Trang chủNewsThế giớiG7 giữa thách thức và cơ hội gắn kết mới

G7 giữa thách thức và cơ hội gắn kết mới


Hôm qua (18.5), Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Nhật Bản để chuẩn bị dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Ngay trước thềm hội nghị, ông Biden đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Qua cuộc gặp, 2 bên tiếp tục đưa ra những cam kết mạnh mẽ về việc phối hợp ứng phó các vấn đề trên thế giới như chiến sự Ukraine, thách thức ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây cũng là những chủ đề dự kiến nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này.

Cạnh tranh ảnh hưởng

Cùng ngày 18.5, trả lời Thanh Niên, GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản; Học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore) chỉ ra: “Hội nghị năm nay có nhiều khách mời từ khu vực mà gần đây được gọi là “nam bán cầu” (thường được dùng chỉ chung các nước đang phát triển và các nước mới nổi ở khu vực Trung – Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á, hay Đông Nam Á)”.

Điều này xuất phát từ bối cảnh chung của thế giới, như ông phân tích: “Trung Quốc và Nga đang cố gắng tranh thủ các quốc gia khác trong BRICS (nhóm gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nhằm hình thành một đối trọng ngoại giao đối với liên minh đang phát triển giữa các thành viên NATO và nhóm “Bộ tứ” (Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ). Khối châu Phi và khối các đảo Thái Bình Dương có rất nhiều đại diện trong LHQ. Việc Trung Quốc theo đuổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiếp cận quân sự tới 2 khu vực vừa nêu, khiến Nhật Bản và các đồng minh nghi ngờ. Tokyo đang hướng đến chống lại chính sách ngoại giao viện trợ mà Bắc Kinh tiến hành. Trong khi đó, Ấn Độ đã thể hiện chính sách đối ngoại tự chủ, điển hình như trong chính sách đối với Nga vào thời điểm phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow”.

G7 giữa thách thức và cơ hội gắn kết mới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Fumio Kishida hội đàm song phương vào ngày 18.5, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7

Các yếu tố gắn kết

Cũng trả lời Thanh Niên, TS Timothy R.Heath (chuyên gia nghiên cứu cấp cao, Tổ chức RAND, Mỹ) dự báo: “Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, G7 có thể chỉ đạt được những đồng thuận khiêm tốn liên quan Trung Quốc, do những bất đồng về mức độ các nước sẵn sàng mạo hiểm trong việc đối phó với Trung Quốc. Họ có thể đưa ra một tuyên bố chung chỉ trích “sự ép buộc kinh tế” mà có lẽ sẽ không đề cập Trung Quốc”. “Có lẽ, quan trọng hơn tại thượng đỉnh G7 lần này sẽ là các thỏa thuận về tăng cường an ninh”, TS Heath nhận định thêm.

Trong khi đó, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) đánh giá: “Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo G7 tại Hiroshima sẽ đưa ra tuyên bố rõ ràng về hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và thúc giục Trung Quốc đại lục hành động có trách nhiệm trong cam kết với Đài Loan cũng như đối với khu vực. G7 cũng sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác với Trung Quốc về biến đổi khí hậu, đối phó với phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là vấn đề CHDCND Triều Tiên, cũng như các lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác như phối hợp chính sách kinh tế để đối phó với suy thoái liên quan khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hậu đại dịch Covid-19”.

G7 giữa thách thức và cơ hội gắn kết mới - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Fumio Kishida hội đàm tại Hà Nội vào ngày 1.5.2022

Theo ông Nagy, nhóm G7 đã suy giảm tương đối trong những năm qua. “Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến nhóm trở nên gắn kết hơn nhiều sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, và tác động từ chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Các diễn biến này đã chứng minh lợi ích của nhóm trong việc phối hợp trừng phạt kinh tế và tài chính, ngoại giao nhằm vào Nga”, GS Nagy phân tích và cũng chỉ ra những yếu tố để gắn kết G7.

Theo đó: “Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua phía nam bán cầu cũng đã dao động. Chúng tôi thấy ngày càng nhiều quốc gia mới nổi đặt câu hỏi về đầu tư BRI, tìm kiếm sự minh bạch hơn và cách tiếp cận dựa trên quy tắc đối với các thỏa thuận trong sáng kiến này. Điều đó tạo ra những thách thức nhằm vào ảnh hưởng của Trung Quốc ở “nam bán cầu” thông qua BRI”.

Cũng theo GS Nagy, ảnh hưởng của cả G7 lẫn Trung Quốc ở nam bán cầu đều đang suy giảm tương đối, vì cả hai nhóm hoặc cả hai sáng kiến đều không cung cấp đủ những thứ mà phía nam bán cầu trực tiếp cần. Trong khi đó, Moscow và Bắc Kinh đang ngày càng gắn kết hơn. EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand hiểu rằng cuộc xung đột Ukraine dẫn đến sự phân nhánh đối với trật tự quốc tế.

“Mỹ dưới thời Tổng thống Biden đã thể hiện khả năng dẫn dắt phương Tây, khi vừa là một đối tác an ninh và cũng là một nhà lãnh đạo ngoại giao trong việc tập hợp nhiều nước đối phó với những thách thức nghiêm trọng nhằm vào trật tự quốc tế. Châu Âu nhận thấy không có công cụ an ninh để đối phó với Moscow, nên cần phối hợp chặt chẽ với Mỹ. Ngoài ra, Mỹ có khả năng phục hồi, sự linh hoạt và năng động về kinh tế, nên EU hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ”, GS Nagy phân tích.

