Trang chủDestinationsGia LaiTrăm năm chợ Đồn | Báo Gia Lai điện tử

Trăm năm chợ Đồn | Báo Gia Lai điện tử



(GLO)- Hơn 100 năm hiện diện trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo, hiếm có ngôi chợ nào thân phận lại nổi nênh tựa phận người như chợ Đồn (thị xã An Khê). Trăm năm ấy cũng chứng kiến biết bao thăng trầm của con người và vùng đất võ nơi thượng nguồn sông Ba. Bởi vậy, cái tên chợ Đồn còn như một di sản trong lòng người dân An Khê.

Phận nghèo kẻ chợ

Ngồi uống trà dưới mái hiên ngôi nhà cổ trăm tuổi số 1806 Quang Trung (thị xã An Khê), ông Nguyễn Tấn Lợi cho biết, cách đây 2 căn nhà là khu vực chợ Đồn trước kia chứ không phải ở vị trí như hiện nay. Sau nhiều lần dời vị trí, từ năm 2003, chợ mới chính thức được xây dựng khang trang sát đình An Cư (phường An Bình, thị xã An Khê). Nếu xuôi theo quốc lộ 19 về hướng đèo An Khê, chợ nằm bên tay trái ngay đầu thị xã.

Trăm năm chợ Đồn  ảnh 1

Chợ Đồn. Ảnh: H.N

Ông Lợi kể: “Căn nhà này đã trên 100 năm tuổi, nhưng chợ Đồn hình thành trước khi ông nội tôi dựng nhà, nghĩa là “có tuổi” hơn cả ngôi nhà cổ này. Tôi nghe ông nội kể lại rằng, chợ cách đồn lính xưa không xa, xung quanh người dân dựng ki ốt bán các hàng hóa, cảnh mua bán tấp nập. Trước năm 1975, mẹ tôi cũng có 1 ki ốt cạnh chợ chuyên bán thuốc lá Salem và nước giải khát Cocacola. Cảnh ngoài là vậy, còn bên trong chợ Đồn lại trái ngược. Chợ Đồn là chợ của dân nghèo, hàng hóa chủ yếu chỉ có rau dưa, mắm muối”.

Những bậc cao niên ở phường An Bình vẫn giữ những ký ức khó mờ phai về chốn kẻ chợ. Ông Dương Văn Ưng (SN 1939, thường gọi là ông Hai Tiết) hồi nhớ: “Tôi từ Bình Định lên An Khê năm 1960 theo chính sách di dân. Khi đó, chợ Đồn nằm sát ngôi nhà cổ của dòng họ Nguyễn bên quốc lộ 19. Chợ của dân nghèo nên hàng hóa cũng nghèo, chủ yếu bán buôn rau, củ, quả do người dân làm ra chứ không có của ngon vật lạ gì. Người Bahnar các làng ở sâu trong núi, thỉnh thoảng mang ra chợ củi đốt, lá trầu không, rễ cây (ăn trầu)… để trao đổi hàng hóa với người Kinh. Cũng có khi họ mang sản vật như mật ong, măng le, không mấy khi thấy sừng hươu nai, ngà voi. Lính Mỹ có khi lân la đến hỏi mua hoặc đặt làm ống điếu từ tre già dài đến mấy mét để hút cần sa”.

Nhớ lại cảnh chợ xưa, ông Hai Tiết cũng không quên hình ảnh những chiếc xe lam, xe ngựa đợi khách trước khu vực chợ Đồn. Hồi đó, chỉ gia đình nào khá giả, muốn có bữa ăn “tươi”, hoặc khi giỗ chạp mới phải xuôi xuống chợ An Khê cách đó 4-5 km. Bởi lúc đó giá 1 cuốc xe lam là 3 đồng, xe ngựa rẻ hơn cũng mất 1 đồng rưỡi. “1 đồng rưỡi thời ấy mua được 2 ký gạo nên dân nghèo không mấy ai đi xe trừ khi có việc cần”-ông nói.

Trăm năm chợ Đồn  ảnh 2

Bà Tám Thu có nhiều năm bán hàng mã ở chợ Đồn. Ảnh: H.N

Trong ký ức của chị Trương Thị Lành (SN 1976), chợ Đồn thu nhỏ trong hình ảnh người mẹ nghèo-bà Nguyễn Thị Hồng Tuyến. Lúc 6-7 tuổi, chị đã theo mẹ ra chợ và lớn lên cùng gánh hàng rau. Hồi đó, chợ Đồn nhóm họp trên bãi đất trống ngay trước đình Tân An. Mẹ chị có gánh hàng bán rau heo. Mẹ là người nhanh nhẹn, tháo vát, nhưng quanh năm buôn bán mà cái khó khổ vẫn đeo bám. Hồi đó, đi buôn nhưng không có lấy một đồng vốn. Sáng ra, mẹ chị lấy rau của người ta, bán hết đến cuối ngày mới trả tiền, có đồng lời nào dành mua mắm muối nuôi con. Không hiểu hết nỗi khổ của người mẹ nghèo, nhiều lần bị mẹ cáu bẳn, chị không khỏi tủi thân. “Ba tôi mất khi má đang mang bầu đứa em trai. Một mình má với gánh rau heo ở chợ nuôi bầy con thật không dễ dàng gì. Từ nhỏ, tôi đã ra chợ phụ má bán buôn, còn thường bị má la nên rất tủi thân, không khỏi than trách phận nghèo. Sau này, khi tự lập bán buôn, lập gia đình, làm mẹ của 2 đứa con, tôi mới hiểu hết nỗi vất vả, lo toan của má”-chị Lành rưng rưng kể.

