,1 triệu đồng/SV/tháng. Học viện Ngoại giao là đơn vị công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Theo một cán bộ phụ trách đào tạo của Học viện Ngoại giao, nếu theo đúng lộ trình thu HP mà Chính phủ quy định trong NĐ 81, mức thu với 2 ngành chưa kiểm định là 2,4 triệu đồng/SV/tháng. Tuy nhiên, vì 2 năm học trước nhà trường thực hiện chủ trương chung của Chính phủ là không tăng HP, nên năm học tới cũng chỉ có thể tăng ở mức độ chấp nhận được so với năm ngoái.

CHỜ… CHỈ ĐẠO

Theo lý giải của các trường, sở dĩ chưa thể rõ ràng thông tin về HP năm học tới là bởi chưa biết chỉ đạo từ cấp trên về vấn đề này thế nào. Chính phủ ban hành NĐ 81 (tháng 8.2021) khi cả nước gặp đại dịch Covid-19. Vì thế, vừa ban hành NĐ 81 xong, Chính phủ lại phải yêu cầu các trường không được tăng HP với năm học 2020 – 2021.

Mập mờ học phí đại học - Ảnh 2.

Năm học 2022 – 2023 bắt đầu là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Ngay từ đầu năm học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thông tin trong các hội nghị chính thức là Bộ này đang đề nghị Chính phủ có văn bản yêu cầu các trường ĐH không tăng HP để chia bớt gánh nặng với người dân. Tuy nhiên, rất lâu sau đó vẫn không có văn bản chỉ đạo nào nên các trường đều phải thu HP theo lộ trình tăng được quy định trong NĐ 81 (nhưng lùi lại một năm, tức là mức thu thực tế của năm học 2022 – 2023 bằng mức thu NĐ 81 quy định cho năm học 2021 – 2022). Đến ngày 20.12.2022, Chính phủ mới ban hành Nghị quyết 165 về HP đối với các cơ sở GD-ĐT công lập năm học 2022 – 2023. Trong đó yêu cầu các cơ sở GD ĐH công lập giữ ổn định mức thu năm học này bằng với năm học 2021 – 2022.

Thực hiện Nghị quyết 165, hàng loạt trường ĐH phải ban hành lại quyết định về quy định mức HP năm học 2022 – 2023, đồng thời bố trí nhân sự tính toán mức HP đã thu thừa để trả lại cho SV. “Nếu vẫn thực hiện NĐ 81, các trường không thể áp nguyên quy định, tức là thu theo khung của năm học 2023 – 2024 trong NĐ 81. Bởi nếu như vậy HP sẽ tăng vọt, người dân sẽ phản ứng. Còn thu theo lộ trình lùi lại thì cụ thể như thế nào, Chính phủ phải chỉ đạo. Chứ bây giờ nhà trường không thể làm theo cách là cứ thu theo suy đoán chủ quan của đơn vị mình rồi sao đó hì hụi ngồi tính toán để trả lại tiền thừa cho SV”, một lãnh đạo trường ĐH phân tích.

Học phí các trường nước ngoài tại VN

Thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Trâm, Giám đốc tuyển sinh và hỗ trợ tài chính ĐH Fulbright VN, cho biết nhiều năm nay trường vẫn giữ nguyên mức HP 467,6 triệu đồng/năm và năm 2023 cũng vẫn như thế. Tuy nhiên, theo bà Trâm, hằng năm có đến 2/3 SV của trường được hỗ trợ các mức HP một phần hoặc toàn phần tùy vào hoàn cảnh khó khăn cụ thể.

Trong khi đó, tại ĐH RMIT, HP sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số môn SV học. Theo đó, mức HP áp dụng cho năm 2023, toàn khóa học là từ 288 – 384 tín chỉ tùy ngành học. Với ngành học gồm 288 tín chỉ mỗi năm, SV đóng 318,6 triệu đồng và toàn khóa là 955,9 triệu đồng. Với ngành học 384 tín chỉ (kỹ sư phần mềm, robot và cơ điện tử, kỹ thuật điện tử và hệ thống máy tính) thì mỗi năm SV đóng 318,6 triệu đồng và toàn khóa là 1,274 tỉ đồng.

Mỹ Quyên



Source link

Cùng chủ đề

Kiên Giang: Mức thu học phí bậc mầm non bán trú: 58.000 đồng/trẻ/tháng

Học phí năm học 2024-2025 của tỉnh Kiên Giang chia theo 2 địa bàn là phường, thị trấn và xã. Mức thu tính theo đầu người học, thu theo tháng, cao nhất là 125.000đ, thấp nhất là 42.000đ. ...

Học phí mầm non bán trú vùng dân tộc thiểu số và miền núi 65.000đ/trẻ/tháng

Mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nếu học bán trú là 65.000đ/trẻ/tháng, không bán trú...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm 2 thi thể mất tích được tìm thấy trong vụ sạt lở ở Nậm Tông

Hôm nay 17.9, thêm 2 thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, H.Bắc Hà (Lào Cai) đã được tìm thấy.   Theo tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn H.Bắc Hà, đến 17 giờ chiều nay, đã tìm được thêm 2 người mất tích, hiện chưa xác định được danh tính trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông. Các lực lượng tìm kiếm người...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Cùng chuyên mục

Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn

Ngày 17/9, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược nhiệm kỳ Đại hội 13 là phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao), đội ngũ thầy, cô giáo giữ vai...

Bộ GDĐT đề nghị các trường đại học miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh,...

Học sinh ở Hà Nội ngã từ tầng 3 xuống sân trường

Sáng 17/9, nam sinh V.V.Đ - học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Đại Thắng, (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chơi đùa trong giờ ra chơi và ngã từ tầng 3 xuống sân trường. Ngay sau khi phát hiện sự việc, giáo viên cùng nhân viên phòng y tế đã hỗ trợ đưa nam sinh đi cấp cứu. Chiều 17/9, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên xác nhận sự việc và cho biết...

Hơn 150.000 học sinh bước vào năm mới

Chung vui cùng giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, tỉnh Ninh Thuận đã thành lập nhiều đoàn đại biểu của tỉnh đến dự và chúc mừng lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh; các cấp chính quyền địa phương cũng có các đoàn đại biểu dự lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo ghi nhận của phóng viên, buổi lễ khai giảng tại các...

Mới nhất

VN-Index tăng mạnh nhất 1 tháng nhờ dòng tiền khối ngoại

VN-Index tăng 19,69 điểm trong phiên ngày 17/9, đánh dấu phiên giao dịch tích cực nhất trong vòng 1 tháng qua, nhờ dòng tiền nước ngoài tích cực rót vào cổ phiếu vốn hoá lớn. VN-Index mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong sắc...

Ninh Dương Lan Ngọc đi từ thiện Trung thu

Ninh Dương Lan Ngọc thiện nguyện mùa Trung thuTrên trang cá nhân, Ninh Dương Lan Ngọc chia sẻ loạt hình cô đi tặng quà, chia sẻ niềm vui với các bệnh nhi đang điều trị bệnh dịp Trung thu. Nữ diễn viên nói: "Hạnh phúc khi mang lại niềm vui nhỏ đến với các bé".Được biết, Lan Ngọc...

Mới nhất