Còn tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ông cho rằng yếu tố gắn kết giữa G7 với một số đối tác chính là sự lo ngại về các rủi ro. Ông nhận định: “Về mặt phối hợp ngoại giao, Nhật Bản và Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Canada cũng hợp tác với nhau về điều mà Mỹ đặt ra là khả năng xung đột trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương xung quanh các vấn đề Đài Loan, quần đảo quân sự hóa ở Biển Đông, hoặc có khả năng xảy ra xung đột ở Biển Hoa Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nhật, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

Sáng nay (19.5), Thủ tướng Phạm Minh Chính rời sân bay Nội Bài (Hà Nội) tới Hiroshima (Nhật Bản) tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (G7 Summit) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 – 22.5 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Nhóm G7 được thành lập năm 1976, gồm 7 nước có nền công nghiệp tiên tiến là Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Ý.

Đây là lần thứ 3 VN tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.

Lần này, VN là một trong 2 nước Đông Nam Á (VN và Indonesia) tham dự. Ngoài VN, khách mời của hội nghị có lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế. Hội nghị gồm 3 phiên, với các chủ đề: hợp tác xử lý đa khủng hoảng (tập trung vào các chủ đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới); nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững (tập trung vào các chủ đề khí hậu, môi trường và năng lượng) và hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng (tập trung vào các chủ đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương).

Nhân dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hội đàm với Thủ tướng Fumio Kishida, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp và bạn bè Nhật Bản để cùng trao đổi các hướng đi, biện pháp nhằm tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng VN – Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tham dự hội nghị cũng là dịp để Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế để thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi các vấn đề cùng quan tâm. 

Mai Hà



Source link

Cùng chủ đề

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Ông Biden không ân xá cho con trai

Con trai của Tổng thống Joe Biden nhận các trọng tội về thuế và súng mà không có thỏa thuận khoan hồng, và có thể phải đối mặt với mức án lên tới 17 năm tù. Thẩm phán dự kiến ra phán quyết vào tháng 12.Jean-Pierre nói thêm, bà không có bình luận nào về lệnh ân xá mà tổng thống dự định ban hành vào cuối nhiệm kỳ, bao gồm ân xá đối với bất kỳ viên chức...

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới & Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman – 55 tuổi, một công dân Mỹ gốc Do Thái đang sinh sống tại Mỹ – người đã từng tham gia vận động tranh cử trong nhiều kỳ bầu cử Tổng thống và đã đoán trúng ứng viên Donald Trump sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt năm nay.

tốn kém, sít sao nhưng rồi nhanh ngã ngũ

Người thắng cử Donald Trump đã nhận được lời chúc mừng, người thua cuộc Kamala Harris cũng đã lên tiếng. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 từ chỗ tốn kém nhất, sít sao và nhiều bước ngoặt nhất đã ngã ngũ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diện váy cúp ngực siêu tôn dáng như Lưu Diệc Phi, Bạch Lộc

Váy cúp ngực được nhiều chị em ưa chuộng bởi thiết kế gợi cảm và cực kỳ...

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tối 11.11. ...

Nêu ý tưởng kỳ quặc về phụ nữ, chính khách Nhật Bản xin lỗi

Lãnh đạo đảng Bảo thủ tại Nhật Bản Hyakuta Naoki vừa phải xin lỗi vì đã đặt vấn đề cấm phụ nữ kết hôn và phải triệt sản. ...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày nhà giáo và có đề nghị bất ngờ…

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 1, TP.HCM đã viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 và thay vào đó là một đề nghị khá bất ngờ... ...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Cùng chuyên mục

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tối 11.11. ...

Nêu ý tưởng kỳ quặc về phụ nữ, chính khách Nhật Bản xin lỗi

Lãnh đạo đảng Bảo thủ tại Nhật Bản Hyakuta Naoki vừa phải xin lỗi vì đã đặt vấn đề cấm phụ nữ kết hôn và phải triệt sản. ...

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Mới nhất

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê ‘da ngăm, não ngắn’

Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024: Thanh Thủy từng đạt học bổng đầu vào đại học, được tham gia trao đổi sinh viên ở Ubon Ratchathani University (Thái Lan), đoạt...

Những phần trình diễn mang vương miện về cho tân Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy

(Dân trí) - Tại chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy thể hiện rất chuyên nghiệp, tự tin để giành vương miện cao nhất. Ở từng phần thi, người đẹp Việt Nam đều thể hiện được khí chất hoa hậu. Ở chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024 tại Tokyo (Nhật Bản), chiều tối 12/11, Thanh...

Hấp dẫn giải bóng rổ sinh viên toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng

Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2024 khu vực miền Trung đã chính thức khởi tranh tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo sinh viên từ khắp nơi đến thi đấu và cổ vũ, tạo nên bầu không khí sôi động. ...

Hiệu trưởng xin không nhận quà 20-11 mà đổi thành tập, sữa cho học sinh

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ xin không nhận hoa, quà ngày 20-11, mà đổi thành tập, sữa… cho học sinh. ...

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Theo Tập đoàn Trí Nam, sự cần thiết của hoạt động khuyến nông là đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; Tạo đìều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường...

Mới nhất