Di sản ký ức

Chị Trương Thị Lành cũng là thế hệ tiếp nối ở ngôi chợ có lịch sử trăm năm này. Năm 2023 là dấu mốc chẵn 20 năm chợ Đồn được xây mới khang trang, có khu nhà lồng với đủ mặt hàng chứ không còn là một chợ nghèo thuở trước. Từ quốc lộ 19 nhìn vào chợ là những sạp trái cây, hoa tươi bày biện với đủ màu sắc bắt mắt. Chị Lành cho hay: “Trước đây, tôi bán nước mía, các loại chè đậu truyền thống ngay trước cổng chợ. Bán chè nhìn qua tưởng nhàn nhã, vậy nhưng lại rất cực. Sáng phải dậy lúc 3-4 giờ để hầm đậu trên bếp củi thì mới bở bùi, thơm ngon hơn so với hầm nồi áp suất. Sau đó, tôi chuyển qua sạp trái cây, hoa tươi, vừa bán buôn, vừa công quả cho đình An Cư ngay cạnh chợ và một số đình, chùa khác”. Ở tuổi 47, chị Lành vẫn giữ được nét duyên dáng từ sắc vóc đến lối nói chuyện dịu dàng, nhỏ nhẹ. Sạp trái cây, hoa tươi như một bức tranh đa màu sắc, cùng hình ảnh giản dị, gần gụi của những tiểu thương như chị Lành trở thành điểm nhấn của chợ Đồn ngay khi khách bước vào. Từ sạp hàng này, chị Lành nuôi 2 con học đại học. Con gái lớn của chị đã ra trường và đang làm việc cho một cửa hàng trang sức, đá quý tại TP. Hồ Chí Minh; còn con trai đang học năm thứ 2 đại học ngành Quản trị kinh doanh.

Trăm năm chợ Đồn  ảnh 3

Chị Trương Thị Lành là thế hệ nối tiếp bán buôn ở chợ Đồn với sạp trái cây, hoa tươi ngay đầu chợ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Dực: “Hồi nhỏ, mẹ thường đặt tôi lên một bên quang gánh, còn một bên là hàng xén gánh ra chợ. Ký ức chợ quê in đậm trong tâm hồn tôi. Sau này, tôi thường đi chợ quê là vậy, không phải để bán mua mà để tìm lại những cảm xúc, ký ức thân quen. Đi chợ để nghe những lời chào mời, thăm hỏi, lắng nghe thanh âm cuộc sống rất đời ở chợ”.

Đi sâu vào bên trong, chợ Đồn không khác nhiều với những ngôi chợ truyền thống. Thế nhưng, nếu dành thời gian để tìm hiểu, ta sẽ nhìn thấy rõ lịch sử, văn hóa của vùng đất giàu trầm tích An Khê trong từng sạp hàng ở đây. Ví như sạp hàng mã đầy màu sắc của bà Tám Thu. Người phụ nữ ở tuổi 77 và trải qua không ít lần bạo bệnh này đã gắn bó với sạp hàng mã nhiều chục năm rồi. Vậy nên, bà Tám Thu thuộc lòng những nghi lễ mà người dân vùng đất Tây Sơn Thượng đạo duy trì. Mỗi dịp có lễ lạt truyền thống cũng là lúc sạp hàng mã của bà “đắt như tôm tươi”.

Bà Tám Thu cho rằng, hiếm có vùng đất nào mà hệ thống đình làng, chùa, miếu dày đặc như vùng đất này. Cùng với đó là hệ thống nghi lễ, cúng tế gắn với tín ngưỡng dân gian vẫn được người dân duy trì từ hàng trăm năm qua, chưa kể ngày rằm, cúng Thanh minh… Bà Tám Thu chia sẻ: “Dịp cuối năm, nhất là tháng 11, 12 âm lịch là thời điểm buôn bán đắt nhất. Tui xếp giấy, vàng mã, đồ tế lễ… thành bộ hầu như từ sáng đến tối, nhiều khi mỏi nhừ đôi tay. Người Việt vùng An Khê vẫn giữ khá nhiều nghi lễ gắn với tín ngưỡng thờ cúng dân gian, là nét văn hóa riêng. Khi nào văn hóa ấy còn thì sạp hàng mã của tui còn”. Bà Tám Thu cho biết thêm, bán hàng mã còn có cái vui ngoài kế mưu sinh. Mỗi lần xếp giấy, xếp đồ lễ cho người ta, bà không chỉ hiểu về đời sống tinh thần của người dân mà như được kết nối với truyền thống, với nguồn cội vậy.

