Hội thảo đã nhận được 33 bài tham luận của đại biểu các cơ quan Quân khu 9; đại biểu ban ngành, đoàn thể, các nhà trường và các nhà khoa học.
Các ý kiến tham luận tập trung vào 7 nội dung gồm: Đổi mới phương pháp giảng dạy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các đối tượng học viên ở nhà trường hiện nay; kinh nghiệm trong đổi mới và phương pháp giảng dạy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay; thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa, bổ trợ trong học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhà trường; kết quả, kinh nghiệm trong nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng LLVT địa phương; các giải pháp nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục; đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở đơn vị cơ sở; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở nhà trường hiện nay.
Đại tá Phạm Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường quân sự Quân khu 9 cho biết: “Kết quả của hội thảo sẽ giúp nhà trường, các nhà khoa học, nhà quản lý có cái nhìn khách quan, chính xác về vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục và đào tạo hiện nay”. Từ đó, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; đa dạng hóa hình thức đấu tranh bảo vệ nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin, chủ động nắm bắt âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội chính trị; xây dựng luận cứ đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”.
Tin, ảnh: NGUYỄN ĐƯỜNG