Một số bậc cao niên hay ngay cả người bán buôn trong chợ Đồn cũng không hiểu rõ gốc gác của ngôi chợ có lịch sử trăm năm. Ông Hai Tiết cho rằng, người Việt tới đâu sẽ hình thành chợ ở đó. Nhưng hiếm có ngôi chợ nào dời vị trí nhiều lần nhưng vẫn giữ tên gọi và “hồn cốt” như chợ Đồn. Và, đối với lớp người như ông Hai Tiết, bà Tám Thu hay cả thế hệ sau này, chợ Đồn là một di sản, không chỉ của ký ức. Nhắc tới chợ Đồn là nhắc đến lớp dân nghèo nói riêng, cùng bao câu chuyện về đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên vùng đất thượng nguồn sông Ba suốt nhiều thập kỷ.



Source link

Cùng chủ đề

Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM

Bộ Y tế vừa có công văn số 6881/BYT-DP chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM. Tin mới y tế ngày 7/11: Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCMBộ Y tế vừa có công văn số 6881/BYT-DP chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM. ...

Man City thua ngược Brighton, Guardiola chạm mốc kém nhất sự nghiệp

Man City thất bại với tỷ số 1-2 trên sân của Brighton ở vòng 11 giải Ngoại Hạng Anh. Lần đầu tiên dưới thời huấn luyện viên Pep Guardiola, Man City trải qua 4 trận thua liên tiếp.Dù phải đá trên sân khách và không có đội hình mạnh nhất, Man City vẫn nhập cuộc ở thế tấn công chủ động. Trong hiệp một, thủ môn Bart Verbruggen của Brighton có tới 4 pha cứu thua.Đội chủ nhà...

Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026

Hầu hết công trình hạ tầng thuộc 4 dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ lần lượt hoàn thành trong quý I, quý II/2026. Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026Hầu hết công trình hạ tầng thuộc 4 dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ lần...

Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global Gate

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) hoàn thành vào tháng 7/2025 sẽ là biểu tượng mới của Thủ đô, tạo thêm động lực tăng trưởng, đồng thời là lực đẩy kích hoạt làn sóng nhà đầu tư đổ về Vinhomes Global Gate khai thác “mỏ vàng” từ nền kinh tế Expo. Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia: Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global GateTrung tâm Hội chợ...

Chấm dứt tình trạng viêm mũi xoang tái phát kéo dài 1 năm bằng phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi

Hơn 1 năm trở lại đây, nam thanh niên 36 tuổi ở Hà Nội trải qua biết bao đợt khó chịu như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu… đã điều trị bằng thuốc nhưng không đỡ. Đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, sau khi tìm chính xác nguyên nhân, bệnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa). Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Vụ nổ súng ở Khánh Hòa: Nghi phạm là con rể ‘hờ’ | Báo Gia Lai điện tử

Nghi phạm vụ nổ súng bắn người ở Khánh Hòa đang chung sống như vợ chồng với con gái của nạn nhân.

Bài đọc nhiều

Khướu Ngọc Linh – loài chim đặc hữu cần bảo vệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Khướu Ngọc Linh là loài chim đặc hữu, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đây là một trong những loài chim đẹp và quý hiếm được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Tuy nhiên, số lượng loài này ngày càng suy giảm nhanh chóng, rất cần sự chung tay bảo vệ...

Sóc Bom Bo níu chân du khách | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, người dân Bom Bo không kể già trẻ, trai gái, ngày hay đêm tập trung giã gạo nuôi quân đánh đuổi quân thù.

Khám phá hang động ‘ngôn tình’ trên vịnh Hạ Long | Báo Gia Lai điện tử

Hang Trống là một trong những tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho di sản thế giới vịnh Hạ Long.

Hàng trăm ha lúa Đông Xuân thiếu nước tưới cục bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam (GLO)- Thời gian qua, thời tiết nắng nóng khiến mực nước tại các sông suối, ao hồ giảm nhanh. Theo đó, hàng trăm ha lúa nước vụ Đông Xuân 2022-2023 đang trong giai đoạn làm đòng bị thiếu nước tưới cục bộ dẫn đến năng suất giảm hoặc mất trắng. Đồng khô, lúa khát nước tưới Theo...

Đoàn công tác tỉnh Gia Lai thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Ngày 31-5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567-Dương lịch 2023, đoàn công tác của tỉnh Gia Lai do bà Vũ Thị Thu-Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồngDự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. ...

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh...

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Mới nhất